Hầu hết trong đời, mọi người đều từng mơ; thậm chí người mù cũng mơ. Tần suất nhớ lại được giấc mơ có thể khác nhau tùy người hoặc thậm chí phai mờ dần theo từng thời điểm khác nhau trong đời. Giấc mơ là một chuỗi các suy nghĩ, hình ảnh, hoặc cảm giác xuất hiện trong tâm trí khi ngủ. Đây là một chức năng của não bộ. Mơ xuất hiện khi một số khu vực nhất định của não được kích hoạt qua các chuỗi xung điện và hoạt động của các chất hóa học.
Giấc mơ sống động – như kiểu một bộ phim mà trong đó bạn là diễn viên chính vậy – có liên quan đến giấc ngủ. Giai đoạn này của giấc ngủ được phát hiện ra lần đầu tiên bởi TS. BS. William Dement, ông được coi là cha đẻ của ngành y khoa chuyên về giấc ngủ. Chuyển động mắt nhanh gây ra bởi hoạt động cao độ trong não bộ. Trong thực tế, năng lượng (và lượng glucose) não bộ sử dụng trong trạng thái liên đới giữa những giấc mơ sống động và giấc ngủ mắt chuyển động nhanh cũng nhiều như lúc tỉnh. Các cơ kiểm soát chuyển động mắt hoạt động.
Xem : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2021
Ngủ là nhu cầu sinh học của con người. Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau một thời gian hoạt động.
Giấc ngủ là trạng thái giảm hoạt động vận động và sự cảnh tỉnh làm thay đổi nhiều hoặc ít một cách thường xuyên tình trạng thức ở các loài động vật cao cấp. Kèm theo những thay đổi các chức năng cơ thể khác nhau, đặc biệt là chức năng của hệ thống thần kinh thực vật cũng như các thay đổi trong hoạt động điện não.
Giấc ngủ bình thường ở người kéo dài từ 7-8 giờ (Khoảng trung bình dao động từ 4-11 giờ) trung bình một đêm, khi ngủ dậy thấy tinh thần thoải mái, khỏe mạnh.
Có một số cách giải thích cho việc không nhớ ra mình mơ gì. Đầu tiên, có thể là giấc ngủ (sự liên đới giữa những giấc mơ sống động và giấc ngủ mắt chuyển động nhanh được gọi là - REM ) không xuất hiện (hoặc ít nhất là không xuất hiện nhiều như lúc thường). Một số thuốc điều trị có thể làm hạn chế xuất hiện giấc ngủ REM. Đặc biệt là thuốc chống trầm cảm dường như có ảnh hưởng mạnh mẽ lên việc trì hoãn xuất hiện hoặc giảm thiểu lượng giấc ngủ REM. Chất có cồn cũng có thể làm cản trở giấc ngủ REM, ít nhất là trong thời gian thuốc còn tác dụng.
Nếu giấc ngủ REM xuất hiện thì ta có thể sẽ không thể nhớ lại những giấc mơ sống động gắn liền với giấc ngủ này. Nếu xuất hiện sự chuyển tiếp từ giấc ngủ REM sang giai đoạn khác của giấc ngủ (thường gặp nhất là giai đoạn 1 hoặc 2), trước khi lấy lại ý thức đầy đủ, thì giấc mơ có thể bị quên đi.
Theo lẽ thường, giấc mơ sẽ phai mờ nhanh chóng sau khi tỉnh dậy. Các sóng điện và những chất hóa học hình thành trải nghiệm về giấc mơ có thể biến mất khi ta tỉnh dậy, như kiểu một tin nhắn được viết trên một tấm gương phủ sương biến mất dần khi hơi sương bay đi. Ta vẫn có thể nhớ lại một số chi tiết của giấc mơ vào ngày hôm sau nhưng có lẽ chỉ khi nó bị khơi dậy bởi một trải nghiệm nào đó làm kích hoạt trở lại vùng nhất định nào đó trong não bộ mà đêm qua đã tạo ra giấc mơ này.
