Hướng dẫn sắm lễ và văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé

2023-05-17 14:24:30.0
Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình

MỤC LỤC

    Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình

    Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, có nghĩa là có một thế hệ mới bắt đầu.

    “Đây là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấu ấn tín ngưỡng thờ Mẫu, hi vọng con người ta phải nhớ về cội nguồn. Ngoài ra nó còn biểu hiện những mong ước tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ kế tiếp”

    1. Nguồn gốc và Ý nghĩa việc cúng mụ đầy tháng

    Nguồn gốc của tục cúng đầy tháng

    Cúng mụ cho trẻ sơ sinh vào ngày nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ.

    Xuất phát từ sinh lý tự nhiên, tháng đầu tiên trong cuộc đời của em bé vô cùng quan trọng. Ngày xưa ở Việt Nam, em bé sau khi ra đời không được đặt tên ngay vì tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh rất cao. Trong 4 tuần đầu sau khi lọt lòng mẹ, trẻ em dễ chết yểu vì khả năng đề kháng của bé chưa được hoàn thiện và chưa hoạt động đúng mức.

    Thống kê khác cũng cho thấy, trong số trẻ không may chết trong năm đầu đời thì có tới 2/5 sẽ chết ngay trong tháng đầu tiên. Vì thế, việc tổ chức cúng đầy tháng cũng là dấu mốc cho thấy đứa trẻ đã thoát được hai phần ba của những rủi ro trong năm tuổi đầu tiên của cuộc đời, vì vậy ngày đầy tháng là dịp ăn mừng cho cháu, bố mẹ và thậm chí là cả họ hàng.

    Tháng đầu sau khi em bé được sinh ra cũng là giai đoạn ở cữ của sản phụ, do đó khi kết thúc tháng đầu cũng là sự kết thúc của giai đoạn khó khăn nhất không chỉ đối với bé mà với cả bà mẹ thời hậu sản.

    Những tín ngưỡng dân gian ngày xưa quy ước đàn bà ở cữ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc với người khác. Do đó ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình với nội - ngoại, họ hàng và những người thân quen về thành viên mới, vì thế lễ đầy tháng cũng có thể coi như chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở.

    Nguồn gốc của tục cúng Mụ

    Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) mà trực tiếp là 12 Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc,… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi) thì bố mẹ, ông bà phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các Bà Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

    Như vậy, lễ cúng đầy tháng cho bé là một trong những lễ cúng Mụ và trong lễ này, ngoài việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống để chiêu đãi khách khứa, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cung kính 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông

    - Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)
    - Mụ bà Vạn Tứ Nương, đảm nhiệm việc thai nghén (chuyển sanh)
    - Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
    - Mụ bà Lưu Thất Nương, đảm nhiệm vụ nặn hình hài là nam hay nữ cho đứa bé sinh ra.
    - Mụ bà Lý Đại Nương, trong coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
    - Mụ bà Hứa Đại Nương, thụ lý việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
    - Mụ bà Trần Tứ Nương, làm công việc sanh đẻ (chú sanh)
    - Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người chứng kiến và giám hộ việc sinh đẻ.
    - Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
    - Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
    - Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
    - Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)

    3 Đức Ông bao gồm , Tổ Sư , Thánh Sư , Tiên Sư.

    Xem thêm Lịch Âm Dương - Xem Ngày Tốt Xấu

    2. Hướng dẫn sắm lễ cúng mụ đầy tháng

    Chuẩn bị lễ cúng, mâm cúng đầy tháng miền Bắc - Trung - Nam

    Sắm lễ, thực hiện thủ tục nghi lễ cúng tháng là phong tục có ý nghĩa tốt đẹp và nghi lễ, cách cúng đầy tháng cho bé sẽ có những điểm khác biệt một chút ở mỗi miền và cách cúng đầy tháng cho bé trai và cúng đầy tháng cho bé gái.

    Cúng mụ làm lễ đầy tháng cần chuẩn bị gì, cúng đầy tháng chay hay mặn... sẽ phụ thuộc vào mỗi gia đình, vùng miền và giới tính sẽ có cách sắm đồ cúng, lễ vật mâm cúng đầy tháng cho em bé cần những gì tùy theo nhu cầu mà có cách sắm lễ cúng đơn giản nhất hay cầu kỳ, nhiều món.

    Tuy nhiên, dù mâm cơm cúng làm đầy tháng cho bé đơn giản thế nào cũng nhất thiết cần phải có các đồ lễ cơ bản và mỗi vùng miền khác nhau một chút về lễ vật. Các bạn có thể tham khảo dưới đây

    Mâm lễ cúng Mụ cúng đầy tháng con gái và con trai cần những gì?

    - Tôm, cua, ốc hoặc chim: con trai 7, gái 9 con mỗi loại tượng trưng cho vía của đứa trẻ.

    - Đũa hoa: Đũa hoa cúng mụ đầy tháng là gì? Đây là loại đũa thường được thêm bông hoa trên đầu đũa và được vót ngược đầu, không thể thay thế bằng loại đũa khác. Bởi theo quan niệm thì đây là loại đũa mà bà Chúa Đầu Thai người chủ chất tạo nên đứa trẻ nên cúng đũa này với ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng lẫn tạ ơn đối với bà Chúa nói riêng và những vị tiên khác nói chung.

