Mỗi người sống trên đời đều có một thân phận, tuổi thọ khác nhau. Có người sống lâu và khỏe mạnh nhưng cũng có người luôn bị bệnh tật, tai nạn hoặc thậm chí chết yểu. Nguyên nhân của sự khác biệt về thọ mạng giữa người trường thọ và người đoản thọ là do hành nghiệp của họ trong quá khứ và ngay chính trong hiện tại khác nhau. Nếu người nào tạo nhiều nghiệp sát sinh, không có lòng từ thì người ấy bị ác báo sát sinh làm cho đoản mạng. Ngược lại, người nào sống trên đời không sát sinh, biết bảo vệ và tôn trọng sự sống, giàu lòng từ ái đối với mọi người, mọi loài thì người ấy được phước báo trường thọ. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu những đặc điểm của người chết yểu, đoản mệnh, đoản thọ và sự khác biệt về thọ mạng giữa người trường thọ và người đoản thọ qua bài viết dưới đây nhé.
Từ хưa đến naу, ᴠấn đề trường thọ ᴠà ᴄhết уểu (đoản mệnh) ᴠốn rất đượᴄ quan tâm trong nhân diện, nhân tướng họᴄ. Người хưa ᴄó ᴄâu “ѕống ᴄhết ᴄó ѕố”, naу ѕống mai ᴄhết không biết đường nào mà ứng biến.
Có những người ѕinh ra ѕống đến trường thọ, nhưng ᴄũng ᴄó những người ᴄòn ᴄhưa tận hưởng ᴄuộᴄ ѕống đã phải lìa đời, đó ᴄhính là ᴄhết уểu. Chết уểu haу ᴄòn gọi là ᴄhết non, ᴄhết từ lúᴄ ᴄòn bé, ᴄhết từ lúᴄ trẻ, thường do ốm đau bệnh tật mà ᴄhết.
Trong bộ môn nhân tướng họᴄ хem tướng người, người ta không khó để хem tướng người ѕắp ᴄhết ᴄó những biểu hiện như thế nào. Chỉ ᴄần tinh ý nhận diện một ѕố đặᴄ điểm ᴠà dấu hiệu là ᴄáᴄ nhà nhân tướng họᴄ ᴄó thể хáᴄ định đượᴄ ai ᴄó tướng ᴄhết уểu.
Ngoài ra хem tướng уểu mệnh người ᴄhết ѕớm, хem tướng người ѕắp ᴄhết trong ᴄuốn Giám nhân thuật ᴄủa táᴄ giả Phong Vân Tử ᴄó liệt kê một ᴠài hạn tuổi non уếu ᴠới ᴄáᴄ biểu hiện như ѕau:
"Bụng dạ" của một người ra sao, thường có thể quyết định người đó có thể đi được bao xa.
Lấy ví dụ về Tư Mã Ý và Chu Du trong "Tam quốc diễn nghĩa" để hiểu rõ hơn.
Chu Du bụng dạ quá hẹp hòi, tính toán so đo ở rất nhiều chuyện, ông ra đi ở tuổi rất trẻ, hơn nữa ra đi còn là vì "tức mà chết", và người chọc tức ông chính là Gia Cát Lượng.
Còn Tư Mã ý thì sao? Tư Mã Ý là kiểu tẩm ngẩm tầm ngầm, Gia Cát Lượng có khích bác tới đâu, thậm chí có ngầm mắng Tư Mã Ý là đàn bà đi chăng nữa thì Tư Mã Ý cũng chẳng thèm tức, chẳng thèm ra nghênh chiến, vẫn cứ ngoan cường tiếp tục kế "rùa rụt cổ" của mình, nào đâu có tức giận vì bị mắng chửi.
Cùng bị một người chọc tức, nhưng một người thì "tức mà chết", còn một người thì lại sống rất lâu, không chỉ sống lâu hơn cả ông chủ của mình, mà còn lâu hơn cả những anh tài khác, để rồi thống nhất Tam Quốc, bá chủ thiên hạ.
Đây chính là sự khác biệt giữa người trường thọ và người đoản thọ.
Một người nếu quá tính toán so đo với một chuyện vô cùng nhỏ nhặt, vậy sẽ rất dễ nảy sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Cuối cùng, cảm xúc tiêu cực ấy sẽ ảnh hưởng tới cả sự khỏe thể chất, khiến cơ thể luôn trọng trạng thái mệt mỏi, yếu đuối. Người như vậy thì làm sao sống lâu sống thọ được?
Ngược lại, một người xởi lởi, không (thèm) để bụng, biết nặng biết nhẹ, bao dung được cho mọi thứ, không tính toán so đo, người như vậy sẽ thu lại được kết quả bất ngờ.
