Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Mặc dù đã trải qua những tháng năm lịch sử kéo dài nghìn năm, nhưng Kim tự tháp vẫn bao trùm một bức màn bí ẩn, tràn đầy những sắc thái thần bí. Đối với những kẻ trộm lăng mộ của các Pharaoh Ai Cập , không có gì đáng sợ hơn nguy cơ gặp phải một lời nguyền cảnh báo về hậu quả thảm khốc mà họ sẽ gặp phải trong tương lai. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu nhé
Lời nguyền của các pharaon nói tới niềm tin rằng bất kỳ ai xâm phạm lăng mộ của người Ai cập cổ đại, nhất là lăng mộ của các vị vua Ai cập, các pharaon, thì sẽ chịu một lời nguyền. Lời nguyền này, không loại trừ ai, sẽ đem đến bất hạnh cho người xâm phạm, có thể là rủi ro, ốm hoặc chết.
Những câu chuyện và tin đồn xung quanh lời nguyền được ghi trên lăng mộ và xác ướp của các Pharaoh đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Theo một số tài liệu từ thời Trung Cổ đến cận đại, không nên động chạm tới khu nghĩa địa của người Ai Cập cổ đại, bởi vì các xác ướp trong đó sở hữu những quyền năng bí hiểm và tà ác.
Người ta tin rằng, các thầy tu đã lập lời nguyền xung quanh khu vực chôn cất để bảo vệ xác ướp và hành trình tâm linh của họ sau khi chết. Niềm tin này hình thành nên ý tưởng gọi là “lời nguyền của các Pharaoh” – bất kỳ ai dám bước vào hoặc làm xáo trộn ngôi mộ của xác ướp, đặc biệt là lăng mộ của một Pharaoh, sẽ gặp những điều xui xẻo và khó tránh khỏi cái chết.
Lời nguyền thường được chạm khắc trong nhà nguyện của lăng mộ, trên các bức tường, cánh cửa giả, tấm bia, tượng và đôi khi là quan tài. Nội dung của các lời nguyền này thường không giống nhau và đôi khi khá kỳ dị.
Chiếc kèn của vị vua Ai Cập cổ đại (pharaoh) nổi tiếng chỉ được sử dụng 3 lần trong hơn 3.000 năm qua. Song, mỗi lần nó cất tiếng, thảm họa đã xảy đến ngay sau đó.
Hầu hết mọi người đều từng nghe cảnh báo về việc không nên quấy phá kho báu của các pharaoh. Trong khi nhiều truyền thuyết, đồn đoán xung quanh lăng mộ của những vị vua trị vì Ai Cập cổ xưa thường bị bác bỏ và coi như sự trùng hợp ngẫu nhiên, một trường hợp đã thu hút sự chú ý lớn của công chúng vì sự bí hiểm cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Đó là những chuyện lạ xảy ra quanh một cặp kèn được chôn cùng Pharaoh Tutankhamun (hay còn gọi là Vua Tut), vị pharaoh trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Sử sách có ghi, Tutankhamun lên ngôi vào năm 1332 trước Công nguyên khi mới 9 tuổi và đột ngột qua đời một cách khó hiểu lúc tròn 18 tuổi.
Cặp kèn gồm một chiếc bằng bạc và một chiếc bằng đồng nằm trong số các báu vật cổ khai quật được tại lăng mộ của Vua Tut. Chúng vừa được chuyển đến Anh để tham gia cuộc triển lãm Các kho báu của pharaoh Tutankhamun tại phòng trưng bày Saatchi ở London. Tuy nhiên, các du khách được cảnh báo không nên thử thổi những chiếc kèn này.
Hala Hassan, người phụ trách bộ sưu tập Tutankhamun tại Bảo tàng Ai Cập cho biết, chiếc kèn đồng sở hữu "sức mạnh ma thuật" và "bất cứ khi nào ai đó thổi nó, chiến tranh sẽ xảy ra".
Thực tế, cặp kèn rất hiếm khi được dùng kể từ khi nhà khảo cổ Howard Carter tiến hành khai quật hầm mộ Vua Tut vào năm 1922.
Im hơi lặng tiếng suốt hơn 3.000 năm, cặp kèn rốt cuộc đã được dùng để trình diễn trong một buổi hòa nhạc phát thanh trực tiếp tới 150 triệu thính giả trên khắp thế giới của đài BBC vào năm 1939.
