Trong cuộc sống này không phải lúc nào tiết kiệm cũng tốt. Biết tiêu tiền đúng đắn sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Tiêu tiền cần đúng chỗ, tiền là dùng để kiếm tiền, chứ không phải dùng để dành tiết kiệm. Chỉ cần không lãng phí tiền bạc, tất cả những việc tiêu tiền đều hợp lý, thì tiền kiếm được sẽ nhiều hơn. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu 4 loại tiền nhất định không nên tiết kiệm nếu bạn không muốn nghèo qua bài viết dưới đây nhé.
Vậy khi nào không nên tiết kiệm?
Đầu óc nghèo nàn thì cuộc đời cũng sẽ khốn cùng. Nói cách khác, lấy tiền đầu tư vào đầu óc mình chính là quản lý tài chính an toàn nhất, đi đâu làm gì cũng sẽ không bị nghèo đói.
Có thể có nhiều người sẽ phản bác: “Ngay cả ngày 3 bữa cơm còn chưa no, nợ nần chồng chất, làm gì có tiền mà đầu tư học hành? Hơn nữa, học tập cũng chắc gì lập tức thấy được hiệu quả”.
Người như thế này sẽ mãi mãi không đầu tư tiền cho trí tuệ của mình. Trên thực tế, nếu thực sự nghèo rớt mồng tơi, thì đầu óc chính là vốn liếng lớn nhất để tay không dựng cơ đồ. Thế nên càng cần đầu tư vào đó mới đúng, vì đầu não con người nghèo nàn nên cuộc đời cũng sẽ nghèo nàn.
Nếu chỉ chăm chăm nhìn trước mắt mà không đứng trên cao một chút nhìn ra xa thì e rằng cả đời cũng khó có được cơ hội đổi đời. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta thấy nhiều người cả đời khổ sở vì tiền, mãi mãi nhọc nhằn kiếm tiền mà lúc nào cũng thấy thiếu. Thực ra là vì họ không thấy rõ được sự thực.
Những hoàn cảnh khốn khó trong cuộc đời chính là bài tập đời trước chúng ta chưa hoàn thành, nhất định phải dựa vào bản thân mày mò tự học hỏi thì mới có thể đột phá.
Người thông minh hiểu được rằng, thông qua học tập, lấy kinh nghiệm của người khác làm tấm gương, từ đó xây nên con đường cho chính bản thân mình.
Do đó tiền để học tập thì nhất định phải tiêu, dẫu có phải mượn tiền để đầu tư vào bản thân thì cũng đáng giá. Bởi vì nó nhất định sẽ có cánh cửa mở ra cho bạn bước vào trong đó để kiếm tiền.
Nếu bạn đang phải đối diện với vấn đề nan giải của cuộc đời, thì có một điều nhất định cần nhớ, đó là vun trồng cho bản thân mình thì sẽ mãi mãi không bao giờ muộn, lúc nào cũng có thể bắt đầu.
Sẽ có lúc bạn e sợ rằng đã tiêu quá nhiều tiền uổng phí. Nhưng bạn có biết, quan ải gian nan thực sự sẽ lớn hơn việc này hàng trăm hàng ngàn lần.
Học phí cho học tập có thể thấy được, cũng có giới hạn, nhưng học phí phải trả trong trường đời lại có thể khiến chúng ta khuynh gia bại sản.
Do đó, đều là phải học tập cả, chi bằng giao học phí cho người có trí tuệ để họ hướng dẫn chúng ta, chứ không nên vứt tiền vào trường đời có học phí cao ngất ngưởng.
Bạn là người thông minh, nhất định sẽ lĩnh ngộ rõ đạo lý này.
Một bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình:
Ba năm trước, anh ấy gặp một nhân viên bảo vệ tuổi đã lớn. Người này bị huyết áp cao, bởi vì không chữa trị kịp thời nên đến năm 47 tuổi, ông ấy bị nhồi máu cơ tim.
Khi ra viện, bác sĩ cho liều uống thêm mỗi ngày. Lúc đầu, bệnh nhân này còn nghe theo. Nhưng một năm sau, thấy bản thân đã ổn, sợ tốn tiền, nên ông ấy đã tự ý dừng thuốc và không đi kiểm tra lại.
Sau này, vì bệnh tái phát, ông ấy lại phải nhập viện lần nữa, bác sĩ bảo vì không chịu uống thuốc liên tục nên ông ấy đã biến chứng sang suy thận.
Lúc nghe bác sĩ bảo, con trai ông đứng bên cạnh đã rất tức giận:
"Ba thấy hối hận chưa? Con đã bảo đừng sợ tốn tiền nữa rồi. Giờ phải nhập viện thay thận, tiền còn nhiều gấp bội so với việc uống thuốc."
