Ðạo lý luân hồi thường được người ta hiểu một cách nông cạn. Hầu hết mọi người khi nghe hai tiếng Luân Hồi đều nghĩ đến một sự tiếp nối sinh hoạt trong nhiều xác thân của một chiếc linh hồn cố định. Người ta nghĩ rằng khi chết, linh hồn sẽ rời khỏi xác thân để đi vất vơ vất vưởng trong hư không, đợi nhập vào một xác thân mới sinh, hoặc là xuống âm phủ chịu cực hình trước khi đi đầu thai làm thân người hay thân trâu ngựa …Chúng ta hiểu về vong linh, linh hồn và người âm như thế nào?
Nói đến việc siêu độ vong linh trước nên nói rõ tánh chất của vong linh. Sinh mạng chủ thể của con người sau khi chết gọi là vong linh. Một số quan niệm dân gian cho rằng con người sau khi chết trở thành quỷ và vĩnh viễn làm quỷ. Ở Phật giáo chúng ta hoàn toàn không chấp nhận quan điểm như thế, nếu không thì không thể bàn luận hai chữ siêu độ được.
Phật giáo cho rằng chúng sinh ở cõi phàm chia thành sáu loại là Thiên, Nhân, A tu la, Ngạ quỷ, Bàng sinh và Địa ngục. Chúng sinh trong sáu cõi này từ sinh đến tử, từ tử đến sinh gọi đó là lục đạo luân hồi. Vì thế con người sau khi chết chỉ có một phần sáu khả năng trở thành quỷ. Phật giáo dạy con người phương pháp thoát ly sinh tử khổ đau đó cũng chính là độ thoát tất cả chúng sinh trong sáu đạo; gọi là siêu độ.
họ mạng của thân trung ấm thông thường là bốn mươi chín ngày, trong giai đoạn này thân trung ấm luôn chờ đợi cơ duyên thành tựu để chuyển sinh. Vì thế người chết trong thời gian bảy tuần gia đình nên vì họ mà làm các Phật sự, sẽ có công dụng rất lớn đối với người chết. Gia đình nên đem các tài vật mà người chết khi sinh tiền yêu thích để cúng dường Tam bảo, bố thí kẻ nghèo khổ, đồng thời theo những lời nói trong bản văn này mà làm các công đức hồi hướng cho người chết, người chết sẽ nương nhờ công đức đó mà được tái sinh về các cảnh giới an lành.
Do đó Phật giáo chủ trương siêu độ vong linh tốt nhất là trong khoảng thời gian sau khi chết bốn mươi chín ngày. Nếu như qua bốn mươi chín ngày mà làm Phật sự hồi hướng, đương nhiên cũng có tác dụng nhưng lúc này chỉ tăng thêm phước phần cho họ chứ không thể cải biến được cảnh giới họ đã chuyển sinh. Giả sử một người khi sinh tiền đã tạo các điều ác, định sẵn đời sau họ phải đọa làm thân trâu bò hay mèo chó, ngay sau khi họ chết trong vòng bốn mươi chín ngày nếu gia đình vì họ mà làm các Phật sự đồng thời tạo cơ duyên cho họ đang ở trong giai đoạn thân trung ấm mà nghe được người xuất gia tụng kinh, nhân đó biết được một số đạo lý Phật pháp, ngay đó họ sẽ sinh tâm hối cải lập chí hướng thiện, nhờ đó có thể tránh được làm thân súc sinh mà tái sinh làm người.
Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng linh hồn người chết có thể nương gá vào đâu đó có thể hiện hình trên đời mà người ta thường gọi là ma. Lắm người tin rằng khi một người chết đi, linh hồn người ấy sẽ đến cõi âm, sinh sống ở đấy, chờ sự phán xét của Diêm vương, linh hồn ác có thể bị hành hạ cho đến khi được đầu thai ở dương thế.
Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh , vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt. Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử – bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.
Người âm cũng là người, khi ta chết thì ta thành người cõi âm. Ngoài những vong linh bình thường ra thì còn có Thần, Thánh, Phật v.v… là những vị khách đặc biệt ở tầng lớp cao hơn, thỉnh thoảng ghé qua chỗ ta ở trong 1 số trường hợp. Thực ra không nên gọi người âm là ma, quỷ… mà hãy gọi là “vong linh” bởi đó là cách gọi thể hiện sự kính trọng nhất.
Theo khoa học, giữa thế giới chất mà chúng ta đang sinh sống còn tồn tại những tầng không gian khác, đó là chiều không gian mà các vong linh, các chư vị bề trên đang tồn tại. Chúng ta gọi là “cõi”, các cõi này đều có sự liên kết với trái đất (đa số chúng ta đều cho rằng địa ngục thì ở dưới đất còn các vị thần tiên thì ở trên trời thực ra không hẳn là vậy).
