Nghi lễ cúng cô hồn đúng, văn khấn cúng cô hồn, hướng dẫn sắm lễ cúng cô hồn

2021-08-06 17:07:11.0
Cứ đến rằm tháng 7 là mọi người, mọi nhà lại tất bật với việc cúng cô hồn. Tuy có sự khác nhau nhất định trong cách cúng và cách chuẩn bị nhưng nhìn chung một mâm cúng cô hồn

MỤC LỤC

    Dân gian quan niệm, tháng 7 là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ, nếu cúng sai cách sẽ rước vong về nhà. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm Nghi lễ cúng cô hồn đúng, văn khấn cúng cô hồn, hướng dẫn sắm lễ cúng cô hồn nhé. 

    1. Mân cúng cô hồn đơn giản

    Cứ đến rằm tháng 7 là mọi người, mọi nhà lại tất bật với việc cúng cô hồn. Tuy có sự khác nhau nhất định trong cách cúng và cách chuẩn bị nhưng nhìn chung một mâm cúng cô hồn bao gồm:

    Muối gạo (1 dĩa).

    Cháo trắng nấu loảng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt (3 vắt).

    12 cục đường thẻ.

    Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ).

    Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

    Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các mệnh giá khác nhau).

    Bỏng ngô, khoai lang, ngô, sắn được luộc chín.

    Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc).

    Nước: 3 ly nhỏ,

    3 cây nhang hương

    2 ngọn nến nhỏ.

    2. Văn khấn cô hồn đầy đủ chính xác nhất

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

    Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả

    Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng

    Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.

    Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…

    Tín chủ con là:…. Ngụ tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)…

    Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.

    Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

    Cẩn cáo!

    Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

    3. Có nên cúng cô hồn hàng tháng không?

    Trả lời về vấn đề này, sư thầy Thích Diệu Nhã (chùa Linh sơn Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết: Trước hết phải khẳng định, việc cúng cô hồn hay vong linh là tùy vào cái tâm và việc làm phúc của mỗi gia chủ, hoàn toàn không có việc bắt buộc phải cúng cô hồn hay các vong linh vào mỗi dịp rằm tháng 7 hàng năm.

    Nếu công ty, gia đình có điều kiện có thể cúng cô hồn mùng 2, 16 hàng tháng sẽ rất có lợi cho gia chủ . Còn nếu không biết cách chuẩn bị mâm cúng có thể đặt dịch vụ hoặc đăng ký nhờ nhà chùa sắm lễ vật hoặc tự mang lễ vật đến cúng cùng nhà chùa.

    Việc cúng lễ cô hồn mùng 2, 16 hàng tháng có hai hình thức: Một là tại nhà, hai là tại chùa. Cũng theo sư thầy Thích Diệu Nhã, nếu gia chủ nào không biết cách làm tại nhà cũng không nhờ nhà chùa thì không nên làm lễ cúng này vì nếu không biết cách tiễn các cô hồn, vong linh về cõi âm, các vong linh sẽ quanh quẩn trên cõi trần quấy đảo gia chủ.

    4. Cháo cúng cô hồn xong làm gì, muối gạo cúng cô hồn xong làm gì?

    Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh, nhưng khi xong nghi lễ không biết mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Vì vậy, sau khi nghi lễ cúng xong, các gia đình nhất định phải làm những việc như sau:

    • Trong lễ xá tội vong nhân, các gia chủ thường vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng nhằm tứ tán các cô hồn. Sau khi cúng xong, nên đốt vàng mã ngay tại chỗ để các vong hồn nhân lễ và đi ngay, không lẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.
    • Tục giật cô hồn: Tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được các cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.
    • Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo
    • Không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà, nếu không ai giành giật thì cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.

    Trên đây là những việc bạn cần thực hiện để có cách cúng cô hồn đúng cách, ngoài ra, bạn và người thân cũng cần nắm được những điều kiêng kỵ không nên làm trong tháng cô hồn hay những điều nên làm trong tháng 7 âm lịch để mang đến bình an và xua đi điều xui xẻo cho gia đình.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Văn khấn Cúng Ông Công Ông Táo và Sắm Lễ
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:20:15.0
    Văn Khấn và Hướng dẫn Sắm sửa lễ vật cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
    Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:19:51.0
    Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời
    Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-12-21 11:08:25.0
    Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
    Lịch sử và nguồn gốc của Tết Trung Thu
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-09-01 23:22:46.0
    Tết Trung Thu - lễ hội truyền thống của Việt Nam với bản sắc văn hóa độc đáo, từ những chiếc bánh trung thu mang hương vị tình cảm gia đình đến những đèn lồng rực rỡ mỗi dịp rằm thu. Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục đặc trưng, để hiểu rõ hơn về dấu ấn văn hóa và tinh thần dân tộc qua lễ hội này.
    Lịch sử và ý nghĩa của lễ Thất Tịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-16 22:20:03.0
    Thất Tịch, thường được biết đến với tên gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là một biểu tượng của tình yêu, lòng biết ơn và sự gắn kết trong nền văn hóa Châu Á.
    Sự khác biệt giữa ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước khác
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-14 23:00:41.0
    Lễ Vu Lan, một ngày trọng đại trong nền văn hóa và tâm linh của người Á Đông, đặc biệt là Phật giáo. Được diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, ngày này không chỉ là một phần của truyền thống Việt Nam mà còn lan tỏa sâu rộng tại nhiều nước châu Á.
    Lễ Vu Lan ngày mấy năm 2023 theo Âm lịch, Dương lịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-04 13:54:39.0
    Ngày Vu Lan báo hiếu được người Việt coi là ngày để tôn vinh và tri ân đến những người mẹ, người cha đã nuôi dưỡng, dạy dỗ mình từ nhỏ. Đây cũng là cơ hội để mỗi người dành thời gian và lòng trân trọng để nghĩ về tình yêu thương, sự hi sinh và công lao to lớn mà cha mẹ đã dành cho mình.
    Tết Đoan Ngọ Ngày 5 tháng 5| Văn Khấn - Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Diệt Sâu Bọ.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-06-21 16:10:26.0
    Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào …
    Tìm hiểu về Lễ Hằng Thuận truyền thống quý báu của Việt Nam
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-05-28 00:00:00.0
    Trong thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hằng thuận đã trở nên phổ biến hơn khi cặp đôi chọn thêm nó vào lễ cưới. Vậy lễ hằng thuận là gì cùng mình tìm hiểu nhé.
    Nguồn gốc, ý nghĩa, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-04-27 09:06:34.0
    Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước.
    Chia sẻ