Phong tục tập quán của người Hàn Quốc

2015-08-09 09:23:23.0
Theo phong tục của người Hàn quốc, số 04 được cho là con số không may mắn. Vì vậy quà tặng của bạn không được là bội số của 4.,Số 7 là con số may mắn.

MỤC LỤC

    1. Gặp gỡ và chào hỏi

    Người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ cười và động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc. Do sự thâm nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội hiện đại mà ngày nay người ta có thể thay động tác gập lưng bằng cái cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc thể hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội thì động tác gập lưng vẫn đặc biệt được coi trọng. 

    Người Hàn Quốc thường đánh giá cao những nỗ lực của người nước ngoài khi cố gắng bày tỏ lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc: “an-nhon-ha-sae-yo” (xin chào).

    2. Văn hóa làm việc và kinh doanh

    Giới thiệu theo đúng nghi thức: Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác Hàn Quốc đang muốn cộng tác làm ăn. Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác Hàn Quốc càng lớn.

    Xây dựng mối quan hệ: Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ với người Hàn Quốc thông qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu/bữa ăn. Quan trọng là tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác kinh doanh. Hãy nhớ rằng người Hàn Quốc không ngần ngại bàn bạc công việc ngay tại bữa ăn trưa.

    Giao tiếp ứng xử: Trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, không nên tự giới thiệu mình trước mọi người, tốt nhất bạn nên có một người bạn đi cùng để giới thiệu bạn với những người khác. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác. Khi gặp người lớn tuổi, bạn nên dành ra vài phút để thăm hỏi họ. Tốt nhất bạn nên ca ngợi về sức khỏe của họ.

    Hẹn gặp trong kinh doanh: Giờ làm việc thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 6. Thời gian thích hợp nhất để gặp mặt đối tác là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều. Tránh xếp lịch hẹn vào khoảng từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 vì người Hàn thường có 01 tuần đi nghỉ vào thời gian này trong năm.

    Đàm phán trong kinh doanh: Trong quá trình đàm phán, một số người Hàn Quốc sẽ liên tục chuyển chủ đề, tốt nhất bạn nên chú ý đến những điểm quan trọng. Những người giao dịch khác nhau trong cuộc đàm phán sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi, vì vậy điều quan trọng là phải kiên nhẫn lắng nghe. Nếu bạn bị lẫn lộn về những điều khoản trong đàm phán, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi lại họ.

    3. Văn hóa tặng quà

    • Quà tặng thể hiện rất lớn về mối quan hệ ngoại giao thân hữu tại Hàn Quốc và nó luôn luôn được đáp lại.
    • Số 04 được cho là con số không may mắn. Vì vậy quà tặng của bạn không được là bội số của 4.
    • Số 7 là con số may mắn.
    • Giấy gói quà màu đỏ và vàng được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc. Không nên gói quà bằng giấy màu xanh lá cây, trắng hoặc đen. Quà tặng đảm bảo được gói tinh tế và sắc sảo.                 
    • Trao và nhận quà bằng cả hai tay.
    • Không nên mở quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi xem liệu bạn có thể mở quà ngay không. 

    4. Văn hóa ẩm thực

    Các nhà hàng Hàn Quốc thường chuẩn bị sẵn các loại bàn ghế ăn riêng mặc dù các phòng ăn riêng biệt luôn được thiết kế chu đáo. Ngồi ăn trên nền nhà trong suốt cả một giờ đồng hồ có thể làm tê chân, nhưng nó cũng chính là văn hoá truyền thống của người Hàn. Người Hàn thường dùng thìa để ăn cơm, đũa để ăn mì và các món ăn khác. Tay phải luôn dùng để cầm thìa và đũa để ăn thức ăn. Đừng ngạc nhiên nếu thấy người Hàn thổi bằng mũi vào thức ăn trong suốt bữa ăn. 

    Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc gồm nhiều món. Cơm vẫn là món ăn chủ đạo. Kim chi là món ăn không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (Kalbi), Gà hầm nhân sâm (Sam-kopsal) cũng là các món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc.  

