Năm mới 2022 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2022 mới nhất nhé!
Không biết từ bao nhiêu nay, cứ mỗi năm vào mùa Tết là nhiều tục lệ cổ xưa được mọi người thực hiện. Bên cạnh nhiều lễ nghi thủ tục, những thú chơi của người Hà Nội cổ cũng vẫn còn tồn tại mãi như một bản sắc văn hoá truyền thống không thể nào mất đi của vùng đất kinh kỳ hoa lệ. Và tục xin chữ, xin câu đối ngày đầu năm cũng thế, nó vẫn còn tồn tại theo cùng năm tháng và theo những thói quen ngày lễ Tết của người Hà Nội.
“Mỗi năm hoa đào nở
lại thấy ông Đồ già
bày mực tàu giấy đỏ
bên phố đông người qua,”
Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.
Tục lệ xin chữ đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
Hằng năm, thường là từ mùng 2 Tết trở đi, mọi người đã bắt đầu kháo nhau đi xin chữ. Từ người lớn tuổi cho đến thanh niên, học sinh. Gần đây, việc xin chữ đầu năm đã trở thành một trào lưu của người trẻ tuổi, tạo thành một văn hóa chơi chữ mới. Những con chữ như "rồng bay phượng múa" hiện lên qua các nét cọ điêu luyện khiến cho việc xin chữ, ngoài ý nghĩa xin được chữ, còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của những người cho chữ.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”
Như các cụ thường nói: “Nét chữ nết người” nên xưa, những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân.
Nhưng thấy đồn truyền rằng ai không đi xin chữ mà lại được các thầy gọi vào cho chữ, người ấy mới thật là có phúc có đức và có cả duyên với các thầy mới được vậy, cái đó gọi là lộc chữ. Nhà nào, anh nào mà được các thầy cho chữ như vậy thì cả năm sẽ đạt được nhiều điều tốt lành, nhiều sự như ý.
Ngày nay, nhiều người trẻ tỏ ra là những người chuộng chữ nghĩa, rủ nhau đi xin chữ ồn ào huyên náo, đôi khi chỉ là sở thích được sở hữu một vật có ý nghĩa về treo trong nhà mặc dù không hiểu nhiều lắm ý nghĩa vật ấy ra sao, cũng nhiều người trẻ thật sự đam mê với vốn văn hoá cổ truyền dân tộc, theo mẹ, theo bà, theo ông ra phố tìm lại những bóng hình xưa cũ để mà học hỏi thêm cho bản thân mình.
>>> Xem Tử Vi hàng ngày - Xem bói 12 Cung Hoàng Đạo - Xem Bói Bài Tây
Nhưng dù mục đích ra sao, đó cũng là một sở thích đẹp, giúp hâm nóng thêm một nét nhân văn trong văn hóa Việt đã một thời bị phai nhạt. Thật may thay là hình ảnh các ông Đồ ngày Tết không chỉ còn là bóng hình trên những tấm lịch tờ thiếp, mà ngày nay cứ mỗi năm đến, bóng dáng các “thầy” đồ, “anh” đồ vẫn làm xôm tụ nơi chốn phố phường vốn đã náo nhiệt trong ngày Tết. Điều này cũng là một niềm vui nho nhỏ cho những kẻ hay hoài niệm xưa như chúng tôi, để mỗi khi đọc đến khổ thơ cuối bài thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên, mỗi người đều không còn cảm thấy ngậm ngùi nuối tiếc nữa
Bởi vì chắc chắn rằng tâm hồn những con người xưa cũ ấy không hề biến mất hay bị thời đại quên lãng, mà chúng đơn giản là đã được chuyển hoá thành niềm nhiệt huyết hừng hực cháy của tuổi trẻ theo mỗi nhịp sống, của những con người đang ngày đêm cố gắng lưu giữ và vực dậy nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống của nhân dân ta, của đất nước ta hay nhỏ bé hơn là của đất kinh kì Kẻ Chợ này mà thôi!
Vào ngày mùng 2 Tết, ở các phố Hà Nội như Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Văn Miếu,... thường bắt đầu diễn ra hoạt động cho chữ đầu năm. Đặc biệt ấn tượng nhất là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, đến đây, bạn luôn cảm nhận được một không khí rất náo nhiệt của những người đến xin chữ, đông đúc và hồ hởi. Ngày Tết cũng trở nên ấm áp hơn với sắc đỏ sắc vàng của giấy viết, của những nét chữ ông đồ và nét tươi vui hân hoan của người xin được chữ như ý muốn, cầu mong một năm mới an khang, vạn sự như ý.
