heo đạo phật, rằm tháng 7 còn gọi là lễ Vu Lan bao hiếu cho cha mẹ và cũng là ngày xóa tội vong nhân (hay còn gọi là lễ cúng cô hồn) để cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang, vất vưởng. Cùng tìm hiểu Rằm tháng bảy là ngày bao nhiêu dương lịch, nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào năm 2021? Những điều kiêng kỵ nên tránh trong dịp tháng 7 nhé.
Rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch, vì vậy, ngày rằm tháng 7 năm 2021 sẽ là ngày Chủ Nhật, ngày 22/8 Dương lịch. Trong ngày này thường có nhiều hoạt động ý nghĩa để những người con có thể tỏ lòng biết ơn và thành kính đến cha mẹ, ví dụ như:
Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên.
Chuẩn bị mâm cơm tươm tất để dang lên đức Phật, các vị thần linh và gia tiên.
Ngoài ra, trong ngày này cũng có nhiều hoạt động tâm linh, tín ngưỡng khác như cúng cô hồn (hay còn gọi là cúng chúng sinh), giật cô hồn... được nhiều người quan tâm, chú ý.
Tuy nhiên, khác với các ngày rằm khác trong năm. Ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng rằm thông thường cũng sẽ diễn ra đúng ngày. Cúng rằm tháng 7 lại không nhất thiết phải diễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch; mà có thể là một trong các ngày từ mùng 2/7 đến 14/7 âm lịch. Miễn là cúng trước ngày 15/7, không câu nệ ngày tốt, ngày xấu. Tại sao cúng rằm tháng 7 lại có thể làm từ mùng 2 đến 14 tháng 7 âm lịch?
Lý do xuất phát từ các truyền thuyết trong dân gian rằng: Từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan; để các vong có cơ hội trở về dương giới và thụ hưởng những lễ vật, vật phẩm mà người dân, người thân cúng tế.
Mặt khác, không cúng rằm tháng 7 vào đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Bởi người ta cho rằng đây là ngày giới hạn của thời kỳ “mở cửa” của Diêm Vương. Khi đó các vong âm phải nhanh chóng trở về nên không thể nhận được đồ thờ cúng; quá kỳ hạn không về kịp thì sẽ mãi mãi là hồn ma vất vưởng, không được siêu thoát. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 tháng 7 Âm lịch; trải qua bao nhiêu thế hệ, từ đời này sang đời khác thói quen đó vẫn còn nguyên vẹn.
Những điều kiêng kỵ nên tránh trong dịp tháng 7 âm lịch về tín ngưỡng cũng như nét văn hóa của nhân dân ta trong tháng Bảy. Tháng đặc biệt trong năm với ngày lễ Xá tội vong nhân, lễ Vu Lan đầy ý nghĩa quen thuộc của dân Việt.
Các bạn không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn. Ngày này ma quỷ, vong hồn rất nhiều.
Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ nếu trông thấy có thể sẽ “mượn tạm” mặc.
Không được gọi, gào thét tên nhau giữa đêm khuya.
Không tùy tiện đốt tiền vàng, vàng mã. Sẽ khiến ma quỷ bu quanh lại bạn nhiều hơn
Không đứng gần cây đa, cây đề: Có câu ”quỷ gốc đa, ma gốc đề”.
Dân gian có câu “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, không được nhổ lông chân trong tháng này.
Không bơi lội trong tháng cô hồn. Ma quỷ lang thang khắp mọi nơi trong tháng cô hồn.
Không ăn vụng đồ khi cúng cô hồn khi chưa cúng xong sẽ rước phải tai họa vào thân.
Không được hù dọa người khác trong tháng cô hồn.
Khi đi về khuya hoặc đến những nơi vắng vẻ, nếu có cảm giác. Bạn cũng tuyệt đối không được quay đầu lại.
Tránh thức quá khuya, dẫn đến việc cơ thể suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
Trong tháng cô hồn, tuyệt đối bạn không nên nhặt tiền rơi ngoài đường.
Không mài dao kéo.
Hạn chế làm những chuyện đại sự như kí hợp đồng làm ăn, cưới hỏi, chuyển nhà…
Đối với cây có tuổi đời lâu năm, tuyệt đối không nên tự ý chặt. Có thể đây là nhà của ma quỷ, nhất là “ma trơi”.
Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế.
Hạn chế đi đâu một mình nếu không sẽ dễ bị ma quỷ chọc phá.
Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi có thể bạn sẽ “được chụp chung” với ma quỷ.
Không nên thả tiền thật.
Nếu nằm trong phòng bệnh viện, khi ngủ không được tắt đèn.
Không đến gần góc tường. Theo quan niệm dân gian, góc xó tường là nơi trú ẩn của ma quỷ.
Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ dễ ”dụ” ma quỷ.
Tránh mua xe vào những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can – địa chi tương khắc.
Tuyệt đối không trú núp dưới gốc cây vào ban đêm.