Cứ đến dịp tháng bảy Âm lịch hằng năm, dịp lễ Vu Lan báo hiếu, con cái tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều người hay nhầm lễ Vu Lan với ngày Xá tội vong nhân. Lễ Vu Lan và Ngày Xá Tội Vong Nhân hoàn toàn khác nhau. Nhưng lại thường bị nhầm lẫn với nhau vì đều diễn ra vào tháng 7 âm lịch.
Xem thêm: Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2020
Dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu Trịnh Sinh cho biết, người Việt thường làm mâm cơm cúng dịp Rằm tháng bảy ("Xá tội vong nhân" hay "tháng cô hồn") để các hồn ma được siêu thoát.
Còn ngày lễ Vu Lan là một phong tục tập quán tốt đẹp trong văn hóa Phật giáo. Ông nhấn mạnh: "Hai ngày này khác hẳn nhau về ý nghĩa, đừng nhầm lễ Vu Lan với ngày Xá tội vong nhân".
Theo đó, lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề.
Chuyện xưa kể rằng, sinh thời, mẹ của bồ tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư Tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói.
Bồ tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ không được. Ông được đức Phật chỉ cách phải cúng chư Tăng vào dịp Rằm tháng bảy và nhờ phước lực của đông đảo mười phương chư Tăng chúng mới cứu được mẹ mình thoát khỏi đau khổ, hành hạ ở địa ngục.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Theo đó, vào dịp tháng bảy hằng năm, tín đồ Phật giáo tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.
Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình. Ngoài ra, đây còn là dịp mọi người tìm về cội nguồn.
Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau.
Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
Dịp lễ Vu Lan, mỗi người thường được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.
Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.
Phong tục cài hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng vào dịp Vu Lan là do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước để tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này, nhất là để con cái nhớ về cha mẹ dù con hay mất.
"Theo Phật giáo, Rằm tháng 7 hàng năm là dịp để mỗi người thể hiện lòng hiếu nghĩa không chỉ với những người quá cố mà còn cả với những người đang sống. Đó là hạnh hiếu của nhà Phật và tâm hiếu của mọi người".
Thượng tọa chia sẻ, lễ Vu lan báo hiếu, còn được gọi là “Vu lan bồn”. Đây là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo, xuất phát từ điển tích Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ.
Trong kinh Vu lan của đạo Phật, bà Thanh Đề - mẹ của Bồ Tát Mục Kiền Liên khi sống gây nhiều ác nghiệp nên bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói. Ông dùng mắt thần biết được sự việc nên vô cùng đau lòng, đã đem cơm xuống địa ngục dâng mẹ.
Tuy nhiên, khi bà Thanh Đề đưa cơm lên miệng, đồ ăn đều hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên đau xót, cầu khấn Đức Phật chỉ cách cứu mẹ.
Đức Phật dạy, chỉ có hợp sức của chúng tăng vào ngày rằm tháng 7 mới mong cứu được mẹ. Mục Kiền Liên làm theo và đã giúp bà Thanh Đề được giải thoát.
Từ đó, vào dịp tháng 7 hằng năm, các Phật tử thường tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu, tưởng nhớ những người thân đã mất trong gia đình.
Vẫn theo lời thượng tọa Thích Đức Thiện, lễ Vu lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử, đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình.
Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau.
Vào ngày này, các Phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
Dịp lễ Vu lan, mỗi người được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.
Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ.
Còn người cài hoa trắng sẽ tưởng nhớ đến cha mẹ đã qua đời, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.
Phong tục cài hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng vào dịp Vu lan là do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước để tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này.
Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh: "Lễ Vu lan và Xá tội vong nhân hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Tuy nhiên, người dân hay bị nhầm lẫn.
Nếu lễ Vu lan là phong tục tập quán tốt đẹp trong văn hóa Phật giáo, để các Phật tử và người dân tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên...
Thì lễ Xá tội vong nhân xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát.
Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy.
Lễ xá tội vong nhân đã bám sâu vào truyền thống văn hóa dân tộc Việt, thậm chí lễ này còn là lễ quan trọng nhất, bởi: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Bảy”. Lễ cúng Rằm tháng Bảy cũng là phong tục của các nước Á Đông, ở Việt Nam lễ này trong những năm gần đây phát triển một cách mạnh mẽ với những sắc thái khác nhau. Theo cách hiểu của văn hóa tín ngưỡng, lễ Xá tội vong nhân là để cầu cúng cho các cô hồn (những vong linh không/chưa được thờ cúng ở một gia tiên nào). Ở Việt Nam, văn cúng của lễ này thường dùng bài “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, bản văn này còn có tên là “Chiêu hồn thập loại chúng sinh”. Sự ra đời bài văn tế này còn có những ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng Nguyễn Du đã “phiên” bài cúng cô hồn trong Khoa Nghi của Phật giáo; Có ý kiến cho rằng Nguyễn Du viết văn tế này sau một trận đại dịch; lại có ý kiến cho rằng Nguyễn Du viết văn tế này là do đề nghị của một tăng sĩ Phật giáo; Dù các ý kiến trên còn khác nhau và khó kiểm chứng song theo chúng tôi, nội dung của bản văn đã thể hiện sự kết hợp giữa giá trị nhân văn cao cả của người Việt với văn hóa Phật giáo. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các câu, từ câu 157 đến hết bài (câu 184). Ví như câu 169 - 172):
Kiếp phù sinh như hình như ảnh,
Có chữ rằng “vạn cảnh giai không”
Ai ai lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Ngoài ra, trong sách sử người ta còn thấy ghi nhận những lễ cúng cho tiết Trung Nguyên - rằm tháng bảy (cùng với tiết Thượng nguyên - rằm tháng giêng; tiết Hạ nguyên - rằm tháng mười). " Mười lăm tháng bảy là tiết Trung Nguyên, cũng là quỷ tiết. Ngày trung nguyêng tháng bảy, địa quan xuống trần, phán xét thiện ác nhân gian, do đó đạo sĩ thì tụng kinh, quỷ đói tù đồ cũng được giải thoát.
Người Việt trong truyền thống cho rằng ngày Rằm tháng Bảy (15/7 âm lịch) là ngày “mở cửa ngục”để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, và một ít tiền vàng, mã, do vậy ngày này là ngày xá tội vong nhân. Khi thực hiện lễ này người Việt cũng nhân đó mà làm lễ cầu siêu cho Gia Tiên Tiền Tổ và gửi biếu chút vàng mã cho các chân linh Gia Tiên nhằm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với các bậc sinh thành. Giá trị nhân văn cao cả của lễ này còn được thể hiện ở sự thương cảm sâu sắc, chân thành với các vong linh chết nơi đất khách quê người, nơi chiến trận, những người chết trẻ, những kẻ thấp hèn… Để có quan niệm trên trước hết phải khẳng định người Việt cho rằng chết không phải là hết vì vẫn còn đó vong linh, vong hồn và chính những vong linh, vong hồn ấy cũng cần được quan tâm, được che chở, được giải thoát. Người Việt đã phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển; đã phải trường kỳ, thường xuyên chống lại giặc ngoại xâm, do vậy những mất mát hy sinh của người Việt là không nhỏ, và trong đó không ít người bỏ mạng mà không có ai thờ cúng. Do vậy việc cúng cô hồn là một nhu cầu của chính những người đang sống, một nhu cầu vừa mang giá trị tâm linh vừa mang giá trị nhân văn cao cả.