Đối với người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, phong tục của người Phương Đông là có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Phàm là những điều trong dân gian đã được các cụ "dậy" thì ai cũng hạn chế mắc phải. Mặc dù sự thực hư, đúng sai của những quan niệm này đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Dưới đây là 10 Điều phải kiêng kỵ vào ngày mùng 1 đầu tháng.
1. Mùng 1 đầu tháng kiêng không được cắt tóc
Dân gian xưa cho rằng mái tóc gắn liền với sinh mệnh, tài lộc. Thế nên có câu " cái răng cái tóc là góc còn người " quả thực như vậy rất nhiều người kiêng cắt tóc trong ngày mùng 1 vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó. Đó là do người ta cho rằng mái tóc gắn liền với sinh mệnh, tài lộc. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian. Thực hư hay không còn chưa được kiểm chứng. Nhưng điều này vẫn tồn tại đến tận bây giờ.
Ngày mùng 1 âm lịch, rất nhiều người kiêng cắt tóc vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó.
2. Mùng 1 đầu tháng kiêng không xuất tiền của
Vào ngày đầu tháng, mọi người thường kiêng xuất tiền của vì sợ bị "dông" cả tháng. Ngày mùng 1 đầu tháng mọi người thường quan niệm, nếu ngày này mà làm gì hoặc có việc gì xảy đến thì cả tháng sẽ có những việc y chang như vậy xảy ra. Ví dụ nếu ngày mùng 1 cho vay, cả tháng sẽ bị nợ nần. Ngày mùng 1 mà đắt khách, thì cả tháng cũng được đắt khách, ngược lại mùng 1 mà ế ẩm cả tháng cũng ế ẩm. Xuất phát từ niềm tin như vậy mà mọi người không muốn những điều liên quan đến nợ nần tiền của xuất hiện. Tương tự như vậy, dân gian kiêng đi vay mượn, đi trả nợ vào ngày này.
3. Mùng 1 đầu tháng kiêng một số món ăn như thịt chó, thịt vịt, trứng lộn, mực
Món ăn thịt chó thường hay ăn vào cuối tháng, dân gian cho rằng, cuối tháng ăn chó để giải đen. Nếu đầu tháng mà ăn chó thì đen cả tháng (!). Rồi ngoài thịt chó ra còn có cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng, trứng vịt vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 - mồng 10) thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy, bệnh tật lâu khỏi, mất của, không may...Thực hư điều này cũng có ý đúng. Ngày mùng 1 là ngày đầu tháng, theo quan niệm nhà Phật, chúng ta nên ăn chay, không nên sát sinh, do vậy, chẳng những không nên ăn các món trên mà chúng ta cũng không nên ăn mặn. Chuyển sang ăn chay ngày mùng 1 bạn sẽ thấy phước đức vô cùng. Cả tháng đó sẽ có nhiều may mắn.
4. Mùng 1 đầu tháng kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
Quan niệm này cũng có căn cứ xuất phát thực tế trong cuộc sống. Vào buổi sáng sớm, nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn.. thì người ta rất kỵ ra ngõ gặp đàn bà con gái hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt. Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tình tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn. Điều này thực tế cũng được coi là hợp lý vì theo khoa học, có một hiệu ứng gọi là luật hấp dẫn. Nếu ngay từ lúc đầu bạn mở mắt ra và gặp phải những điều bực bội vào ngay buổi sáng như là cãi nhau với vợ chồng, đánh mắng con cái, thì y như rằng cả ngày hôm đó bạn làm việc gì cũng hỏng. Hoặc mới sáng sớm ra đường cãi nhau, va chạm y rằng hôm đó cũng rất xấu. Vậy để giải quyết được việc này chúng ta nên bớt cáu gắt, tức giận, thay vì đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh bạn nên tự thay đổi từ bản thân mình trước. Dễ dàng với mọi việc, thì nguồn năng lượng xấu sẽ không có cơ hội ảnh hưởng đến tinh thần và kết quả công việc của bạn nữa.
5. Mùng 1 đầu tháng kiêng ngã giá, trả hàng đã mua vào buổi sáng sớm:
Phong tục Việt Nam giờ vẫn còn tồn tại quan niệm mua bán kiêng kỵ trả giá và trả hàng vào buổi sáng. Người làm kinh doanh rất kiêng kỵ việc khách đổi, trả hàng vào sáng sớm vì không muốn cả ngày bị ế, không bán được hàng. Hơn nữa, người mang hàng đi đổi, trả cũng sẽ nhận lại nét mặt khó chịu, ý niệm xấu từ chủ hàng nên cả ngày cũng không được vui vẻ, thuận lợị, Ngoài ra người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy. Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy... quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó. Quan niệm đó vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ, nó cũng không phải phong tục gì xấu do đó nếu chúng ta là người mua hàng có lẽ cũng nên chiểu theo phong tục này.
