Những chiếc máy bay mất tích một cách khó hiểu và không để lại dấu vết nào, bất chấp những công nghệ giải cứu và tìm kiếm phức tạp mà chúng ta có. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu những vụ mất tích máy bay bí ẩn trên thế giới.
Vụ mất tích chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines được xem là một trong những bí ẩn lớn nhất của hàng không thế giới.
MH370 mất tích vào ngày 8.3.2014 trong chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Sự biến mất của chiếc Boeing 777 với 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn trên máy bay đã dẫn đến nỗ lực tìm kiếm trải dài từ Ấn Độ Dương phía tây Australia đến Trung Á.
Chuyến may mang số hiệu MH370 của Malaysia mất tích ngày 8/3/2014 trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Liệu có phải do lỗi kỹ thuật đã khiến MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương? Phi công tự sát? Hay thực sự đã xảy ra một vụ bắt cóc? Hàng chục mảnh vỡ đã được phát hiện nhưng các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định được vị trí chiếc máy bay và vì sao nó mất tích.
Chiều 5-12-1945, năm máy bay của hải quân Mỹ rời căn cứ Lauderdale ở Florida trong sứ mệnh tập huấn dưới sự chỉ đạo của người hướng dẫn giàu kinh nghiệm Charles Taylor. Sau 1 giờ 30 phút, các phi công thông báo họ hoàn toàn mất phương hướng, la bàn bị hỏng. Cả năm chiếc đều rơi xuống biển, 14 người thiệt mạng. Một chiếc máy bay khác được phái đi tìm kiếm những chiếc máy bay gặp nạn cũng …biến mất! Cả 13 người trên chiếc máy bay này được cho là đã chết.
Chuyến bay 19. Tam giác Bermuda được nhắc đến nhiều với những vụ máy bay biến mất bí ẩn khi có hơn 20 chiếc máy bay được cho là đã mất tích trong khu vực thuộc Bắc Đại Tây Dương, nằm giữa Florida và quần đảo Greater Antilles. Một những vụ mất tích này là Chuyến bay 19 - vụ mất tích của nhóm 5 chiếc máy bay ném ngư lôi TBM Avenger ngày 5/12/1945. Nhóm máy bay cùng 14 người được cho là đã bay ra xa vùng biển, sau đó hết nhiên liệu và rơi xuống. Một cuộc tìm kiếm lớn được tiến hành, nhưng không thể tìm ra tung tích của những chiếc máy bay này.
Điều lạ lùng là sau đó liên tiếp xảy ra những vụ máy bay “bốc hơi” bí ẩn tại “tam giác quỷ” Bermuda. Ngày 30-1-1948, chiếc máy bay Star Tiger của Hãng hàng không Anh BSAA chở 25 hành khách mất tích khi bay qua tam giác Bermuda. Ngày 17-1-1949, thêm một máy bay nữa của Hãng BSAA, chở 20 hành khách, mất dấu vết một cách bí ẩn giữa lúc thời tiết thuận lợi khi bay từ Bermuda tới Jamaica.
Máy bay vận tải DC-3. Dù chuyến bay chở 29 người từ San Juan tới Miami này gặp nạn với nguyên nhân được cho là do bất ngờ hết nhiên liệu, nhưng các nhà điều tra cho biết, họ không đủ thông tin đáng tin cậy để xác định nguyên nhân của thảm họa năm 1948. Bởi vậy nhiều người cho rằng, sự kiện này là "một ngày khác ở Tam giác Bermuda".
Chuyến bay 191 thực chất không phải một vụ tai nạn mà nó chỉ là một sự cố liên quan đến một chuỗi tai nạn của các chuyến bay số 191. Thực tế, có nhiều tai họa đến nỗi các chủ khách sạn không muốn xây đến tầng thứ 13, một số hãng hàng không mê tín đã loại bỏ hẳn con số 191.
Con số 191 không có tội lỗi gì nhưng số vụ tai nạn máy bay gắn với con số này trong hơn 40 năm qua đã khiến một số hãng máy bay nghĩ tới chuyện cho “nghỉ hưu sớm” chuyến bay mang con số này.
Một trong những vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử ngành hàng không Mỹ vào năm 1979 liên quan tới chuyến bay 191. Chuyến bay đã gặp nạn chỉ sau vài phút cất cánh tại sân bay quốc tế O'Hare, Chicago, khiến 285 hành khách và 13 thành viên phi hành đoàn tử vong.