    Người lớn tuổi nhất hoặc người quan trọng nhất là người được phép bắt đầu bữa ăn. Người lớn nhất sẽ được phục vụ đầu tiên.

     Tại bàn ăn hay các dịp gặp mặt, bao giờ người Hàn cũng giành những tình cảm trang trọng cho việc rót đồ uống. Phong tục tập quán này đã có lịch sử hàng trăm năm hoặc hơn nữa trong lịch sử hơn 2500 năm của xứ Kimchi. Uống rượu đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt ứng xử của người Hàn. Người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu. Nếu ai đó đưa cho bạn một cái ly không, bạn phải chờ khi người đó rót cho bạn một ly rượu đầy. Người trẻ tuổi luôn rót rượu cho người lớn tuổi. Nếu người lớn tuổi trao ly rượu cho người trẻ tuổi, người ấy phải cầm ly bằng cả hai tay và uống rượu sao cho ly rượu không đối mặt với người lớn tuổi. Khi rót rượu cho ai đó, phải rót bằng tay phải để tỏ rõ phép lịch sự. 

    5. Trang phục

    Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc, tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Hàn Quốc. Sự hài hoà trong các đường may thẳng và uốn lượn của Hanbok ngụ ý thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên sâu sắc. Đồ trang sức đi kèm không thể thiếu khi mặc Hanbok là trâm cài đầu và hoa tai.

    Trang phục truyền thống Hanbok thường được mặc vào những dịp lễ, Tết (Tết âm lịch Tết Trung thu Chuseok và các ngày lễ của gia đình).

    6. Phong tục các dịp lễ tết

    Tết cổ truyền Seollal

    Seollal là ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch. Vào ngày này, toàn bộ gia đình người Hàn Quốc sum họp. Họ mặc bộ Hanbok và tiến hành những nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau các nghi lễ đó, những thành viên trẻ trong gia đình sẽ cúi chào các bậc cao niên theo truyền thống (gọi là phong tục Sabae).

    Phong tục tập quán của người Hàn quốc

    Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “Sae hae bok mani bak tu sae yo”, có nghĩa “cầu chúc năm mới nhiều phúc lành”.

    Tết Đoan ngọ Dano (05/5)

    Dano là một trong ba lễ hội truyền thống lớn nhất của Hàn Quốc cùng với Tết Nguyên ĐánSeollal và Tết trung thu Chuseok. Dano diễn ra vào thời điểm bắt đầu của mùa hè và là Ngày cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu.

    Trong lễ Dano người phụ nữ thường gội đầu bằng một loại lá đặc biệt mà người ta gọi là lá mống mắt (gọi là Changpo) với ý nghĩa là hy vọng tránh được tai ương, rủi ro.

    Tết Trung thu Chuseok (15/8)

    Lễ hội Trung thu Chuseok cũng là dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc. Đó là lễ hội tạ ơn đối với những vụ mùa bội thu. Lễ hội thường được kéo dài 3 ngày. Theo thông lệ, mọi người thực hiện các nghi lễ thờ cúng cổ xưa vào sáng sớm.

    Một trong những món ăn chính được chế biến và thưởng thức trong lễ Chuseok là Song-py-eon, một loại bánh làm từ gạo có hình lưỡi liềm, được hấp cùng lá thông.

    8.  Các quy tắc khác

    Không bao giờ viết tên người Hàn bằng mực đỏ. Nếu bạn làm điều đó, họ sẽ ngầm hiểu là bạn rủa người đó chết. Trong lần làm quen đầu tiên hay gửi thư xin việc cho công ty Hàn mà bạn làm như thế này thì thật là tai vạ. Tuyệt đối đừng để đôi đũa móc vào thức ăn. Muỗng cắm vào trong chén cơm bị xem là điềm gỡ, giống như hình ảnh bữa cơm cúng ông bà của người Hàn. Không được bưng chén canh lên uống ừng ực !. Ăn cơm bằng thìa được xem là có văn hoá. Đi ăn tiệc thì tuỳ theo nhà hàng, bạn có nên tháo giày ra chân hay không. Khi viếng thăm nhà của người Hàn, luôn tháo giày để ngoài cửa nhà. Người Hàn luôn chủ động thanh toán tiền khi họ được mời đi ăn, thường là thanh toán hết cho cả nhóm. Tuy nhiên những lần kế tiếp, ai mời thì đến phiên người ấy thanh toán lại cho cả nhóm.

