Tục kiêng kỵ ngày Tết trên khắp 3 miền

14/01/2023 09:23
Mỗi miền có những tục kiêng kỵ khác nhau nhưng đều mong muốn một năm mới đầy đủ, sung túc và vui vẻ. Vì vậy hãy ghi nhớ những tục kiêng kỵ của mỗi miền để có một năm mới tràn ngập niềm vui.

    >> Đã có VẬN HẠN 2023 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2022 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>

    Mỗi miền có những phong tục kiêng kỵ khác nhau nhưng đều mong muốn một năm mới đầy đủ, sung túc và vui vẻ. Vì vậy hãy ghi nhớ những tục kiêng kỵ của mỗi miền để có một năm mới tràn ngập niềm vui.

    1. Kiêng Kỵ Ngày Tết ở Miền Bắc

    Miền Bắc là vùng miền có nhiều điều cấm kị nhất. Người miền Bắc rất coi trọng và tuân thủ theo những điều không được làm ngày Tết với hy vọng nhiều thứ trong năm mới. Người miền Bắc thường có những tục kiêng kị từ rất lâu. Những điều người miền Bắc kiêng không làm trong những ngày Tết gồm:

    -Kiêng quét nhà: Tục kiêng đầu tiên và hầu như các gia đình đều thực hiện đó là kiêng không được quét nhà vào 3 ngày Tết bởi theo quan niệm từ xa xưa, việc quét nhà đồng nghĩa với việc quét đi những may mắn, tài lộc. Chính vì vậy ngay từ những ngày trước Tết, các bà, các mẹ đã đã dọn dẹp nhà cửa, chỉnh trang mọi thứ để sẵn sàng đón Tết. Việc kiêng kỵ này xuất phát từ một câu truyền được lưu truyền trong dân gian. Theo đó, trong Sưu thần ký, có một người lái buôn đi qua một hồ nước và được Thủy thần tặng cho một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Từ đó trở đi, người lái buôn trở nên giàu có, sung túc, tiền bạc đầy nhà. Nhưng vào một ngày đầu năm, khi nàng hầu mắc lỗi, người đàn ông này đã đánh đập nàng hầu. Nàng sợ quá biến vào đống rác. Do không biết nên người lái buôn đã đổ rác đi. Từ đó, mọi thức vận may biến mất và ông lại trở nên nghèo khó.

    -Kiêng treo những tranh “xui xẻo”: Một số bức tranh như: đánh ghen, kiện tụng… thường không được treo trong nhà dịp Tết mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…

    -Kiêng cho lửa ngày Tết: Đầu năm, người miền Bắc cũng kiêng đến nhà người khác xin lửa vì theo quan niệm lửa màu đỏ mang lại may mắn. Nếu cho lửa cũng đồng nghĩa với việc cho đi may mắn, trong nhà sẽ gặp điều không may. Việc xin nước cũng được tránh trong những ngày này.

    -Đến nhà mùng 1 Tết: Việc đến nhà người khác vào đúng ngày mồng 1 Tết cũng cần được cân nhắc vì nếu không hợp tuổi với gia chủ, bạn được xem như không mang lại may mắn cho người khác. Những người có tang, có chuyện buồn cũng không nên xông nhà người khác. Tốt nhất nếu đi chơi, bạn hãy đi vào ngày 2.

    -Tránh vỡ bát đĩa: Nên tránh nói những từ ngữ liên quan đến chết chóc hay ốm đau, những từ ngữ xui xẻo. Cũng nên cẩn thận để không làm vỡ bát đĩa, hay cãi nhau vì theo quan niệm nếu xảy ra vào ngày đầu năm thì cả năm khiến không khí gia đình căng thẳng, không vui.

    -Kiêng mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng. Ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

    Ngoài kiêng kỵ những điều trên, người miền Bắc còn chú ý:

    -Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, sự mặn mà trong các quan hệ làm ăn... như vị đậm đà của muối.

    -Xông nhà: Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

     

    >>> Năm mới 2023 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

    Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2023 mới nhất>>>

    Xem thêm Lịch Âm Dương - Xem Ngày Tốt Xấu

    2. Kiêng Kỵ Ngày Tết ở Miền Trung

    Không có nhiều tục kiêng kỵ như người miền Bắc nhưng người miền Trung thoải mái hơn những vẫn có những kiêng kỵ nhất định:

    -Kiêng các món chết biến từ tôm: Người miền Trung thường kiêng ăn các món được chế biến từ tôm trong các ngày Tết Nguyên Đán

    -Kiêng trứng vịt lộn, thịt vịt: Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

    Ngoài ra, một số nơi ở miền Trung người ta thường kiêng mặc đồ màu trắng trong suốt tháng Giêng.

