Người ta thường nói: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Đó là những quan niệm sống rất đẹp của dân tộc ta truyền từ đời này sang đời kia và đó là những câu nói cha ông ta truyền lại để răn dạy con cháu đời sau. Và Ngày Lễ Vu Lan chính là ngày để tưởng nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ lại quê hương nơi chôn rau căt rốn của mình, là ngày để gia đình quây quần som họp bên nhau. Vậy Ngày lễ vu lan có nguồn gốc từ đâu và nó được ra đời như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin.
Nguồn gốc: Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn. Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt. Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
Ý nghĩa của Ngày lễ Vu Lan: là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là đối với bố mẹ, người đã sinh và nuôi dưỡng chúng ta không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng báo luân hồi. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng vòng báo hiếu ra tất cả các chúng sinh. “Phổ độ chúng sanh” ,”cứu nhân độ thế”, “xá tội vong nhân”.
Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ: Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong kinh Phật, bạn hãy dành thời gian cùng gia đình đi lễ Chùa cầu an, cầu siêu, niệm kinh, làm công quả, cúng dường hay thả đèn hoa đăng. Đi chùa vừa để cầu an cho gia đình, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm gần gũi, vừa là cách để tâm hồn bạn lắng lại giữa bộn bề cuộc sống và lan tỏa tình yêu thương, nhân ái đến mọi người nhiều hơn.
Xem thêm
Lễ Vu lan là ngày để con cháu về hội tụ với gia đình quây quần sum họp bên nhau, cùng nhau nấu mâm cơm thắp hương cho ông bà tổ tiên, tưởng nhớ về cội nguồn của mình. Nhưng có một số gia đình dùng ngày này để đốt hương, làm lễ, khấn bái. Có thể có người chưa hiểu đúng ý nghĩa lễ Vu lan nên trong những năm gần đây, còn không ít những việc làm không đúng với thuần phong mỹ tục, như việc đốt vàng mã ngày càng nhiều hơn. Không ít người đua nhau sắm các loại hàng mã như: ô tô, xe máy, nhà lầu, ti vi,... thậm chí có người sắm cả máy bay, tàu thủy, máy tính xách tay, thẻ ATM,… để rồi đốt đi gửi xuống cho người thân ở “thế giới bên kia” với suy nghĩ “trần sao âm vậy” hay phải sắm thật nhiều thì ở cõi âm ông bà, cha mẹ, tổ tiên… mới phù hộ độ trì cho con cháu ăn nên làm ra,.. để “âm có siêu thì dương mới khánh và dương có khánh thì âm mới siêu”. Theo phong tục, việc đốt vàng mã không chỉ nhân ngày lễ Vu lan mà cả vào những lễ tết, giỗ chạp,… là một tập quán lâu đời của người Việt Nam nhưng chỉ có ý nghĩa tượng trưng như con cháu thường thắp nén nhang, đốt cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ ở “thế giới bên kia”. Nhưng ngày nay, việc đốt vàng mã quá nhiều đã trở nên quá tốn kém và gây lãng phí, ô nhiễm môi trường…
Cưới hỏi, khai trương, xin việc, kinh doanh: Thường kiêng kị những việc hỉ trong tháng 7 vì theo quan niệm dân gian đây là tháng cửa địa ngục được mở ra để các vong hồn được trở về dương gian. Họ có thể quấy nhiễu để những việc này không được suôn sẻ.
Xem thêm
Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày
Lễ Vu lan là một hình thức biểu hiện cụ thể của triết lý nhân sinh Phật giáo, có ý nghĩa giáo dục to lớn trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi xã hội loài người đang phải đối mặt với sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức. Lễ Vu lan là một liệu pháp tinh thần chữa trị căn bệnh đó trong bối cảnh đời sống đô thị hiện đại mà con người chạy theo những cám dỗ vật chất bên ngoài, lao vào những tham vọng cá nhân.Trong quá trình hình thành và tồn tại, bên cạnh những hạn chế như đã nói ở trên thì Lễ Vu lan đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, lòng yêu nước, tính cộng đồng... Yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu trong hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Giá trị đạo đức trong lễ Vu lan có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Việc nhớ về cội nguồn, niềm tin vào tổ tiên và sợ hãi tội "trời tru đất triệt", "luật nhân quả" hay "nghiệp báo" đối với những việc làm xấu, hướng con người làm việc thiện, ngăn chặn điều ác. Từ xa xưa và trải qua thực tế cuộc sống, người Việt Nam thấy được những nét tích cực phù hợp với đạo lý truyền thống dân tộc, đáng trân trọng giữ gìn; gạn lọc được tinh hoa và biết cái gì là mê tín dị đoan, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống để bỏ đi. Có thể khẳng định rằng, Vu lan Báo hiếu luôn là nét đẹp văn hoá của dân tộc và đã trở thành trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con; một nét đẹp trong văn hoá ứng xử góp phần duy trì, củng cố đạo lý trong gia đình, dòng họ và dân tộc; trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đạo đức con người,… dù xã hội có văn minh phát triển đến đâu thì nét đẹp báo hiếu luôn được đề cao và mãi trường tồn. Vì thế, các thế hệ phải sống cho xứng đáng để đền đáp nghĩa tình sâu nặng của tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng như của những người đã quên mình vì đất nước, vì dân tộc đem lại hoà bình, hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho chúng ta.