Một tai nạn khác liên quan tới con số 191 là chuyến bay 191 của máy bay thử nghiệm X-15 vào năm 1967 khiến phi công thiệt mạng. Năm 2012, cơ trưởng chuyến bay 191 của hãng hàng không JetBlue Airways bị tấn công bất ngờ. Hành khách trên chuyến may phải khá vất vả mới làm vị cơ trưởng trấn tĩnh trở lại.
Từ những năm 60, 5 chuyến bay mang số 191 đã gặp tai nạn nghiêm trọng, trong đó có vụ tai nạn tồi tệ nhất lịch sử hàng không Hoa Kỳ đã lấy đi sinh mạng của 273 người. Gần đây nhất, vào năm 2012, chuyến bay số 191 của hãng hàng không JetBlue đã được lên trang đầu của các tờ báo, sau khi viên phí công chính mất trí và ba hoa về chúa Jesus, khủng bố và sự kiện 11/9 trong buồng lái. Ông ta đã được đưa ra khỏi máy bay và trấn an bởi viên phi công phụ và các hành khách trước khi được chuyển vào bệnh viện tâm thần.
Mặc dù, sự cố của chuyến bay 191 chỉ như một sự trùng hợp, các nhà số học đã có một cuộc tranh luận để giải mã ý nghĩa của con số này.
Bí ẩn vẫn bao trùm vụ rơi chuyến bay 990 của hãng EgyptAir từ New York (Mỹ) tới Cairo (Ai Cập) ngày 31-10-1999. Chiếc Boeing 767 chở 217 người đã đâm xuống Đại Tây Dương, phía nam Massachussetts
Cơ phó của chuyến bay là Gamil el-Batouty bị khiển trách vì có hành vi quấy rối tình dục một nhân viên cấp cao EgyptAir. Khi đó, cơ trưởng nói với el-Batouty rằng đó là chuyến bay cuối cùng của ông ta. El-Batouty đáp trả lại: “Đó cũng là chuyến bay cuối cùng của ông”.
Sau đó, khi cơ trưởng trên máy bay vào phòng vệ sinh, hộp đen máy bay ghi lại lời el-Batouty nói: “Tôi thuộc về Chúa”, rồi đâm máy bay xuống biển.
El-Batouty lặp lại câu nói trên nhiều lần. Cơ trưởng trở lại buồng lái nhưng không thể đảo ngược được tình hình. Ủy ban An toàn giao thông Mỹ (NTSB) xác định hành động của el-Batouty đã khiến máy bay đâm xuống biển, nhưng nguyên nhân viên cơ phó này làm như vậy thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Ngày 1-6-2009, chiếc máy bay Airbus A330 của Hãng hàng không Pháp Air France bất ngờ mất tích trên Đại Tây Dương khi bay từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Paris (Pháp) mà không có bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào.
Toàn bộ 228 người trên máy bay thiệt mạng. 5 ngày sau, những mảnh vỡ đầu tiên của chiếc máy bay mới được tìm thấy và gần 2 năm sau các nhà chức trách mới trục vớt được thân máy bay. Sau đó 1 tháng, hộp đen mới được tìm thấy.
Cho tới năm 2012, Chính phủ Pháp mới công bố bản báo cáo cuối cùng xác định nguyên nhân vụ tai nạn được coi là một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất của ngành hàng không Pháp này. Theo báo cáo kết luận điều tra dài 356 trang do các nhà điều tra của Cơ quan An toàn hàng không Pháp (BEA) công bố, nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do sai sót của phi công và do trục trặc trong hoạt động của các thiết bị cảm biến tốc độ trên máy bay. Cảm biến tốc độ trên máy bay được cho là đã hư hỏng lúc máy bay đi qua một cơn bão khiến hệ thống bay tự động dừng hoạt động. Các phi công tìm cách giải quyết sự cố nhưng mắc sai lầm khiến máy bay chết máy. Trong khoảng 4 phút khi máy bay bắt đầu chết máy đến khi đâm xuống biển, các phi công quá tập trung xử lý tình huống và không kịp gửi tín hiệu khẩn cấp.
Cho tới nay, thi thể của 74 hành khách vẫn chưa được tìm thấy.
Hiếm có vụ mất tích nào mà dư âm lại dai dẳng như vụ việc của nữ phi công nổi tiếng người Mỹ Amelia Earhart - người phụ nữ đầu tiên bay qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Amelia Earhart và chiếc Lockheed Electra. Một trong những vụ mất tích máy bay nổi tiếng nhất phải kể đến vụ mất tích của nữ phi công người Mỹ Amelia Earhart. Ngày 2/7/1937, nữ phi công này và người hoa tiêu Fred Noonan khởi hành từ Miami để thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới, với chặng dừng đầu tiên ở đảo Howland sau chặng bay 4.200km. Trong hành trình sau đó, Earhart phát tín hiệu radio rằng máy bay hết nhiên liệu và sau đó không lâu, thảm kịch xảy ra. Bất chấp một cuộc tìm kiếm phạm vi rộng, không ai tìm được tung tích của Earhart và Noonan.