    - 13 bát chè nhỏ (hoặc có thể cúng cháo lễ đầy tháng)

    - 13 đĩa xôi nhỏ (gấc, vò, dừa…)

    - 13 miếng trứng gà hoặc 13 quả trứng chim cút, vịt

    - 13 bông hoa cúng đầy tháng cho bé. Vậy cúng đầy tháng nên mua hoa gì để chưng, cúng? Thông thường, hoa cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái nên chọn đó là hoa cát tường, hoa đồng tiền (trắng, vàng, hồng, đỏ), lưu ly (Lyly)

    - 13 cái bánh kẹo nhỏ

    - 13 miếng trầu têm cánh phượng

    - 13 bộ quần áo (một bộ to dành cho Bà Chúa Đầu Thai và 12 bộ nhỏ cho 12 Bà Mụ)

    - 13 nén hương

    - 13 tờ tiền thật

    - Một bát nước to

    - Bát muối gạo

    Mâm lễ cúng Đức Ông, 3 vị Đức Thầy

    3 chén cháo nhỏ, 1 chén cháo lớn, 3 bát tô chè nhỏ, 1 tô chè lớn, 1 con vịt luộc ( có thể là gà luộc, thịt heo quay, luộc), các loại tiền, vàng mã, nhang, nến thơm, rượu trắng hoặc trà.

    Ngoài những thứ lễ trên không thể thiếu lễ vật cúng trên bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật, ông Thổ Thần,…

    3.     Văn khấn - Bài cúng mụ cho trẻ sơ sinh

    – Nội dung của một bài văn khấn cúng đầy tháng được rất nhiều thế hệ truyền lại sẽ có những chi tiết khác nhau vì mỗi gia đình sẽ cầu mong những điều khác nhau. Nhưng trong một nội dung cơ bản mà các bậc cha mẹ nào cũng phải có như sau:

    Đầu tiên nói ngày tháng cúng
    Đọc tên cha mẹ và tên của đứa trẻ + ngày tháng năm sinh
    Đọc địa chỉ đang sinh sống
    Nói tên các vị tiên, bà mụ để cúng tạ ơn
    Đọc điều mà gia đình cần mong cho đứa trẻ.

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

    – Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa và Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

    –Con lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa và chư vị Tiên nương.

    Hôm nay nhằm ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng ….. năm ……

    Vợ Chồng ( ông bà) Chúng con tên là ……………………… Chúng con hiện đang ngụ tại địa chỉ ……………. đã sinh được con (trai, gái), cháu tên là ………………

    Nhân ngày tròn 30 ngày tuổi cho cháu, chúng con thành tâm khấn cầu chuẩn bị một số lễ vật trình lên các ngài, trước bàn toạ chư vị Tôn thần con xin trình: nhờ ơn các vị thánh thần, thần linh, tổ tiên ông bà cho con được sinh ra cháu bé, tên là……………tên của bé…………….. sinh ngày năm sinh………………… được mạnh khỏe, hạnh phúc, tấn tài tấn lộc.

    Chúng con xin phép chư vị hạ trần, chứng giám lòng thành của vợ chồng và gia đình con thụ hưởng lễ vật , phù hộ, che chở cho cháu bé được mau ăn chóng lớn, bình an, sức khỏe dồi dào, thông minh, tài năng, xinh đẹp và được hưởng vinh hoa phú quý giàu sang đến suốt đời cháu. Cầu các ngài Phù hộ cho gia đình phu thê chúng con được bình yên, hạnh phúc an khang, phúc thọ, vạn sự được như ý muốn.

    Chúng con thành tâm dâng lễ.

    Nam mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật !

    => Sau lời khấn của cha mẹ thì có thể làm tiệc ăn mừng mời người thân bạn bè đồng nghiệp vào khai tiệc. Mọi người có thể chúc mừng lì xì, tặng quà may mắn đến cho cháu nhỏ + tặng những câu chúc tốt đẹp thiên liên dành cho nó.

     

    Nghi thức cúng mụ cho trẻ sơ sinh chuẩn xác nhất

    Nghi thức cúng mụ không phải là việc làm qua loa hay làm cho có. Có rất nhiều quan niệm từ xa xưa cho rằng, nếu như bạn thực hiện sai các nghi thức thì trẻ sẽ rất khó khăn trong việc phát triển cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này.

    Để có thể giúp quá trình cúng mụ diễn ra nhanh chóng, bạn cần nắm rõ các nghi thức cúng mụ cho trẻ sơ sinh, cụ thể như sau:

    Nghi thức khấn vái

    Nghi thức khấn vái chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với những người lớn tuổi. Người thực hiện cúng vái hay còn gọi là chủ lễ sẽ đứng ra thắp hương cũng như cầu xin tổ tiên, tuyên bố lý do cho buổi lễ cúng đầy tháng này. Thường thì sẽ là người lớn tuổi đại diện, chẳng như ông nội hoặc người đại diện của nhà nội sẽ đứng ra thực hiện nghi lễ này.