Rất nhiều người thường dễ dàng bỏ tiền mua một chiếc váy đẹp, một đôi giày mốt, nhưng lại tiết kiệm tiền cho sức khỏe của mình.
Để đến khi đánh mất sức khỏe, bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng thì có hối hận cũng đã muộn.
Sức khỏe là tiền vốn lớn nhất, đầu tư vào nó sẽ không bao giờ lỗ, nên đừng cân nhắc tiết kiệm tiền vào những lúc cần tiền lo cho sức khỏe!
Tôi có hai người anh em họ, cả hai đều sinh ra ở miền núi. Khi còn nhỏ, hoàn cảnh đều nghèo khó tương tự nhau.
Nhưng hiện tại cuộc sống cả hai lại cách xa nhau vạn dặm.
Người thứ nhất học đến năm lớp 8 thì bị cha bắt nghỉ học sớm, đi lao động phụ gia đình kiếm tiền.
Người thứ hai thì ngược lại, cha anh ấy rất chịu khó, làm thuê đủ nghề để kiếm tiền cho anh ta học đến nơi đến chốn.
Khi cha của người thứ nhất đến khoe khoang, bảo con trai ông giỏi cỡ nào, có thể đi làm sớm bớt cho gia đình bao nhiêu gánh nặng...
Cha của người thứ hai vẫn bình tĩnh nói với người nọ: "Chỉ cần con tôi muốn học, vợ chồng tôi có cực khổ thế nào cũng kiên quyết ủng hộ."
Sau này, người thứ hai tốt nghiệp đại học loại giỏi, được một công ty ở thành phố lớn giữ lại làm việc. Mấy năm sau, anh ta tự ra riêng lập nghiệp, sự nghiệp càng thuận lợi, tự xây nhà và đón ba mẹ về sống cùng.
Ngược lại, người thứ hai vẫn ở nhà "nai lưng" làm việc đồng áng. Cực khổ là thế, nhưng chỉ kiếm được đủ ăn, đủ mặc, không khi nào rảnh rang...
Cùng một xuất phát điểm, lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Theo trường hợp trên, là do sự khác biệt trong nhận thức của cha mẹ về giáo dục.
Đọc sách là cách hiệu quả nhất để thay đổi vận mệnh, cũng là khoản đầu tư có chi phí thấp nhất. Vì thế, bạn nhất định không được tiết kiệm!
Có một câu nói “Ai có thể làm rạng danh cha mẹ mình là người may mắn.”
Khi ba tôi còn sống, ước mơ lớn nhất của ông là được một lần đi du lịch ở Đà Lạt, nhưng tại thời điểm đó, cuộc sống của tôi khá khó khăn nên không thể hoàn thành được ở mơ của ba, cuối cùng ba tôi đã ra đi trong sự tiếc nuối.
Tuy cha mẹ còn sống, tuy còn chưa già, hãy làm hết sức mình để cha mẹ có được điều mình muốn. Đừng để những tiếc nuối khôn nguôi đi cùng chúng ta, để lại một hố đen mà cả đời không thể nào bù đắp được.
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những chuyện bơ vơ mà đến khi có tiền bạn muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng không được nữa.
Có những vấn đề không thể giải quyết tại phòng họp nhưng lại có thể giải quyết tại bàn ăn. Khi ăn, chúng ta có xu hướng cởi mở và dễ dàng đi đến thống nhất chung.
Đồng thời, việc ăn uống cũng chính là phương thức xây dựng hoặc gắn kết các mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.
Tuy nhiên, những bữa cơm thân mật lại có những “luật bất thành văn” có thể quyết định đến hình ảnh của bạn trong mắt người khác. Bạn hãy nhớ lại xem lần gần nhất bạn trả tiền ăn cho đồng nghiệp của mình là khi nào?
Một số người có suy nghĩ: Miếng ăn là miếng tồi tàn, không phải chỉ là ăn thôi sao, không cần quan trọng hình thức. Do đó, họ qua loa trong việc ăn uống nhưng khắt khe trong việc trả tiền.
Thực chất, một bữa cơm có thể không tốn quá nhiều tiền. Bạn không sẵn lòng chi trả một bữa ăn “xã giao” thì liệu chuyện đại sự sẽ “tính toán” đến mức nào?
Một người đến tiền cơm còn tiết kiệm thì rõ ràng không thể có thêm bất kỳ mối quan hệ xã hội tốt đẹp nào.
Đôi khi chúng ta cần phân biệt được ranh giới mong manh giữa tiết kiệm và keo kiệt.