Vào những ngày đầu năm Văn Miếu tấp nập người xin chữ
>>> Năm mới 2022 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?
Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2022 mới nhất>>>
Hiện nay có những câu hỏi trên mạng rằng “Em tuổi Gà, năm nay xin chữ gì thì phù hợp cả nhà ơi?”; “Em tuổi Thìn, năm nay Ất Mùi xin chữ nào thì hợp ạ”… Tuy nhiên, cách nghĩ đượm màu sắc mê tín này không phù hợp với việc xin chữ.
Đã gọi là đi xin chữ thì ta phải gặp người “hay chữ” để xin, sau khi trình bày nguyện vọng, mong ước trong năm nay như thi cử hay kết hôn, làm nhà hay du học… người cho chữ sẽ viết tặng bạn những chữ phù hợp.
Đa số người không biết chữ Hán chỉ nhớ đến mấy chữ quen thuộc, sáo mòn như Phúc, Thọ, Lộc, Tâm, Nhẫn hay Khoa, Đỗ… trong khi có rất nhiều chữ mới lạ hơn, phù hợp với từng hoàn cảnh hơn mà người cho chữ có thể lựa chọn để viết tặng. Như thế ta sẽ có một chữ độc đáo. Chữ Hán viết tay có giá trị của sự độc bản, không chữ nào giống chữ nào, vậy thì mất công đi xin chữ, ta không nên chọn chữ sáo mòn, giống nhà khác, giống người khác…
Một bạn gái năm nay sẽ làm đám cưới có thể xin chữ Hằng, nghĩa là bền vững, mãi mãi, hay chữ Thuận, “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Muốn tặng bố mẹ một chữ đẹp, có thể xin viết tặng chữ Khang, nghĩa là mạnh khỏe, tốt lành.
Nói thế để thấy chơi chữ là một phong tục bình dị nhưng ẩn chứa trong đó bề sâu văn hóa, không phải thứ xô bồ, cẩu thả. Nếu nhu cầu cao hơn, xin chữ treo lâu dài trong nhà, xin chữ làm hoành phi, câu đối thì ta cần tìm đến các nhà Hán học uyên thâm, các nhà thư pháp chuyên nghiệp để bảo đảm hay cả về ý nghĩa, nội dung và đẹp về hình thức.
Tùy vào cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi mà người ta thường xin những chữ khác nhau. Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Đăng khoa... Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát... Người cầu thành công xin chữ Thành, Đạt,...; người muốn rèn khả năng chịu đựng xin chữ Nhẫn...
Xin chữ tặng người già, người ta xin chữ Thọ; xin chữ tặng gia đình, người ta xin chữ Phúc, Tâm, An; xin chữ cho con cái, người ta xin chữ Trí; xin chữ cho cha mẹ, người ta xin chữ Hiếu.
Các chữ được xin thường là chữ Nho - đây là truyền thống từ xưa tới nay. Chỉ đến gần đây, người ta mới xin cả chữ Quốc ngữ vì loại chữ này có ưu thế là thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Còn các chữ Nho không chỉ có mặt chữ lạ lẫm với phần lớn mọi người, lại mang nhiều tầng ý nghĩa.
Chữ Nhẫn (忍): Chữ Nhẫn bao gồm chữ Đao (刀 - con dao, cây đao) ở trên chữ Tâm (心 - trái tim, tâm trí) - chữ Đao biểu trưng cho kỷ luật, mang tính khách quan, bị động; chữ Tâm biểu trưng cho tâm hồn, mang tính chủ quan, tự do. Trạng thái nhẫn cũng giống như bị dao đâm vào tim, tuy đau đớn nhưng vẫn phải chịu đựng, không được hành xử hấp tấp vì sẽ làm cho mũi dao lún sâu hơn, phải bình tĩnh xử lý. “Nhẫn” - chữ nhẫn không phải đơn giản là bốn chữ cái ghép lại mà hãy tưởng tượng ra những gì tác dụng từ nó và ý nghĩa nhân sinh hàm chứa. Chữ “Nhẫn” đứng đầu trên muôn hạnh, là đạo đức cần thiết của con người. Nhưng “Nhẫn” không phải là chấp nhận thực tại. Đó là sẵn sàng đương đầu, và âm thầm chuẩn bị để vượt qua khó khăn, thách thức, để rồi lại tiếp tục “Nhẫn”, lại tiếp tục vượt qua thử thách lớn hơn.