    9. Những điều cấm kỵ của người Hàn

    HQ có xu hướng tránh số 4. Vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four). Như vậy, số 4 tại HQ là 1 điềm xấu giống như số 13 tại Phương Tây. Trong phong thủy Việt Nam và Trung Quốc cũng đều kiêng kỵ số 4

    Theo nguyên tắc ứng xử thì khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động đó chỉ được sử dụng để cúng rượu chon người chết.

    Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là người cao niên.

    Phụ nữ hàn quốc không thích nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của họ mặc dù phẫu thuật thẩm mỹ là khá phổ biến tại Hàn Quốc. Vì trong nho giáo Hàn Quốc quan niệm rằng vẻ đẹp tự nhiên thì tốt hơn vẻ đẹp nhân tạo.

    Hỉ mũi cạnh bàn ăn là điều cấm kỵ. Quí vị phải bỏ ra ngoài hoặc vào nhà vệ sinh để làm chuyện đó.

    Họ cũng kỵ cắm đũa trên bát cơm vì làm như vậy trông giống như là thắp nhang.

     

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy? Ông Công, Ông Táo dưới góc nhìn đạo Phật
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:22:50.0
    Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
    Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết
    Phong tục tập quán - 2024-02-02 10:19:34.0
    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
    Sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:20:58.0
    Năm 2024 sắp tới là năm con rồng, là linh vật tượng trưng cho nhiều điều may mắn nên có khá nhiều cha mẹ đang có ý định sinh con gái vào trong năm này. Vậy sinh con gái năm 2024 tháng nào tốt?
    Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
    Phong tục tập quán - 2024-01-17 09:18:32.0
    Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
    Nguồn gốc của ông già Noel và ngày Lễ giáng sinh
    Phong tục tập quán - 2023-12-21 10:57:45.0
    Mỗi năm Giáng Sinh về, hình ảnh Ông Già Noel xuất hiện khắp mọi nơi. Ông Già Noel thân thương gần gũi vui vẻ trao quà cho trẻ em. Ông Già Noel thăm viếng và chia sẻ cho những người kém may mắn.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông già tuyết là ai và tại sao lại có ông già tuyết?
    Luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất
    Phong tục tập quán - 2023-12-01 17:35:42.0
    Năm Giáp Thìn 2024 đang rất cận kề, trước thềm năm mới, ai cũng quan tâm đến lá số tử vi của mình trong năm tới để có những dự đoán về vận mệnh. Tình hình nữ chủ mệnh sinh năm Mậu Thìn 1988 thì năm Giáp Thìn 2024 vẫn là một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi hạn Tam Tai. Dưới đây là luận giải tử vi Mậu Thìn 2024 nữ mạng chi tiết nhất.
    Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để con có tương lai tươi sáng?
    Phong tục tập quán - 2023-11-28 16:45:24.0
    Là bố mẹ, ai cũng mong muốn sinh con ra được khỏe mạnh, bình an, có một cuộc sống hạnh phúc, có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, vận mệnh cuộc sống của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ngày giờ sinh. Vậy sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé có một cuộc sống viên mãn, đủ đầy?
    Bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp bố mẹ tuổi nào?
    Phong tục tập quán - 2023-11-07 18:11:28.0
    Ngày tháng năm sinh là một trong những yếu tố quyết định đến vận mệnh của mỗi người. Với những bố mẹ đang có ý định hoặc chuẩn bị sinh con vào năm 2024 thì họ đang rất quan tâm đến chủ đề “bé sinh năm 2024 mệnh gì? Hợp với bố mẹ tuổi nào?”. Dưới đây là những luận giải chi tiết về vận mệnh của bé sinh năm Giáp Thìn 2024 cho bố mẹ cùng tham khảo.
    Chia sẻ