4 tính cách ở trẻ nhất định phải loại trừ để con bạn sau này không sa cơ lỡ vận

2021-09-17 21:24:08.0
Những đứa trẻ không học được cách cám ơn, coi tình yêu thương của cha mẹ là điều hiển nhiên, lấy lí do có quan hệ huyết thống để làm tiền đề tổn thương người nhà, thì khi trưởng thành sẽ không thành tài được.

MỤC LỤC

    Mỗi trẻ có một tính cách riêng biêt, vì thế các mom hãy uốn nắn, dạy bảo từng trẻ theo cá tính của trẻ nhé. Nhưng đừng nghĩ là con cái thì phải giống bố mẹ, vì có khi tuy là con nhưng tính cách của trẻ khác hẳn với bố mẹ, vì thế chủ yếu hãy hướng trẻ theo điều tốt là quan trọng nhất nhé. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ và những tính cách ở trẻ nhất định phải loại trừ để con bạn sau này không sa cơ lỡ vận qua bài viết dưới đây nhé. 

    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ

    1.1 Nhân cách là gì?

    Nhân cách trước hết được hiểu là mặt xã hội của con người, là bộ mặt tinh thần, là nét tính cách của con người. Nhân cách nói lên giá trị con người trong xã hội. 

    Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lí đã ổn định, bền vững của cá nhân tạo nên giá trị, phẩm giá của cá nhân đó.

    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

    Yếu tố di truyền

     Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan…  Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh).

    Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định (sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới sạng nhưng tư chất và năng lực) đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền.

     Yếu tố môi trường

     Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của trẻ nhỏ.

    Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình.

    Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường.

     Yếu tố giáo dục

     Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.

    Xem thêm: Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày 

     Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển nhân cách. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân.

    Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

     Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách. Giáo dục không thể tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.

     Yếu tố hoạt động cá nhân

    Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

    Thông qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… ở mỗi các nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.

    Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ phụ thuộc vào hoạt động ở mỗi thời kì, lứa tuổi nhất đinh. Muốn hình thành và phát triển nhân cách thì cha mẹ cần phải tcho con ham gia vào các dạng hoạt động khác nhau và kích thích yếu tố hoạt động cá nhân.

     Ngay từ khi còn nhỏ, ở mỗi trẻ đã hình thành những nhân cách khác nhau cũng như chịu chi phối bởi hệ thống gia đình, giáo dục, xã hội,….Trong đó gia đình được coi là cái nôi của nhân cách, tác động vào hệ thống phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Vì vậy giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ nhà là điều rất quan trọng và cần thiết.

    2. 4 tính cách ở trẻ nhất định phải loại trừ để con bạn sau này không sa cơ lỡ vận

    Trước đây, tôi thường nghe ông bà nói rằng: "Những người hiếu thảo, luôn là những người tốt bụng."

    Từ xa xưa, lòng hiếu thảo luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá nhân phẩm của một người.

    Những gia đình được xem là cao quý không phải vì họ giàu có nhất, mà là vì họ nuôi dạy ra những đứa con tốt bụng và nhân hậu.

    Do đó, cách giáo dục con sáng suốt nhất không phải là đề cao vật chất. Nhưng có nhiều cha mẹ vì quá nuông chiều con, thường hay bỏ qua lỗi lầm của trẻ mà không dạy chúng biết bản thân chúng sai ở đâu. Thế nên đã vô tình hại trẻ sau này lớn lên trở thành một người thất bại trong xã hội.

    Ngay từ bây giờ, nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau, bạn nhất định phải dạy trẻ thay đổi sớm!

    2. 1. Không biết ơn, oán trách cha mẹ

    Mới đây, một video được đăng lên mạng khiến nhiều người phẫn nộ:

    Một cậu bé ôm mẹ trên đường, vừa khóc vừa dùng chân đá vào người mẹ mình. Có một bác bảo vệ gần đó đã đến kéo cậu bé ra, nhưng cậu bé còn quát lại bác bảo vệ.

    Bên dưới video có một bình luận được rất nhiều người thích:

    "Đứa nhỏ này nếu không dạy dỗ cẩn thận thì lớn lên sẽ là người vô dụng. Chắc chắn sẽ trở thành một kẻ không hiếu thảo với cha mẹ, không yêu thương vợ".

    Như nhà văn Amicis từng nói: "Nếu một người làm cho mẹ anh ta buồn, cho dù địa vị anh ta có cao đến đâu, nổi tiếng cỡ nào đi nữa, thì người đó cũng là một kẻ đáng khinh."

    Nhớ lại một vụ án trước đây tôi từng đọc lại thấy chạnh lòng: Một cậu bé 12 tuổi đã chém chết mẹ mình chỉ vì bị mẹ la và cấm không được hút thuốc.

    Thế nhưng lúc bị bắt, cậu bé chẳng những không hối hận mà còn cho rằng: "Tôi đâu giết người khác, chỉ giết mẹ tôi thôi, có gì sai!"

    Những đứa trẻ không học được cách cám ơn, coi tình yêu thương của cha mẹ là điều hiển nhiên, lấy lí do có quan hệ huyết thống để làm tiền đề tổn thương người nhà, thì khi trưởng thành sẽ không thành tài được.

