Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) và ý nghĩa của nó trong truyền thống dân tộc.

2020-10-09 10:50:14.0
Thu sắp tàn, Đông sắp đến, gió lạnh thổi về, đánh đấu ngày hội lễ Hạ nguyên gần kề. Trong khi mỗi gia đình, cũng như chùa chiền, đang sửa soạn cho ngày lễ Tết Hạ Nguyên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ hội thuần túy này của dân tộc.

MỤC LỤC

    1. Tết Hạ Nguyên.

    Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm.

    Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa, vận hạn và cũng là dịp "'tiến tân" cơm gạo mới cúng tổ tiên.

    Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) và ý nghĩa của nó trong truyền thống dân tộc.

    Tết Hạ Nguyên cũng là ngày con cháu "tiến tân" cơm mới dâng lên ông bà tổ tiên

    Nhân Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp ới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên

    2./ Ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên trong văn hóa dân gian.

    Thu sắp tàn, Đông sắp đến, gió lạnh thổi về, lá vàng rơi lác đác để lại những thân cây trụi lá, đánh đấu ngày hội lễ Hạ nguyên gần kề. Trong khi mỗi gia đình, cũng như chùa chiền, đang sửa soạn cho ngày lễ Tết Hạ Nguyên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ hội thuần túy này của dân tộc.

    Từ trong cội rễ văn hóa dân gian Việt Nam, rằm tháng Bảy hay ngày lễ Hạ nguyên, rằm tháng Mười, đều là ngày lễ cổ truyền quan trọng:

    “Rằm tháng Mười, mười người mười cởi

    Rằm tháng Bảy, người cởi người không”

    Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) và ý nghĩa của nó trong truyền thống dân tộc.

    Các đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong ngày Tết Cơm mới (Tết Hạ Nguyên)

    Theo phong tục tập quán Việt tộc, rằm tháng mười hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt thoát phạm vi gia đình và trở thành một lễ hội tâm linh của dân tộc Việt, một sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn nơi chốn già lam tịnh địa. Đây cũng chính là điều mà nhà thơ Huyền Không đã khẳng định trong bài thơ Nhớ chùa:

    “Mái chùa che chở hồn dân tộc,

    Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

    Mái chùa xưa và nay, dù ở nơi đất Tổ hay trời phương ngoại vẫn là nơi hội tụ của muôn ngàn con dân đất Việt chung dòng máu Lạc Hồng, chung một ý niệm đồng bào ruột thịt. Và rằm tháng Mười giờ đây không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là Tết Hạ nguyên mà trở thành một nếp sống tâm linh của người con Phật. Trong ngày lễ Hạ nguyên, người Phật tử dâng trọn tấm lòng tưởng niệm ân đức sâu dày của chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, đã từng khai sáng và trùng hưng huyết mạch của Đạo Phật tại thế gian này.

    Hàng đệ tử chúng ta, những người mang sứ mệnh truyền thừa chánh pháp của Thế Tôn, mang đuốc tuệ vào lòng thế cuộc, vận chuyển bánh xe chánh pháp giữa rừng đời phải chọn một ngày thích hợp như lễ Hạ nguyên để “Tiên tri Tam đức, hậu báo tứ ân” nhằm thắp sáng tiền đồ hoàng dương Phật pháp.

    Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) và ý nghĩa của nó trong truyền thống dân tộc.

    Lễ Hạ nguyên ở chùa tuy hình thức có phần đơn sơ hơn so với các lễ hội Phật giáo khác như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan, nhưng về nội dung vẫn phản ánh đậm nét mầu sắc tâm linh, và nhắc nhỡ người con Phật hãy sống như chánh pháp, hành xử theo chánh pháp theo gương các bậc Tiên hiền cổ thánh ngàn xưa.     

    >> Xem TUỔI XÔNG ĐẤT mới nhất!

    >> Xem TỬ VI HÀNG NGÀY mới nhất!

    3./ Sắm lễ ngày Tết Hạ Nguyên

    Theo phong tục từ cổ xưa, ngày tết Cơm Mới (tết Hạ Nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến cùng mâm lễ mặn thơm ngon tinh khiết để cúng tổ tiên.

    Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới) và ý nghĩa của nó trong truyền thống dân tộc.

    4./ Văn khấn tổ tiên (Ngày Tết Cơm mới)

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

    - Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

    Tín chủ (chúng) con là:..................................................................................................

    Ngụ tại:.......................................................................................................................

    Hôm nay là ngày mồng Một (mồng Mười Rằm) tháng Mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

    Trộm nghĩ rằng:

    Cây cao bóng mát

    Quả tốt hương bay

    Công tài bồi xưa những ai gây

    Của quý hóa nay con cháu hưởng

    Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư vị Tôn thần

    Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao

    Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam

    Nay nhân mùa gặt hái

    Gánh nếp tẻ đầu mùa

    Nghĩ đến ơn xưa

    Cày bừa vun xới ,

    Sửa nồi cơm mới

    Kính cẩn dâng lên

    Thường tiên nếm trước

    Mong nhờ Tổ phước

    Hoà cốc phong đăng

    Thóc lúa thêm tăng

    Hoa màu tươi mới

    Làm ăn tiến tới

    Con cháu được nhờ

    Lễ tuy đơn sơ

    Tỏ lòng thành kính

    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ........................................., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    >> Xem thêm NGÀY TỐT XẤU mới nhất!

    >> Xem thêm TỬ VI  mới nhất!

    Theo Phong tục truyền thống Việt Nam

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Văn khấn Cúng Ông Công Ông Táo và Sắm Lễ
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:20:15.0
    Văn Khấn và Hướng dẫn Sắm sửa lễ vật cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
    Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:19:51.0
    Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời
    Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-12-21 11:08:25.0
    Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
    Lịch sử và nguồn gốc của Tết Trung Thu
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-09-01 23:22:46.0
    Tết Trung Thu - lễ hội truyền thống của Việt Nam với bản sắc văn hóa độc đáo, từ những chiếc bánh trung thu mang hương vị tình cảm gia đình đến những đèn lồng rực rỡ mỗi dịp rằm thu. Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục đặc trưng, để hiểu rõ hơn về dấu ấn văn hóa và tinh thần dân tộc qua lễ hội này.
    Lịch sử và ý nghĩa của lễ Thất Tịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-16 22:20:03.0
    Thất Tịch, thường được biết đến với tên gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là một biểu tượng của tình yêu, lòng biết ơn và sự gắn kết trong nền văn hóa Châu Á.
    Sự khác biệt giữa ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước khác
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-14 23:00:41.0
    Lễ Vu Lan, một ngày trọng đại trong nền văn hóa và tâm linh của người Á Đông, đặc biệt là Phật giáo. Được diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, ngày này không chỉ là một phần của truyền thống Việt Nam mà còn lan tỏa sâu rộng tại nhiều nước châu Á.
    Lễ Vu Lan ngày mấy năm 2023 theo Âm lịch, Dương lịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-04 13:54:39.0
    Ngày Vu Lan báo hiếu được người Việt coi là ngày để tôn vinh và tri ân đến những người mẹ, người cha đã nuôi dưỡng, dạy dỗ mình từ nhỏ. Đây cũng là cơ hội để mỗi người dành thời gian và lòng trân trọng để nghĩ về tình yêu thương, sự hi sinh và công lao to lớn mà cha mẹ đã dành cho mình.
    Tết Đoan Ngọ Ngày 5 tháng 5| Văn Khấn - Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Diệt Sâu Bọ.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-06-21 16:10:26.0
    Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào …
    Tìm hiểu về Lễ Hằng Thuận truyền thống quý báu của Việt Nam
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-05-28 00:00:00.0
    Trong thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hằng thuận đã trở nên phổ biến hơn khi cặp đôi chọn thêm nó vào lễ cưới. Vậy lễ hằng thuận là gì cùng mình tìm hiểu nhé.
    Nguồn gốc, ý nghĩa, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-04-27 09:06:34.0
    Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước.
    Chia sẻ