6. Mùng 1 đầu tháng kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín.
Ngay sau khi sinh, người mẹ sẽ đón nhận được rất nhiều lời chúc mừng và rất nhiều lượt thăm từ những người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp… Niềm vui được sẻ chia hiển nhiên sẽ nhân lên, nhưng việc tiếp khách ngay sau khi sinh nở sẽ kéo đến rất nhiều phiền toái. Vì người mẹ trẻ, sau những mệt nhọc của chuyến sinh con vừa rồi, thật sự rất cần một không gian riêng để nghỉ ngơi.
Quan niệm dân gian đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông "Sinh dữ tử lành",
Quan niệm dân gian: Đối với người làm ăn lớn, buôn bán: Mọi người cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm.
Quan niệm dân gian : Đối với các tài xế lái xe: Rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, ...
Quan niệm dân gian: Đối với người bình thường: Cũng cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới ko bị Xui.
Đối với những người có bầu: Các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị Đẹn.
Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bậm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.
Xem lịch ngày tốt xấu để xây dựng, sửa nhà, cưới hỏi...
7. Mùng 1 đầu tháng kiêng quan hệ nam nữ
Cũng liên quan đến vấn đề này, trong sách Tố Nữ Kinh có đoạn viết: “Cấm kỵ giao hợp vào ngày mùng 1, ngày rằm, ngày cuối tháng âm lịch. Nếu phạm vào điều cấm kỵ thì con cái sinh ra sẽ bị thương tổn không tốt, còn mình cũng tổn hao nguyên khí... Hơn nữa, trong mình lúc đó cũng bị giục hỏa thiêu trung tức là hỏa thị dục thiêu cháy tâm can nên nước tiểu lúc đi có màu đỏ hay màu vàng đậm, nhiều khi mang thêm di tinh, làm tổn thọ”. Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
8. Mùng 1 đầu tháng kiêng nói bậy, chửi tục
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Văn Hành chủ biên, "chửi thề là văng tục, xem như thói quen khi mở miệng". Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Nói tục bắt nguồn từ nhu cầu, còn việc đánh giá phải căn cứ vào góc độ văn hóa và cách thức giao tiếp. Là đối tượng nghiên cứu của giới ngôn ngữ học, văn hóa dân gian..., nhưng chưa có tài liệu nào cho biết thời điểm hình thành những câu nói tục tĩu, hay chửi thề trong đời sống nhân loại.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chửi bậy trong dân gian Việt Nam đã trở thành một thứ "nghệ thuật", nhưng theo giới Nho gia, đó không phải là hành vi của bậc chính nhân quân tử: "Những tiếng "mắng cha chửi mẹ" cùng những lời tục tĩu, người nghe đến nhơ cả lỗ tai mà tự người nói lại lấy làm khoái, cho đến dạy câu mắng, học bài chửi, đọc ra có cung, có điệu... Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát, lên tay, xuống ngón, mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò, nước miếng như bọt giải, tay cầm đất lia, chân đi cà xiểng không khác gì người điên… Những thói xấu đó thật là ba phần giống người bảy phần giống ma quỷ...".
Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
Nên nhớ: "Họa từ miệng mà ra". Do đó quan niệm này cũng không phải không sai.
9. Mùng 1 đầu tháng kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén
Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Ví dụ như việc sáng mùng 1 bạn nhỡ tay làm vỡ cốc, bát, chén hay cái ly thì ông bà cha mẹ sẽ rất lo lắng việc bạn đi ra ngoài ngày hôm đó có thể gặp chuyện xui xẻo, dẫn đến sự chia lìa như tai nạn, chết chóc… Nhưng đó là quan niệm của người già, người lớn tuổi hay những người tin vào điều thần bí kia. Còn riêng đối với lớp trẻ hiện nay thì việc làm vỡ chén cốc ly đĩa chỉ đơn giản là do vô ý hoặc lỡ tay. Và có khi họ còn mỉm cười mà nói rằng: “Thế là có cơ hội dùng đồ mới”hoặc “May quá tôi đang thích một cái cốc, cái chén kia”… Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
10. Mùng 1 đầu tháng kiêng không nói tới điều rủi ro
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Mỗi người đều cần phải có trách nhiệm về lời mình đã nói ra. Có những lời mà người nói vô tâm, người nghe hữu ý. Nhiều người rất kiêng kỵ việc nói tới những điều rủi ro trong ngày đầu tháng vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.