Một sự cố bất ngờ xảy ra khiến cả thủ đô Cairo của Ai Cập bị mất điện và buổi hòa nhạc phải diễn ra trong ánh nến.
Theo Rex Keating, phát thanh viên BBC vào thời điểm đó, trong quá trình diễn tập chuẩn bị cho buổi hòa nhạc, chiếc kèn bạc của Vua Tut bị nứt. Alfred Lucas, một thành viên trong nhóm khảo cổ học của ông Carter buồn rầu tới mức ông phải nhập viện điều trị.
Cuối năm đó, cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử thế giới bùng nổ.
Vào tháng 2/1923, một nhóm khảo cổ người Anh đã khai quật lăng mộ của vua Tutankhamun, hay còn gọi là "Vua Tut", một vị pharaoh Ai Cập trị vì vào thế kỷ 14 trước Công nguyên. Bỗng dưng hai tháng sau đó, nhà tài trợ cho công cuộc tìm kiếm của nhóm qua đời do nhiễm trùng vi khuẩn, các tờ báo Anh nhanh chóng "mổ xẻ" và đăng tin ông ta chết vì "lời nguyền của Vua Tut" mà không hề đưa ra các bằng chứng xác thực. Và mỗi khi các thành viên tiếp theo của nhóm qua đời, các phương tiện truyền thông lại tiếp tục "đào mộ" câu chuyện về lời nguyền.
Lời nguyền của Vua Tut và những "lời nguyền của xác ướp" nổi tiếng khác được người châu Âu và người Mỹ "thêu dệt" trong giai đoạn mà các quốc gia này liên tiếp lấy các cổ vật vô giá khỏi Ai Cập. Sau khi con tàu Titanic bị chìm vào năm 1912, một số tờ báo thậm chí còn đẩy mạnh thuyết âm mưu rằng con tàu đã chìm vì "lời nguyền của xác ướp".
Mặc dù không rõ có bao nhiêu người thật sự tin vào những "lời nguyền" này, tuy nhiên nó đã trở thành đề tài cực kỳ quen thuộc cho các tựa phim kinh dị như The Mummy (1932) cùng các phần sau đó, cũng như các bộ phim hài kinh dị như Mummy's Boys (1936), Abbott and Costello Meet the Mummy (1955).
Việc khai quật nơi yên nghỉ của vua Tutankhamen vào năm 1923 có lẽ là trường hợp nổi tiếng nhất về lời nguyền của Pharaoh. Nó khiến nhiều người hoảng sợ và củng cố niềm tin về sức mạnh tâm linh huyền bí. Một số người có mặt lúc mở cửa lăng mộ chết yểu theo những cách kỳ lạ.
Howard Carter, nhà khảo cổ học người Anh đứng đầu cuộc khai quật, phát hiện phiến đất sét ở một căn phòng nhỏ trong lăng mộ.
Vài ngày sau, một thành viên của nhóm nghiên cứu đã giải mã được các chữ tượng hình trên phiến đất sét, và lời nguyền nói rằng: “Cái chết sẽ đến với bất kỳ kẻ nào dám quấy rối sự yên bình của các Pharaoh.”
Dấu hiệu đầu tiên về lời nguyền xảy ra khi Carter nhờ một người báo tin về nhà.
Khi đến nơi, sứ giả đưa tin nghe thấy tiếng kêu yếu ớt và chứng kiến con chim hoàng yến của Carter đang bị rắn hổ mang ăn thịt. Rắn hổ mang là một linh vật có nhiệm vụ canh giữ lăng mộ theo quan niệm của người Ai Cập.
Trong vòng 7 tuần sau khi mở cửa lăng mộ, bá tước xứ Carnarvon tên là Clark, người đồng khám phá lăng mộ Pharaoh Tutankhamun cùng với Carter, qua đời do biến chứng từ một vết muỗi đốt. Con chó cưng của bá tước cũng chết bất thường, không rõ lý do.
Các phương tiện truyền thông đại chúng nhanh chóng đưa tin “lời nguyền của Pharaoh” ứng nghiệm, và đến giờ người ta vẫn còn tin vào điều này.
Conan Doyle, tác giả bộ tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng Sherlock Holmes, cùng tiểu thuyết gia Marie Corelli cũng ngay lập tức đưa ra cảnh báo, bất kỳ ai dám bước vào lăng mộ bị phong ấn trước đó đều phải chịu hậu quả thảm khốc.