    Tiếp đó là bố mẹ của em bé, họ sẽ lần lượt thắp 3 nén hương lên bàn thờ tổ tiên. Nghi lễ này cần quần áo cũng như tác phong của người đại diện phải thật chỉnh chu. Khi đó, họ sẽ bắt đầu cầu cho tổ tiên chứng giám và bày tỏ lòng thành kính, đáp lễ một cách toàn tâm nhất.

    Bên cạnh việc cúng đầy tháng, người đại diện chủ lễ sẽ xưng danh các Bà Mụ và Thần Phật. Điều tiếp theo cần quan tâm chính là ngày giờ cúng và tên tuổi của hai vợ chồng đứa con.

    Ngoài ra, người đại diện phải khấn vái nơi ở của hộ gia đình cũng như lý do tổ chức buổi lễ. Trong suốt quá trình khấn vái, chủ lễ cần có lòng thành khấn vái, bày tỏ lòng thành biết ơn đối với Bà Mụ, Đức Ông, Chư Phật và tuyệt đối không có chấp niệm xấu.

    Trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ, người đại diện nói chung và các thành viên trong gia đình nói riêng nên tập thành tâm cầu khấn mọi điều tốt đẹp cũng như mong cầu may mắn cho đứa trẻ.

    Nghi thức khai hoa

    Sau khi đã trải qua hình thức khấn vái của người đại diện, tiếp đến sẽ là nghi thức khai hoa, đặt đứa con giữa bàn lễ. Người đại diện sẽ rót trà và thắp 1 nén hương để xin phép khai hoa cho em bé. Tiếp đến sẽ ẵm bé bằng 1 tay, tay còn lại sẽ cầm nhánh hoa quơ xung quanh miệng bé và đọc câu vè theo truyền thống từ xa xưa.

    Thực hiện nghi thức này nhằm mục đích mong cho đứa trẻ lớn lên đều mang đến sự tốt lành, may mắn, giàu sang và được nhiều người yêu mến.

    Nghi thức đặt tên con

    Sau khi đã tiến hành xong buổi lễ khai hoa cho đứa trẻ thì người đại diện sẽ bắt đầu lật đồng tiền hay còn được gọi là xin keo để đặt tên cho con.

    Trong quá trình lật đồng tiền, nếu như có đồng úp và một đồng ngửa thì cái tên mà gia đình đã định sẵn sẽ được chấp nhận. Còn trường hợp cả 2 đồng xu đều úp xuống hoặc ngửa lên thì cần đổi tên khác và gieo lại.

    Thao tác này được thực hiện liên tục 3 lần. Nếu như các mặt của đồng xu luôn úp hoặc ngửa 2 mặt cùng nhau thì lập tức phải đổi tên khác cho đứa bé.

    Những điều nên làm sau khi tiến hành những nghi lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh

    Sau khi đã trải qua các nghi thức cầu khấn, gia đình cần chờ đợi đến khi nén hương đầu tiên gần hết thì người đại diện sẽ chăm thêm trà, tiếp tục khấn vái.  Trong suốt quá trình này, tất cả mọi người có mặt đều phải bày tỏ lòng thành biết ơn, cảm tạ đối với tổ tiên. Mang vàng mã đem đi đốt, vẫy rượu và cuối cùng là vẩy muối, gạo xung quanh bàn lễ.

    Sau khi đã kết thúc buổi lễ cúng vái Bà Mụ cho em bé, hai bên gia đình nội, ngoại, bạn bè sẽ cùng nhau thụ lộc và trao quà. Có rất nhiều gia đình sẽ mừng tuổi đầy tháng và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp cho em bé. Đây là điều nên làm và dần trở thành một hình thức không thể nào thiếu khi cúng mụ cho trẻ sơ sinh.

    Bên cạnh đó, theo quan niệm xưa, người mẹ cần được làm phép tẩy uế trong những ngày tháng ở cữ. Hành động sẽ được thực hiện bằng việc bồng con và đi lại nồi nước sôi, trong đó có đinh nung đỏ.

    Trong trường hợp này, nếu như bé trai thì sẽ đi 7 lần và bé gái sẽ là 9 lần. Tiếp đó, các mẹ sẽ đi xung quanh ngôi nhà và lần đầu tiên đi chợ phải mua gạo và muối. Trong lúc về phải cố ý làm rơi những đồng tiền lẻ nhằm mục đích mong cầu cho đứa trẻ sau này sẽ có được cuộc sống dư dả và sung túc. Việc đánh rơi tiền lẻ cũng đồng nghĩa với việc trút bỏ hết những điềm xui xẻo, mong muốn nhận lại tài lộc, may mắn cho gia đình và con trẻ.

    Cúng mụ cho trẻ là điều mà ông bà, cha mẹ đều phải thực hiện vì điều này hoàn toàn có thể quyết định trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về việc cúng mụ cho trẻ sơ sinh. Hãy áp dụng đầy đủ các nghi thức để có thể mang đến một tương lai tốt nhất cho trẻ.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