Cúng Tất niên ngày nào tốt 2024? Những việc nên làm, Các lưu ý, gợi ý một số món chay cúng tất niên văn khấn

2023-01-19 22:10:52.0
Đây là nghi lễ quen thuộc và quan trọng trong những ngày cuối năm, đánh dấu một năm cũ sắp trôi qua và chào đón năm mới tươi sáng hơn. Là phong tục tập quán lâu đời và là nét văn hóa của dân tộc ta hàng ngàn năm nay. Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết))

MỤC LỤC

    1. Cúng Tất niên ngày nào tốt năm 2024?

    Đây là nghi lễ quen thuộc và quan trọng trong những ngày cuối năm, đánh dấu một năm cũ sắp trôi qua và chào đón năm mới tươi sáng hơn. Là phong tục tập quán lâu đời và là nét văn hóa của dân tộc ta hàng ngàn năm nay.
    Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết) Trong năm 2023 thì tháng 12 âm lịch là tháng đủ có ngày 30 âm lịch

    Cúng tất niên năm 2024 ngày nào tốt

    Tuy nhiên có một số gia đình tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 24, 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung thời gian tốt nhất để tổ chức lễ cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng trong năm cũ.

    Thường trong ngày cúng tất niên, gia đình chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất. Trước là cúng gia tiên, ông bà tổ tiên những người đã khuất. Sau đó là tất cả các thành viên trong gia đình sum vầy bên mâm cơm ngày cuối trong năm cũ.

    2. Ý nghĩa cúng cuối năm

    Lễ Tất niên là một phong tục tập quán lâu đời và mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam.

    Hoàn tất năm cũ và chào đón năm mới, những sự việc và nhiệm vụ trong năm nay chúng ta đã hoàn thành, chuẩn bị đón năm mới với ý nghĩa và nhiệm vụ mới. Đây chính là cách từng gia đình báo cáo lên bề trên những gì được mất trong năm nay, những gì chưa làm được và mong muốn năm sau sẽ hoàn thành tốt những điều chưa làm được trong năm nay.

    Sau một năm vất vả thì mọi người dọn dẹp, ăn uống và trang hoàng nhà cửa. Đây là dịp để mọi người hưởng thụ, nghỉ ngơi và tận hưởng thành quả của cả năm qua. Nhìn thấy không khí những ngày cận Tết thì lòng người trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

    Dịp lễ Tất niên này chính là lúc để gia đình và người thân tụ họp lại sau những tháng ngày rong đuổi trên đường đời, những gánh nặng mưu sinh sẽ gỡ bỏ, những áp lực học tập bị trôi đi. Cùng nhau tận hưởng những điều hạnh phúc và cuốn trôi những mệt mỏi của năm cũ.

    3. Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ và những gợi ý món chay cúng tất niên

    3.1. Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên

    Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm Tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm Tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
    Đối với mâm cỗ cúng, trước hết là hương và đèn. Hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ).


    Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.
    Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
    Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
    Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

    3.2. Những món chay cúng tất niên 

    Rau củ xào chay

    Bằng cách dùng các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên, bạn cũng có thể làm món rau củ xào chay ngon và đậm đà chả kém ai. Không những ngon, món này còn rất bắt mắt, nổi bật trong mâm cúng lắm đấy!

    Canh rau củ nấu chay

    Canh rau củ chay đơn giản này sẽ làm cả nhà thích mê đấy! Nhờ bắp mỹ, canh có vị ngọt tự nhiên, ăn vào cảm giác thanh nhẹ, ngọt mát rất tuyệt vời. Nguyên liệu gồm nấm rơm, nấm đông cô, bạch quả, đậu hà lan, đậu hũ, cà rốt, củ cải trắng, hành, ngò để trang trí, gia vị các loại.

    Đậu phụ chiên xào nấm tươi

    Món chay đậu phụ chiên xào nấm tươi đều là món chay tốt cho cơ thể. Để chế biến món ăn chay này bạn cần cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và sào chúng với nấm tươi, hành, cùng các loại gia vị, rau thơm khác. Đậu phụ chiên xào nấm tươi là món ăn đậm đà và quen thuộc, lại đủ dưỡng chất, do đó, nó không thể thiếu trong thực đơn ăn chay hàng ngày của các tín đồ chay. 

    Miến xào chay
    Miến rửa sạch, ngâm vào nước lạnh trong 30 phút để cho mềm. Nấm rơm gọt rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát hoặc cắt sợi. Đậu que cắt đầu đuôi, tước xơ, cắt đôi. Đậu hũ chiên vàng, cắt dọc nhỏ. Bắc chảo dầu nóng phi hành thơm, cho cà rốt, đậu que, súp lơ vào xào qua. Tiếp theo cho nấm rơm, đậu hũ xào vừa mềm, nêm một chút muối ăn. Khi các hỗn hợp thấm gia vị, bạn nhanh tay đổ miến đã ráo nước vào. Đảo nhẹ tay để miến không bị nát và thấm gia vị. Món ăn chín tới thì cho miến ra đĩa, rắc thêm tiêu, ớt, hành ngò cho đẹp mắt.