    Thế nên mới có câu: "Hãy dạy con bạn cách yêu thương, đừng chỉ đi theo thành tích và điểm số."

    Để con đánh mất lương tâm từ nhỏ là cái lỗi lớn nhất trong cách giáo dục của cha mẹ. Do đó, bạn đừng để lối giáo dục sai lầm trở thành "hối tiếc muộn màng" sau này.

    2.2. Không tuân thủ quy tắc, làm việc quá thủ đoạn

    Nếu khi còn nhỏ, bạn không dạy con sống quy tắc, kỉ luật, thì khi trưởng thành, nhất định chúng vẫn sẽ học được bài học này từ ai đó. Chỉ có điều, thiệt hại chúng nhận được cũng sẽ nhiều hơn!

    Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo

    Những đứa trẻ ngỗ ngược là khởi đầu của những tai họa.

    Một đứa trẻ ở Disneyland Thượng Hải vì muốn giựt lấy kẹo đã đập mạnh vào người một nhân viên mặc đồ thú bông.

    Thấy thế, nhiều người đã đến can ngăn nhưng phụ huynh đứa trẻ lại trách: "Con tôi còn nhỏ không hiểu chuyện, nó chỉ đùa thôi!"

    Trong các công viên giải trí, thường sẽ có quy định rõ khách du lịch không được tấn công những nhân viên mặc đồ thú bông. Vì bộ đồ này rất nặng, chỉ một cú đánh cũng có thể gây thương tích cho người mặc nó.

    Sự nuông chiều quá mức khiến con trẻ không nhìn thấy được ranh giới việc làm của mình là đúng hay sai.

    Khi bạn để con cái sống vô kỉ luật như thế, chẳng khác nào để trẻ chơi dao mà không cản, có ngày cũng sẽ bị chính con dao này làm đứt tay.

    2.3. Tự tư tự lợi

    Những người sống quá ích kỉ đa phần đều lạnh nhạt và chỉ biết đến bản thân.

    Gần nhà tôi có một đứa trẻ, lúc còn nhỏ cứ mỗi lần sang nhà hàng xóm chơi liền lấy đồ chơi của bạn giấu đem về.

    Thằng bé muốn chép bài bạn cùng lớp trong giờ kiểm tra, nhưng bạn không cho, vì thế nó đã xé cả bài kiểm tra của bạn cùng lớp.

    Như dự đoán, lúc lớn lên, tính cách cậu bé đó ngày càng ngang ngược. Dù đã kết hôn, nhưng thanh niên này lại ngày càng sống tự tư tự lợi. Vì muốn có tiền đầu tư mà lén ăn cắp sổ đỏ nhà ba mẹ để cầm cố.

    Loại người này tưởng chừng sẽ sống suôn sẻ nhưng thực chất lại rất khó vui vẻ suốt đời. Bởi khi còn trẻ, họ hưởng hạnh phúc thông qua cách tổn thương người khác. Đến khi lớn tuổi, mọi người đều bỏ đi, có hối hận cũng đã muộn.

    Thế nên là cha mẹ, bạn hãy giáo dục trẻ luôn tích cực, sống đẹp như ánh mặt trời và có một trái tim vị tha!

    2.4. Người sống vô trách nhiệm

    Nhà Tâm lý học William James đã viết trong một cuốn sách rằng:

    "Gieo một hành động tốt, thu hoạch một thói quen tốt. Có thói quen tốt, ta gặt hái được tính cách tốt. Gieo hạt giống tính cách tốt, ta tạo ra số phận tốt!"

    Cách đây không lâu, một thanh niên 29 tuổi kiện bố mẹ mình vì "tội không cấp dưỡng".

    Người đàn ông đã gần trung niên, chưa có gia đình, cũng không có công việc. Cứ hễ tìm được việc thì làm hai, ba hôm đã than mệt mỏi rồi xin từ chức.

    Không phải người đàn ông này không có năng lực kiếm tiền, mà vì anh ta quá lười, chỉ muốn cha mẹ chịu trách nhiệm nuôi mình cả đời.

    Anh ta cho rằng cha mình có thu nhập cao, việc nuôi dưỡng anh ta là chuyện hiển nhiên!

    Một người 29 tuổi mà suốt ngày chỉ biết nằm nghịch điện thoại, không quan tâm đến việc nhà, còn ỷ lại cha mẹ, không có trách nhiệm với cha mẹ đã già.

    Lý do được người cha chua xót chia sẻ:

    "Lúc nó còn nhỏ, vợ tôi không bao giờ để nó làm việc. Ngay cả việc la dạy con, bà ấy cũng cản. Tay không dính nước, việc gì cũng để mẹ nó làm thay, thế nên lớn lên nó mới hư hỏng thế này."

    Nếu khi con cái còn nhỏ, bạn không dạy chúng sống trách nhiệm, thì khi lớn lên, ngay cả cuộc sống của bản thân, chúng cũng buông xuôi và đổ lỗi, ỷ lại người khác.