Những giấc mơ đặc biệt đáng nhớ có thể tạo ra một ấn tượng kéo dài đến nhiều thập kỷ. Kể lại giấc mơ với người khác có thể giúp ổn định trí nhớ. Giấc mơ (hay ác mộng) có liên quan đến những cảm xúc sâu đậm như nỗi sợ hãi có thể cũng sẽ kẹt lại trong tâm trí. Hạch hạnh nhân là một khu vực trong não có thể giúp khơi dậy những giấc mơ chất đầy cảm xúc này.
Các rối loạn giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng lên khả năng nhớ lại giấc mơ. Chứng ngưng thở lúc ngủ không được điều trị có thể góp phần gây phá vỡ giấc ngủ REM khi việc thở khó xuất hiện do cơ đường dẫn khí không được thư giãn. Đối với một số người, điều này có thể làm tăng khả năng nhớ lại giấc mơ (bao gồm những giấc mơ mình bị đuối nước hay ngạt thở). Chứng ngưng thở lúc ngủ có thể cũng dẫn đến thiếu hụt giấc ngủ REM và điều trị bằng máy CPAP (Máy áp lực dương liên tục) có thể gây ra phản ứng giấc ngủ REM dội ngược. Người mắc chứng ngủ rũ cũng trải qua những tình trạng chuyển tiếp giấc ngủ bất chợt, góp phần tác động vào khả năng nhớ lại giấc mơ, ảo giác liên quan đến giấc ngủ, và bóng đè. Thói quen ngủ không tốt, căng thẳng, và các bệnh lý tâm thần có thể cũng làm phá vỡ giấc ngủ và làm tăng hiện tượng mơ và nhớ lại giấc mơ.
Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng
Hiện tượng ngủ mơ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tùy theo sức khỏe của mỗi người. Do đó, không có tiêu chuẩn nào áp dụng chung cho tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đa số trường hợp nếu thi thoảng ngủ mơ không có quy luật, hoặc khi mệt mỏi thì không tính là bệnh lý. Nếu trạng thái ngủ mơ diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại và gây mệt mỏi thì có thể coi như trường hợp đó là ngủ mơ bệnh lý cần điều trị.
Nguyên nhân của ngủ mơ
Do tâm lý mà người đó đang gặp phải: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…
Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..
Tuy nhiên, ở một số trường hợp là triệu chứng của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt…
Khi nào thì ngủ mơ do bệnh lý?
Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.
Một số trường hợp gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ…
Ngủ mơ thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Gây mệt mỏi, không thoải mái khi tỉnh giấc
Có người mơ đến sáng mới thức dậy, nhưng có người lại thức dậy trong khi mơ và sau đó tiếp tục ngủ lại.
Việc giấc mơ bị phá vỡ vì bất kỳ lý do gì đều gây ra cảm giác mệt mỏi và không thoải mái khi tỉnh dậy.
Gây khủng hoảng tâm lý, hoảng sợ, lo lắng
Trong trạng thái khủng hoảng về tâm lý, ta sẽ gặp những giấc mơ hãi hùng hay còn gọi là ác mộng; khi thức dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoảng sợ và lo lắng.
Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
Mơ quá nhiều, ngày nào cũng mơ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, người uể oải, khó chịu…làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong công việc và đời sống.
Làm gì để hạn chế ngủ mơ?
Hạn chế ngủ mơ bằng tâm lý
Bạn cần lưu ý tránh những căng thẳng về thể lực, không vận động quá sức kể cả tập thể dục hay lao động. Ngoài ra, yếu tố tâm lý trước khi đi ngủ rất quan trọng, bạn nên thư giãn bằng các bản nhạc nhẹ hoặc bằng cách vẽ tranh, tô màu, đọc sách trước khi đi ngủ sẽ rất có lợi cho sức khỏe và dễ chìm vào giấc ngủ sâu.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp tránh ngủ mơ
Bạn cần lưu ý đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên, có thể vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Đi bộ trước khi đi ngủ cũng giúp thư giãn và lưu thông khí huyết tốt.
Bạn tuyệt đối không nên lạm dụng chất kích thích: rượu, chè, café, thuốc ngủ… vì chúng sẽ khiến giấc ngủ của bạn chập chờn, dễ mơ mộng.
Trước khi ngủ bạn không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Lưu ý buổi tối chỉ nên ăn một lượng thức ăn nhỏ đủ no để không gây khó ngủ và không gây tình trạng tích lũy mỡ trong cơ thể, gây tăng cân.