    Giò, chả chay

    Món này làm tại nhà khá cầu kỳ và mất công, nên nếu không có thời gian và vật dụng để làm bạn có thể mua tại các cửa hàng bán đồ chay.

    Xôi gấc 

    Ngâm gạo nếp qua đêm sau đó vo lại và để ráo nước
    Lấy phần ruột gấc, nếu không có gấc tươi bạn có thể dùng gấc trữ đông
    Thêm một chút rượu vào ruột gấc rồi trộn cùng với gạo nếp
    Bạn có thể bỏ hạt hay giữ tùy theo sở thích
    Xóc gạo cùng với muối trắng sau đó cho vào nồi hấp
    Sau 20 phút nước sôi là sẽ được xôi, bạn dùng đũa xới đều sau đó cho thêm đường và dầu ăn để món xôi ngon hơn.

    4. Những việc nên làm trong ngày Tất niên

    Với nhiều người, ngày Tất niên cũng là ngày quan trọng chẳng kém gì mùng 1 Tết. Trong ngày này, có 5 việc quan trọng mà bạn nên làm. 
    Những việc này không phải chỉ nhằm mang đến sự may mắn, hanh thông, tài lộc mà còn là một nét đẹp văn hóa lâu đời cần được gìn giữ.

    4.1. Cúng Tất niên

    Trong ngày Tất niên, một việc quan trọng không thể thiếu chính là cúng lễ Tất niên. Những điều cần lưu ý trong lễ cúng này cũng như cách bày biện, chuẩn bị mâm cỗ cúng ra sao đã được Lịch Ngày Tốt nêu rõ ở các nội dung bên trên.

    4.2. Cúng đón ông Táo về nhà

    Theo truyền thống, các gia đình Việt Nam sẽ tiến hành cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa các vị lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo mọi việc ở hạ giới trong một năm qua với Ngọc Hoàng.
    Sau 7 ngày, tức là vào ngày 30 tháng Chạp, bạn cần phải tiến hành cúng để đón ông Táo về lại nhà và bảo hộ cả gia đình trong năm tới. 
    Tuy nhiên, có rất nhiều gia đình đưa ông Táo về trời nhưng lại lỡ quên mất việc cúng đón ông Táo về nhà.
    Do đó, cúng đón ông Táo cũng là việc cần làm trong ngày Tất niên mà bạn cần ghi nhớ. Thời gian cũng sẽ rơi vào khoảng từ 11h đến 11h45 phút tối, trước lễ cúng Giao thừa.
    Những lễ vật cũng sẽ chuẩn bị giống như khi đưa ông Táo lên trời.

    4.3. Tắm lá mùi

    Từ xa xưa, tắm lá mùi vào ngày cuối năm đã là một tập tục của dân tộc ta. Sở dĩ có việc làm này là bởi ông bà ta cho rằng tắm lá mùi vào ngày cuối cùng của một năm sẽ giúp xua tan những điều xui xẻo của năm cũ và đón năm mới vui vẻ, tốt đẹp hơn.
    Còn theo khoa học, việc tắm lá mùi thực tế mang lại rất nhiều tác dụng tốt, được ví như một phương pháp detox cơ thể.
    Hơn nữa, tắm lá mùi còn được cho là có thể giúp trị trầm cảm, giảm căng thẳng, giảm các cơn đâu đầu, làm sạch da, lưu mùi thơm dễ chịu… giúp người tắm cảm thấy thư thái hơn. Nhờ đó, tâm trạng cũng thoải mái hơn để đón năm mới.
    Với những tác dụng này, Tất niên năm nay bạn đừng quên mua một bó lá mùi già và chuẩn bị nước tắm cho cả nhà nhé.

    4.4. Ăn bữa cơm đoàn viên gia đình

    Mâm cơm cúng ngày Tất niên sẽ càng ý nghĩa và đầm ấm hơn nếu cả nhà quây quần, tề tựu đông đủ bên nhau và cùng dùng bữa cơm cuối cùng của năm cũ.
     Suốt cả một năm tất bật, bạn hãy cố gắng bớt chút thời gian dùng bữa cơm Tất niên cùng ông bà, bố mẹ, anh chị em. Trong những giờ khắc thiêng liêng của sự chuyển giao, hãy sống chậm lại đôi chút để cảm nhận sự ấm áp của thân tình.

    4.5. Cúng Giao thừa

    Sau bữa cơm Tất niên, các gia đình sẽ phải chuẩn bị một lễ cúng Giao thừa. Đây là nghi thức mang giá trị tinh thần, một nghi lễ trừ tịch để tiễn đưa những điều xui xẻo, không may của năm cũ và đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
    Không chỉ vậy, đây cũng là một nghi lễ mang giá trị văn hóa, thể hiện sự tri ân báo đức với tiên tổ, tiễn những vị thần năm cũ và đón những vị thần mới.