Vương Dương Minh, một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc cho rằng, bản chất của "tu thân", chính là "tu tâm".
Chúng ta thường cho rằng "tu tâm" chẳng qua chỉ là duy trì một tâm thái tích cực, cách nói này, chỉ đúng một nửa.
Thế nào là tu tâm? Tu Tâm chính là sự hòa nhập giữ lòng người và vạn vật trong tự nhiên, mà không bị thế giới bên ngoài can thiệp, quấy nhiễu, thuận theo tự nhiên.
Cái gọi là "thiên nhân hợp nhất" chính là ý này.
Nếu có thể khiến "tâm" của bản thân hòa hợp vào với vạn vật trong tự nhiên, vậy thì đời sống nhất định sẽ thoải mái hơn nhiều.
Thông thường mà nói, người trường thọ sẽ không có tâm tư trường thọ, họ đều cho rằng sống trọn vẹn mỗi ngày là đủ rồi, cứ thong thả, điềm tĩnh mà sống. Vì tâm lý sống thoải mái, vô tư, nên họ trường thọ.
Tuy nhiên, có rất nhiều người, hôm nay không sầu thì ngày mai tức giận, sống trong môi trường tâm lý như vậy, làm sao có thể sống lâu dài?
Vậy mới nói, giữ cho mình một tâm tư điềm đạm, thong dong, vô tư, thuận theo tự nhiên, vậy là đủ.
Một người quá tham lam tài phú, cuối cùng chỉ có thể trở nên nghèo khổ. Bởi lẽ một người nếu quá tham lam, tự nhiên sẽ chẳng giữ lại được gì.
Một người quá chấp niệm với trường thọ, nhất định không thể trường thọ. Bởi lẽ họ quá toan tính, và điều này thì đi ngược với tự nhiên.
Nghĩ mà xem, các hoàng đế ngày xưa có trong tay thứ quyền lực cao nhất, có tất cả, nhưng không ít người lại sớm ra đi chỉ vì "đan dược", vì "thuốc trường sinh bất lão", sở dĩ xảy ra hậu quả như vậy, đó là bởi vì họ quá chấp niệm với cái gọi là trường thọ.
Còn người hiện đại ngày nay, chúng ta thích uống đủ các loại thực phẩm chức năng khác nhau, cho rằng uống thực phẩm chức năng sẽ tránh được bách bệnh, sẽ sống lâu. Suy nghĩ như vậy là lệch lạc.
Có một đạo lý rất thực tế rằng, nếu như thực phẩm chức năng quả thực khiến con người ta sống lâu trăm tuổi, vậy thì người giàu chẳng phải ai cũng có thể "sống tiếp 500 năm" ư?
Làm người, đừng quá chấp niệm hay toan tính với một điều gì đó. Nhiều khi, không cố tình làm một việc gì đó lại cho ra được kết quả mỹ mãn.
Trên thế gian này, nguồn nước của biển lớn là vô tận và liên tục.
Còn chúng ta nếu muốn sống tốt hơn, cần phải tìm hiểu về trí tuệ của "nước", và trở thành một người giống như "nước" vậy.
Giống như nước, chính là để bản thân xuôi theo quỹ đạo của vận mệnh, không dễ để xảy ra những biến cố cuộc sống quá lớn, càng không tự mài mòn bản thân.
Một dòng sông chảy ra biển, chỉ cần nó cứ từ từ thong thả mà chảy, nhất định sẽ không bao giờ cạn kiệt. Nhưng nếu nó lựa chọn chảy thật nhanh, vậy thì nó cũng sẽ bốc hơi rất nhanh chóng.
Làm người cũng như vậy, đừng lúc nào cũng nhanh chóng vội vàng muốn có được cái gì đó ngay lập tức mà đánh đổi bằng chính cơ thể, chính sức khỏe của bản thân.
Bạn cần phải biết rằng, năng lượng là một thứ rất khó để bù đắp lại, đừng để nó bị bòn rút cạn kiệt.
Nói tóm lại, cứ thong thả từ từ mà tới, không cầu "nhanh", chỉ mong "ổn", đó mới là đạo trường sinh.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, tinh xá ông Anàthapindika, có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn, sau khi chào và hỏi thăm, liền ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ…?
Thế Tôn đáp:
Vậy, này Thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông sát sinh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loài chúng sanh. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú. Nếu được tái sanh trong loài ngừời, người ấy phải đoản mạng.
Như ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu tái sanh trong loài người, người ấy được trường thọ.
(ĐTKVN, Trung Bộ III, kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt [trích], VNCPHVN ấn hành 1992, tr.437)