Tuy nhiên, những người hoài nghi chỉ ra rằng nhiều du khách đến thăm và một số nhà khảo cổ giúp khám phá lăng mộ vẫn sống khỏe mạnh.
Một nghiên cứu cho thấy, trong số 58 người có mặt khi lăng mộ và quan tài Pharaoh Tutankhamun được mở ra, chỉ có tám người chết trong vòng 12 năm sau đó. Tất cả những người khác vẫn còn sống bao gồm Howard Carter, người qua đời vì ung thư hạch năm 1939, thọ 64 tuổi.
Lý giải khoa học
Hầu hết các lời nguyền của người Ai Cập mang tính chất siêu hình. Nhưng trong một số trường hợp, những cái bẫy và việc sử dụng chất độc đã khiến người ta hiểu nhầm đó là phép thuật, gây thương tích hoặc thậm chí tử vong kẻ xâm phạm.
Ví dụ, các lăng mộ được niêm phong, cài chốt cửa với nhiều căn phòng bí mật rất khó tiếp cận. Lối đi bị chặn bằng phiến đá khổng lồ, có những hố sâu, cánh cửa gài bẫy. Ngoài ra, các kỹ sư Ai Cập cổ đại phủ lên sàn và tường lăng mộ bằng bột hematite, loại bụi kim loại sắc nhọn gây ra cái chết từ từ và đau đớn cho người hít phải.
Năm 2001, khi tiến sĩ Zahi Hawass và các cộng sự xâm nhập vào một ngôi mộ trên ốc đảo Bahariya (Ai Cập), nhóm nghiên cứu phát hiện một chiếc quan tài bằng đá cài bẫy chứa lớp bột hematit dày 20 cm. Họ buộc phải tạm ngừng cuộc khai quật cho đến khi trở lại với trang phục bảo hộ và mặt nạ phòng độc.
Một trong số những lời nguyền kỳ lạ là “Lời nguyền con lừa”, trong đó kẻ xâm phạm lăng mộ sẽ bị một con lừa cưỡng hiếp. Con lừa là biểu tượng khuôn mặt của ác thần Sheth, con của thần đất Geb và nữ thần bầu trời Nut.
Một lời nguyền hoàn chỉnh khác được biết đến là của Amenhotep, một vị linh mục sống trong triều đại thứ 18 của Ai Cập cổ đại. Ông đe dọa bất cứ ai làm hỏng ngôi mộ của mình bằng một danh sách dài các hình phạt.
“Kẻ xâm phạm sẽ mất hết địa vị và danh dự trên dương thế, bị thiêu trong lò nung bằng nghi thức đáng sợ, bị lật thuyền và chìm xuống biển, không có người thừa kế, không được chôn cất và cúng tế khi chết, cơ thể phân hủy do chết đói và xương tan thịt nát.”
Truyền thuyết xung quanh “lời nguyền của Pharaoh” bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 7, sau khi người Ả Rập chinh phục Ai Cập nhưng không thể đọc được các chữ tượng hình, khiến mọi thứ đều trở nên bí ẩn.
Họ tin rằng người Ai Cập bảo vệ lăng mộ của mình bằng phép thuật hoặc nguyền rủa bất kỳ ai dám tiến vào bên trong. Ngoài ra, phép thuật cũng có thể làm xác ướp sống lại.
Nhiều nhà văn Ả Rập cảnh báo mọi người không nên đụng chạm vào các xác ướp hoặc lăng mộ, bởi vì họ biết người Ai Cập đã sử dụng ma thuật trong lúc tiến hành nghi lễ cho đám tang. Cuốn sách đầu tiên viết về lời nguyền của người Ai Cập được xuất bản vào năm 1699, kể từ đó có hàng trăm cuốn sách khác ra đời với chủ đề tương tự.
Trong khi lời nguyền dường như chỉ là sự mê tín của người xưa, rất nhiều người hiện đại ngày nay vẫn tự trang bị cho mình vật hộ mệnh, hoặc bùa chú để chống lại ảnh hưởng của lời nguyền.
Các nghiên cứu khoa học gần đây đã tiết lộ một hiện tượng tâm lý kỳ lạ: “Những người tin rằng mình đang bị nguyền rủa cuối cùng sẽ gục ngã trước một căn bệnh vật lý gây nên do sự căng thẳng thần kinh”. Rất có thể lời nguyền từ thời cổ đại vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay nhờ hiệu ứng này.