Chữ An (安): Bao gồm bộ Miên (宀- mái nhà, mái che) và bộ Nữ (女- nữ giới, con gái) - ý nói người con gái ở trong gia đình thì rất an toàn. Chữ “An”, một chữ đơn giản nhưng chứa đựng bao điều muốn nói, một cuộc sống an lành, một chỗ an cư trong cuộc sống, một chữ an toàn trong mọi việc… Lạ ở chỗ, chữ “An” không trắc trở, có tính hai mặt như những chữ khác mà mọi người vẫn thường hay xin
Chữ Thành (成): Thành trong hoàn thành, ý nói làm chuyện gì cũng trọn vẹn
Chữ Phú (富): Gồm bộ Miên (宀 - mái nhà), bộ Khẩu (口- miệng, miệng ăn) và chữ Điền (田- ruộng) - ý chỉ nhà chỉ có 1 miệng ăn, lại có 1 thửa ruộng thì chắc chắn giàu có. Chữ này thể hiện mong muốn ấm no, sung túc.
Chữ Cát (吉): Thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp. Chữ này gồm chữ Sĩ (sĩ tử, người có chí khí) ghép với bộ Khẩu (miệng) - ý chỉ những lời kẻ sĩ nói ra đều là lời hay ý đẹp.
Chữ Hiếu (孝): Được ghép từ chữ Tử (子 - con) nằm dưới và chữ Thổ (土 - đất) nằm trên, cùng với dấu / tượng trưng cho thanh kiếm - ý chỉ con chống kiếm đứng trông phần mộ của bố mẹ. Điều này đúng với quan niệm ngày xưa, khi bố mẹ mất thì người con có hiếu tức là phải chăm lo phần mộ của bố mẹ trong vòng 3 năm. Chữ Hiếu mang ý biết ơn và trân trọng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà.
Chữ Đạo (道): Không chỉ mang nghĩa là đường đi, chữ này mang trong mình ý nghĩa vô cùng lớn lao - đó là lẽ phải, luân thường, đạo lý. Cũng như Lão Tử (người sáng lập Đạo giáo của Trung Hoa) từng nói rằng: Chữ đạo đạt đến “vô vi”.
Chữ Tâm (心): Làm việc gì mà cũng có "tâm" - đặt hết cả con tim và khối óc mình vào đó thì kiểu gì cũng sẽ thành công
Chữ Đức (德): Đức trong đức độ
Chữ Tài (才): Tài trong tài năng
Mỗi chữ thư pháp, người viết đều thể hiện tâm hồn, tài năng và trí tuệ của mình. Người chơi chữ phải có cái nhìn sâu sắc, tinh tế, hoài cổ mới thấy được nét đẹp ẩn hiện sau những con chữ uyển chuyển bay lượn. Tâm trạng, tính cách của người viết thế nào sẽ được thể hiện ngay trên đường nét con chữ. Viết thư pháp nếu có nét chữ đẹp rồng bay phượng múa các ông đồ sẽ chinh phục được lòng người. Còn việc giữ được lòng người hay không chính là cái tâm trong thư pháp.
Xưa, những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân. Ngày nay, người trẻ tỏ ra là những người chuộng chữ nghĩa, đôi khi chỉ là sở thích được sở hữu một vật có ý nghĩa về treo trong nhà – nhưng dù gì, đó cũng là một sở thích đẹp, hâm nóng thêm một nét nhân văn trong văn hóa Việt đã một thời bị phai nhạt. Từ chỗ chỉ có vài mâm chiếu của các cụ đồ mái tóc bạc trắng như cước giờ có cả những ông đồ còn ở lứa tuổi thanh niên. Nói là trẻ nhưng họ vẫn taọ được cho mình cái “thần lực” trên đầu bút.
>>Đã có VẬN HẠN 2022 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2022 vận mệnh bạn như thế nào nhé!