Trong khi nhiều người tin và giả thuyết đơn giản là chiếc máy bay của bà Earhart hết nhiên liệu và rơi xuống biển. Tuy nhiên lại có giả thuyết cho rằng nữ phi công là điệp viên của Tổng thống Franklin D. Roosevelt lúc bấy giờ, máy bay của bà bị bắn hạ và bà bị Nhật Bản bắt giữ làm tù binh. Một số người khẳng định chiếc máy bay rơi xuống một hòn đảo của Nhật Bản và nữ phi công xấu số đã bị chôn vùi trong cát. Một số lại cho rằng bà Earhart sống sót sau tai nạn, chuyển tới New Jersey và đổi tên. Và tất nhiên không thể không kể tới giả thuyết cho rằng nữ phi công bị người ngoài hành tình bắt cóc – giả thuyết được chuyển thể trong kịch bản phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng Star Trek: Voyager (1995).
Nhạc sĩ huyền thoại Glenn Miller đã biến mất bí ẩn cùng chiếc máy bay của Không lực Mỹ vào mùa Hè năm 1944. Ông trải qua đêm cuối ở Milton Ernest, gần Bedford vào ngày 14-12-1944. Ngày hôm sau, ông bay tới Paris để tham gia buổi biểu diễn phục vụ quân đội Pháp. Sau khi khởi hành từ trại RAF Tinwood, chiếc máy bay chở người nghệ sĩ lừng danh đã biến mất trên Kênh đào Anh.
Một lần nữa, vụ mất tích bí ẩn lại khiến các nhà giả thuyết quay cuồng. Và cho tới nay, những đồn đoán xung quanh số phận của Glenn Miller vẫn chưa dứt. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc máy bay chở ông Miller đã “bị bắt lửa” sau khi máy bay thả bom Lancaster rải bom xuống Siegen, Đức. Lancaster đã rải 100.000 quả bom cháy trên Kênh đào Anh trước khi hạ cánh.
Tuy nhiên, nhà báo Udo Ulfkotte lại đưa ra giả thuyết khác trên tờ Bild của Đức, cho rằng ông Miller thực ra đã bay tới Pháp nhưng qua đời sau một cơn đau tim trong một nhà thổ ở Paris.
Ngày lễ Haloween năm 1999 là một ngày u ám khi chuyến bay 990 của hãng hàng không Ai Cập rơi xuống Đại Tây Dương khiến 217 người thiệt mạng. Cục hàng không dân dụng Ai Cập đã tiến hành điều tra vụ việc, nhưng do thiếu nguồn lực và vụ tai nạn xảy ra trên vùng lãnh hải quốc tế nên Ai Cập đã kêu gọi sự trợ giúp từ Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm cứu nạn.
Qua kiểm tra sơ bộ ủy ban này đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn và đề nghị chuyển tiếp vụ việc cho FBI xử lý. Tuy nhiên, phía Ai Cập phản đối và đề nghị Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục điều tra. Bằng chứng về một tội ác tiếp tục được tìm thấy sau đó. Cùng lúc phía Ai Cập đã đủ khả năng kiểm soát mọi chuyện và tự mình tiến hành cuộc điều tra.
Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ và cục hàng không dân dụng Ai Cập đưa ra hai kết luận khác nhau. Phía Hoa Kỳ xác minh rằng viên phi công phụ đã tự sát sau khi cố lao máy bay xuống biển có chủ đích, vì một lí do cá nhân nào đó chưa được xác định. Trong khi Ai Cập đổ lỗi cho sự cố kĩ thuật. Tuy nhiên, không giải thích nào kể trên nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia. Họ cho rằng vụ tai nạn là một âm mưu khủng bố nhằm ám sát 33 nhân viên thuộc Bộ tham mưu Ai Cập trên chuyến bay.
Mặc dù chúng ta không thể biết chính xác diễn biến của vụ việc, tuy nhiên bản ghi âm của viên phi công chính gợi mở khá nhiều điều. Viên phi công chính đã nói: "Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy? Anh đã tắt động cơ phải không?", cùng lúc, phi công phụ lẩm nhẩm: "Tôi tin vào Chúa trời".