    5. Các lưu ý khi cúng tất niên

    • Dọn dẹp bàn thờ trước khi làm lễ cúng. Nhớ không di chuyển bát hương mà chỉ lau chùi sạch. Tàn hương vương vãi thì gói lại thả ra sông, ao.
    • Chuẩn bị bát cơm cúng để thắp nhang Hương đèn trên bàn thờ phải lau chùi sạch sẽ bởi hương chính là sự kết nối âm dương, đèn là sự kết nối ngày đêm.
    • Mâm cơm cúng Tất niên phải thịnh soạn hơn bình thường
    • Không dùng tỏi trong các món ăn cúng
    • Dùng trái cây, hoa thật trên bàn thờ, không dùng hoa và quả giả. Một năm chỉ có một dịp Tất niên và năm mới nên không thể tiến hành qua loa được. Bởi mỗi loại hoa quả có ý nghĩa và lời chúc phúc riêng.
    • Mời những anh em, họ hàng và bạn bè thân quyến đến chung vui  và cùng nhau cảm tạ năm cũ, đón lộc năm mới
    • Trang hoàng nhà cửa bằng những cành đào, mai và những chậu hoa để khai xuân đón Tết thêm trọn vẹn.

    6. Bài văn khấn 

    6.1. Bài văn khấn thứ nhất: (văn khấn lễ tất niên chiều 30 Tết)

    Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
    – Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
    – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
    – Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
    – Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
    – Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
    – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
    – Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
    Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Tân Sửu
    Tín chủ (chúng) con là: …
    Ngụ tại…
    Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
    Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
    Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
    Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
    Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

    6.2. Bài văn khấn thứ 2: (dành cho khấn gia thần vào ngày Tất niên)

    Theo tục lệ xưa để lại, vào ngày 30 Tết, ngoài việc cúng gia tiên, để lễ tạ gia tiên qua một năm đã phù hộ độ trì cho con cháu, các gia đình và các công ty, cửa hàng thường làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ “Đất đai” sau một năm làm ăn.
    Sắm lễ tùy tâm, cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món đơn giản như xôi, chè, hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng, trà rượu… Bàn lễ đặt tại sân hoặc hiên nhà và khi cúng lạy ra phía trước nhà:
    Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
    Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
    Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
    Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
    Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
    Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
    Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
    Tuổi: …………………………
    Ngụ tại: …………
    Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Tân Sửu, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
    Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
    Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện 
    tòng tâm.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
    Phục duy cẩn cáo!

    Tác giả: Tùng Dương

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Văn khấn Cúng Ông Công Ông Táo và Sắm Lễ
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:20:15.0
    Văn Khấn và Hướng dẫn Sắm sửa lễ vật cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
    Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:19:51.0
    Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời
    Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-12-21 11:08:25.0
    Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
    Lịch sử và nguồn gốc của Tết Trung Thu
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-09-01 23:22:46.0
    Tết Trung Thu - lễ hội truyền thống của Việt Nam với bản sắc văn hóa độc đáo, từ những chiếc bánh trung thu mang hương vị tình cảm gia đình đến những đèn lồng rực rỡ mỗi dịp rằm thu. Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục đặc trưng, để hiểu rõ hơn về dấu ấn văn hóa và tinh thần dân tộc qua lễ hội này.
    Lịch sử và ý nghĩa của lễ Thất Tịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-16 22:20:03.0
    Thất Tịch, thường được biết đến với tên gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là một biểu tượng của tình yêu, lòng biết ơn và sự gắn kết trong nền văn hóa Châu Á.
    Sự khác biệt giữa ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước khác
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-14 23:00:41.0
    Lễ Vu Lan, một ngày trọng đại trong nền văn hóa và tâm linh của người Á Đông, đặc biệt là Phật giáo. Được diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, ngày này không chỉ là một phần của truyền thống Việt Nam mà còn lan tỏa sâu rộng tại nhiều nước châu Á.
    Lễ Vu Lan ngày mấy năm 2023 theo Âm lịch, Dương lịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-04 13:54:39.0
    Ngày Vu Lan báo hiếu được người Việt coi là ngày để tôn vinh và tri ân đến những người mẹ, người cha đã nuôi dưỡng, dạy dỗ mình từ nhỏ. Đây cũng là cơ hội để mỗi người dành thời gian và lòng trân trọng để nghĩ về tình yêu thương, sự hi sinh và công lao to lớn mà cha mẹ đã dành cho mình.
    Tết Đoan Ngọ Ngày 5 tháng 5| Văn Khấn - Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Diệt Sâu Bọ.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-06-21 16:10:26.0
    Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào …
    Tìm hiểu về Lễ Hằng Thuận truyền thống quý báu của Việt Nam
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-05-28 00:00:00.0
    Trong thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hằng thuận đã trở nên phổ biến hơn khi cặp đôi chọn thêm nó vào lễ cưới. Vậy lễ hằng thuận là gì cùng mình tìm hiểu nhé.
    Nguồn gốc, ý nghĩa, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-04-27 09:06:34.0
    Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước.
    Chia sẻ