    3. Kiêng Kỵ Ngày Tết ở Miền Nam

    Người miền Nam với nhiều suy nghĩ phóng khoáng hơn nên họ không đề ra quá nhiều kiêng kỵ. Theo phong tục, người miền Nam chỉ kiêng để cối xay gạo trống vào ngày đầu năm. Tục này tồn tại ở một số vùng quê Nam bộ. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

    Vào ngày đầu năm, nếu bạn đến nhà ai vào bất kỳ giờ nào, bạn cũng sẽ được mời ăn và nhất định không được từ chối. Hãy nhấm nháp chút ít vì nếu từ chối, gia chủ sẽ không hài lòng. Ở một số tỉnh ở miền Nam, người ta kiêng không được làm mất chổi ngày Tết bởi quan niệm nếu mất nghĩa là cả năm sẽ vị trộm khoắng sạch của cải, tài sản.

    Một quan niệm nữa là bất kỳ người nào đi chơi cũng phải về nhà trước giao thừa bởi nếu không kịp sẽ bị coi là vất vả, bôn ba trong năm tới. Tuy nhiên, nhiều gia định hiện đại ngày nay không còn giữ tục kiêng này.

    Năm mới 2023 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 202mới nhất nhé!

    Tác giả: Thanh Ngân

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Một số món ăn ngon Tết Hàn Thực ngày 3-3 âm lịch
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:23:24.0
    Tết Hàn Thực là ngày Tết ăn đồ lạnh, đồ nguội, LichVanNien365 giới thiệu đến bạn đọc một số mon ngon ngày 3-3 âm lịch
    Ý Nghĩa Tết Hàn Thực - Tết Bánh Trôi Bánh Chay ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch và Văn Khấn Tết Hàn Thực
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:21:49.0
    Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay.
    Tết Thanh Minh năm 2023 là ngày nào? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 09:28:46.0
    Rất nhiều người cho rằng, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có cùng một nguồn gốc và có liên quan đến nhau. Vậy Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh? Mời bạn cùng Lịch Vạn Niên 365 theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
    Thanh Minh Là Gì Và Tiết Thanh Minh 2023 Vào Ngày Nào?
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 09:03:14.0
    Thanh minh (Tết thanh minh hay Tiết thanh minh) là 1 trong 24 tiết khí (tính theo lịch tiết khí) được tính theo quy luật vận hành của mặt trời - Dương lịch.
    Tết thanh minh: Tục lệ tảo mộ và ăn đồ nguội của người Việt
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:42:46.0
    Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
    Bài Cúng và Lễ Vật đi cúng Thanh Minh và những điều lưu ý
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:38:38.0
    Hướng Dẫn Chuẩn bị lễ vật cúng tiết thanh minh và Bài cúng thanh minh trong nhà, ngoài trời. 8 Điều lưu ý khi đi Thanh Minh tảo mộ ngoài trời
    Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và những lời chúc hay, ý nghĩa
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:28:11.0
    ​Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày cánh đàn ông sẽ tặng những món quà ý nghĩa nhất dành cho người phụ nữ quan trọng của họ. Vậy ngày Quốc tế Phụ nữ có lịch sử như thế nào?
    Tháng 2 âm lịch Nhuận năm 2023 có xấu
    Phong tục tập quán - 2023-03-06 15:17:12.0
    Tháng 2 nhuận tuy không khó xuất hiện như tháng giêng, tháng mười hai nhưng cũng hiếm gặp. Nó sẽ xuất hiện ít nhất 19 năm một lần.
    8 Tư Tưởng của Bậc Đại Nhân - Ngài U Sīlānanda
    Phong tục tập quán - 2023-02-17 18:17:19.0
    ít ham muốn về phương diện thực hành, dù cho có nguyện thực hành hạnh đầu đà thì cũng không để người khác biết mình đang thực hành hạnh đầu đà, phải biết khiêm nhường.
    Cúng thần tài là ngày nào, bài cúng thần tài và những lưu ý không được quên trong ngày vía Thần Tài 2023
    Phong tục tập quán - 2023-01-30 09:14:12.0
    Theo phong tục tập quán của người Việt, để tỏ lòng biết ơn thành kính đến vị Thần Tài, cũng như cầu mong sự may mắn, phát tài, phát lộc ghé thăm, cứ đến mồng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều có những nghĩa cử rất đặc biệt, và gọi tên là ngày vía Thần Tài.
    Chia sẻ