Mặc dù, chúng ta không thấy được các cõi này, nhưng các Vị ở đó lại có thể thấy chúng ta. Nếu vong linh muốn chúng ta thấy họ thì họ sẽ xuất hiện ở chỗ giao nhau giữa các chiều không gian. Đừng ai hỏi làm thế nào để thấy được người âm nữa nhé vì ranh giới giữa tâm linh và tâm thần nó mong manh lắm.
Các vị Thần Thánh hay cõi âm đều có quy luật tâm linh riêng nên không thể can thiệp trực tiếp vào cuộc sống của con người được. Những người có linh căn đặc biệt có thể nhận được sự độ trì, dẫn dắt của người âm trong quá trình tu tập.
Có người chúng ta có người tốt, người xấu thì vong linh cũng vậy. Tuy nhiên, dù là con người hay vong linh, dù tốt hay xấu nếu muốn được luân hồi ở những cảnh giới cao hơn thì đều cần phải tiếp tục tu tâm dưỡng tánh, tạo nhiều nghiệp lành.
Do quy luật chung “âm dương cách biệt” cho nên đa số chúng ta đều thiếu hiểu biết đúng đắn về tâm linh, cũng như “thế giới bên kia” khiến xã hội sinh ra nhiều tệ nạn mê tín dị đoan. Số người hiểu biết đúng về thế giới vong linh hiện nay rất ít, phần lớn trong số đó lại không có trong một hội nhóm ngoại cảm nào cả.
Thế giới linh hồn, theo thuyết duy linh, là thế giới hoặc cõi sống của các linh hồn, cả thiện hay ác của những biểu hiện tâm linh khác nhau. Trong khi tôn giáo liên quan đến đời sống nội tâm, thế giới linh hồn được coi là môi trường bên ngoài dành cho các linh hồn.[1] Mặc dù độc lập với thế giới tự nhiên, cả thế giới linh hồn và thế giới tự nhiên đều tương tác liên tục. Thông qua phương pháp thông linh, những thế giới này có thể giao tiếp với nhau một cách có ý thức. Thế giới linh hồn đôi khi được mô tả bởi những nhà ngoại cảm từ thế giới tự nhiên trong trạng thái thôi miên
Các vong linh tồn tại ở thể linh hồn nên tự do đi lại hơn so với chúng ta bởi họ không bị giới hạn bởi vật chất xung quanh như bê tông cốt thép. Điều này lý giải cho việc tại sao những ngôi nhà, căn hộ, khách sạn, bệnh viện … dù được xây lại mới toanh nhưng có những khu vực trong đó được cho là hội tụ nhiều âm khí. Thực ra sau khi căn nhà được giải tỏa và kiến trúc mới được xây dựng lên, vong linh vẫn có thể còn ở đó hoặc đi nơi khác, hay thậm chí có thêm những vong linh mới đến cư ngụ.
Trong thế giới linh hồn nhà của vong linh cũng không bị giới hạn như nhà của chúng ta. VD địa chỉ nhà của bạn là xx/yy đường zz, Quận xy thì điều đó cũng không có nghĩa là nhà của các vong linh (ngay cả vong trong đất nhà bạn) cũng là ở ngay địa chỉ toạ độ đó. Nhà của họ ở địa chỉ khác trong chiều không gian khác với chúng ta. Qua các lần tiếp xúc với vong linh tôi có quan sát và hiểu được rằng họ có 1 xã hội cũng rất phong phú như chúng ta ở một chiều không gian khác song song với chiều không gian của chúng ta. Họ sống rất đơn gian, cũng có bệnh, cũng được chữa khỏi, cũng thèm hút thuốc, thèm thịt và sinh hoạt hết sức bình thường.
Linh hồn tồn tại trong thể xác con người trần tục nên ý thức con người lầm tưởng rằng linh hồn khác với tinh thần vũ trụ tối cao bất tử.
Tất cả những cảm giác cũng như ham muốn dục vọng và hành động của con người trong đời sống trần tục đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là nghiệp.
Do vậy mà linh hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thể xác khác rồi bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là sự luân hồi.
Linh hồn vướng mắc vào nghiệp hay vướng mắc vào luân hồi đều không nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình.
Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi và nghiệp, để có thể đạt tới đồng nhất với tinh thần vũ trụ tối cao bất tử, thì con người phải dốc lòng toàn tâm tu luyện tri thức.
Bằng nhận thức trực giác và thực nghiệm tâm linh thì con người mới nhận ra chân bản của mình, khi đó linh hồn mới đồng nhất được với tinh thần vũ trụ tối cao bất tử và thoát khỏi vòng luân hồi, thoát khỏi nghiệp để siêu thoát.