Trong số những thành tựu văn minh tiêu biểu của thế giới cổ đại, kim tự tháp chính là công trình kỳ bí bậc nhất. Hàng nghìn năm đã trôi qua, mặc dù trình độ văn minh của nhân loại đã có những phát triển vượt bậc, song khi nghiên cứu về các kim tự tháp có thể thấy những gì người Ai Cập cổ đại để lại vẫn còn là bí ẩn mà khoa học không dễ giải thích.
Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông với bốn mặt bên là tam giác đều. Ở Ai Cập đến nay người ta tìm ra 138 kim tự tháp. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km. Theo các nghiên cứu thì hệ thống kim tự tháp cũng chính là lăng mộ của những vị Pharaon (tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại). Ở đó không chỉ chứa xác ướp của các bậc quyền uy tối cao nhất thời bấy giờ mà còn có cả vàng bạc, thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả xác ướp của những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Nhiều nhà khảo cổ cũng đã khẳng định rằng, kim tự tháp là nơi các Pharaon… tiếp tục cuộc sống sau cái chết (theo quan niệm thời bấy giờ).
Kheops là một trong những kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập và trên thế giới. Đây là công trình xây dựng làm lăng mộ cho Pharaon Kheops, cùng với hai kim tự tháp nhỏ hơn là Khafre và Menkaura. Kheops là một trong Bảy kỳ quan thế giới và là kỳ quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã.
Nghiên cứu cho thấy, các kim tháp tại Ai Cập được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá khổng lồ có khi nặng hàng chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau vô cùng vững chắc, hoàn hảo, trường tồn với thời gian và được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Loại đá này không phải được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Và cách mà những người Ai Cập cổ đại vận chuyển những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hoàn thành kim tự tháp hiện còn là điều bí ẩn.
Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.
Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, con người luôn tò mò và đặt ra nhiều câu hỏi về cách người Ai Cập cổ xưa xây dựng nên Kim Tự Tháp - một kỹ thuật xây dựng đỉnh cao được thiết kế từ hơn bốn thiên niên kỷ trước. Làm thế nào người Ai Cập cổ đại có thể vận chuyển những khối đá cực nặng lên cao đến vậy?
Các nhà nghiên cứu ở Ai Cập đã thực hiện một khám phá bất ngờ trong một mỏ đá cổ đại, cho thấy những người thợ xây dựng kim tự tháp đã sử dụng một đoạn đường dốc làm cho việc di chuyển những tảng đá khổng lồ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Họ phát hiện ra một hệ thống đường dốc 4.500 năm tuổi được sử dụng để chuyên chở đá alabaster ra khỏi mỏ đá vàmột vài thông tin cho rằng điều này có thể cung cấp manh mối về cách người Ai Cập xây dựng các kim tự tháp.
Địa điểm khai quật là một mỏ đá cổ tên Hatnub, nằm lọt thỏm bên trong sa mạc Sahara ở phía đông sông Nile. Theo trang Live Science, thiết kế của con dốc này cho thấy nó từng được sử dụng để kéo những khối đá lớn lên một con dốc nhờ vào các công cụ như xe kéo và dây thừng.
Tranh cãi về bí ẩn đằng sau mặt nạ xác ướp dọc theo hệ thống này là hai cầu thang được gia cố bằng các lỗ trụ, điểm nhiều khả năng dùng để buộc dây thừng cách đây nhiều ngàn năm và kéo những khối đá khổng lồ. Thiết kế như vậy giúp giải tỏa phần nào sức nặng đè lên vai những người lao động tại xưởng đá khi cần di chuyển đá để xây kim tự tháp.
"Hệ thống này bao gồm một đoạn đường nối trung tâm đặt hai bên cầu thang với nhiều lỗ trụ", theo ông Y Yisis Gourdon, đồng chỉ huy sứ mệnh khai quật tại Hatnub, nói với Live Science. Sử dụng một chiếc xe trượt tuyết mang theo một khối đá và được gắn bằng dây thừng vào các cột gỗ này, người Ai Cập cổ đại có thể kéo các khối thạch cao ra khỏi mỏ đá trên những con dốc rất cao từ 20% trở lên (ít nhất 11%).
Đội ngũ chuyên gia cho hay đây là lần đầu tiên họ tìm được một hệ thống con dốc dùng để vận chuyển đá, với các dấu hiệu cho thấy nó có niên đại “ít nhất từ thời pharaoh Khufu trị vì”, tức lọt vào thời điểm đại kim tự tháp Giza được xây dựng.
Kara Cooney, giáo sư nghệ thuật và kiến trúc Ai Cập tại Đại học California, L.A., người không tham gia vào nghiên cứu này cho biết, rất khó để nói về tầm quan trọng của phát hiện này.
Theo lời giải thích của Donald Redford – giáo sư chuyên nghiên cứu nền văn minh Địa Trung Hải cổ xưa tại bang Pennsylvania, có thể người Ai Cập cổ chọn kiểu dáng khác biệt cho những ngôi mộ Pharaoh của họ vì họ tôn thờ Thần Mặt Trời. Thần Mặt Trời của người Ai Cập được coi là đấng sinh thành các Pharaoh. Thần đã tự tạo ra mình từ một ngọn đồi nhỏ có hình kim tự tháp trước khi tạo ra các vị thần khác. Hình dáng của kim tự tháp tượng trưng cho các tia sáng mặt trời.
Cũng theo giáo sư Redford, các pharaoh đều bắt đầu xây dựng các kim tự tháp dành cho mình ngay khi họ lên ngôi. Đầu tiên, pharaoh phải thành lập một ủy ban xây dựng kim tự tháp bao gồm một đốc công, một kỹ sư trưởng và một kiến trúc sư. Thường thường các kim tự tháp được đặt bên bờ tây sông Nile với quan niệm rằng linh hồn của các pharaoh sẽ hòa cùng với ánh mặt trời khi mặt trời lặn xuống trước khi tiếp tục chu trình bất diệt cùng vầng thái dương. Giáo sư Redford thêm rằng, hai yếu tố quyết định đến vị trí xây dựng kim tự tháp là các kim tự tháp phải hướng đến chân trời phía tây nơi mặt trời lặn, đồng thời phải gần thành phố trung tâm Memphis của Ai Cập cổ đại.
Phần trung tâm của các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi lấy trong vùng. Đá vôi có chất lượng tốt hơn được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp khiến chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ cách xa hàng dặm. Đá đặt trên đỉnh thường là đá granit, bazan hoặc bất kì loại đá cứng nào khác có thể mạ được vàng, bạc hoặc electrum – hợp kim vàng và bạc. Đặc biệt những viên đá đó phải phản chiếu tốt ánh sáng mặt trời.
Hầu hết các nhà Ai Cập học đã nghĩ rằng người Ai Cập đã sử dụng các hệ thống đường dốc để xây dựng các kim tự tháp, nhưng cũng có những giả thiết khác về phương tiện và cách thức họ đã sử dụng.
Vì vậy, mặc dù phát hiện hệ thống đường dốc trong mỏ đá alabaster cho chúng ta biết đôi điều về kiến thức công nghệ xây dựng của người Ai Cập, nhưng nó không trả lời những câu hỏi lớn về cách họ xây dựng các kim tự tháp. Và điều đó chính xác theo cách mà người Ai Cập cổ đại muốn.
Giống như bất kỳ chế độ quân chủ nào khác, các Pharaoh thường sẽ tìm cách che giấu bí mật của họ lâu nhất và tốt nhất có thể, theo ông Cooney, người Ai Cập đã cố tình không để lại bất kỳ ghi chép nào về cách họ xây dựng kim tự tháp.