    Mà những người sống vô trách nhiệm không chỉ không thể chịu được áp lực nặng nề của cuộc sống, mà còn khó tự lập sống, dù là vấn đề nhỏ nhặt cũng không thể tự giải quyết.

    Đứa trẻ khi mới sinh ra là một tờ giấy trắng. Thế nên mong cha mẹ hãy dạy con cái trở thành những bức tranh xinh đẹp.

    Muốn con ngoan ngoãn, đừng quên dạy chúng đạo làm người đầu tiên!

    3. Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ

     Một trong những chức năng của gia đình là giáo dục nhân cách con người về tình cảm yêu thương, sự hy sinh chia sẻ, đạo lý, trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của mỗi cá nhân trong môi trường gia đình. Khi các giá trị nhân văn của văn hóa gia đình được thấm sâu trong trái tim, trí tuệ của mỗi thành viên và hình thành thói quen tâm lý trong đời sống gia đình, mỗi gia đình sẽ góp phần tạo ra những công dân tốt cho xã hội, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

    Tình cảm gia đình là thứ tình cảm tồn tại mãi mãi, nó sẽ chẳng bao giờ biến mất khi con người biết trân trọng và nâng niu nó. Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng.

    Giáo dục các em thông qua truyền thống gia đình

    Giáo dục truyền thống gia đình tạo cho các em niềm tự hào về gia đình và dòng họ: gia đình có nhiều người thành đạt, trong gia đình có nề nếp, gia phong, gia đạo và cách sống đẹp. Chính truyền thống gia đình và dòng họ sẽ là tấm gương cho các em  học theo, rèn luyện và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Biện pháp này có tác dụng cao vì uy tín của gia đình, dòng họ là nơi mà các em được sinh ra và lớn lên.

     Giáo dục bằng nêu gương

    Đó là biện pháp giáo dục bằng cách thông qua những tấm gương sáng trong gia đình của ông bà, cha mẹ, anh em …, trẻ em lớn lên và được tiếp nhận cách sống, ứng xử của những người xung quanh, trẻ em sẽ bắt chước học theo từ đó hình thành nhân cách tốt qua trải nghiệm thực tế. Phong trào: “ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” cũng là nhằm nêu gương tốt để giáo dục trẻ em. Cách giáo dục này mang lại cho trẻ em cách sống, làm việc theo gương tốt của gia đình và chuẩn mực của xã hội

     Biết tổ chức các hoạt động hợp lý trong gia đình

    Các loại hình hoạt động ở gia đình rất đa dạng và phong phú, đó là các buổi sinh hoạt gia đình, hoạt động lao động, học tập, hoạt động vui chơi giải trí, du lịch, giao lưu, thăm hỏi họ hàng… Qua các hoạt động này giúp trẻ em gắn bó với gia đình, tạo ra hứng thú trong cuộc sống, biết chia sẻ, tâm sự, cũng từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống, xử lý các tình huống phù hợp với gia đình, xã hội trong thời kỳ mới. Qua đó giúp các em phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của bản thân để hòa nhập tốt với xã hội .

    Từ xưa đến nay, nhất là giai đoạn hiện nay – khi xã hội phát triển và hội nhập thì vai trò giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách của trẻ em càng trở lên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.

    Bác Hồ từng dạy: Mười năm là chuyện trồng cây

    Trăm năm là chuyện khéo tay trồng người

     Để giúp trẻ em trưởng thành, có nhân cách tốt, trở thành công dân có ích cho xã hội, yêu tổ quốc, yêu đồng bào.. là một việc khó khăn không phải một sớm một chiều, cần có thời gian và phải được gia đình cần quan tâm đặc biệt. Vì sự trưởng thành của các em mỗi gia đình cần có định hướng rõ rệt, cụ thể, một phương pháp giáo dục khoa học và điều thiết yếu cần phải kết hợp hài hòa ba môi trường: Gia đình – nhà trường và xã hội mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn .

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ba điều im lặng khiến một người phụ nữ trở nên hoàn hảo và trí tuệ
    Bài học cuộc sống - 2024-01-07 08:47:42.0
    Câu nói này tuy đơn giản nhưng chứa đựng những trí tuệ sâu sắc về cuộc sống. Nó cho chúng ta biết rằng sự trau dồi và phẩm chất bên trong của người phụ nữ có thể được nhìn nhận qua cách thể hiện của cô ấy trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn ba tình huống này và những hiểu biết sâu sắc về mặt cảm xúc mà chúng truyền tải.
    Những bài học giúp bạn nâng cao nhận thức và sự chăm chỉ ( Phần 2 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-05 09:07:40.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Những chia sẻ giúp bạn nâng cao nhận thức và nhận ra các khía cạnh của sự chăm chỉ ( Phần 1 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-02 12:01:21.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Ý Tưởng Quà Tặng Giáng Sinh 2023 Cho Trẻ Em
    Bài học cuộc sống - 2023-12-05 22:12:33.0
    Khuyến khích vui chơi ngoài trời với những món quà như xe đạp, ván trượt hoặc xe scooter.
    9 Lời Khuyên Hiệu Quả Về Cải Thiện Bản Thân Để Thay Đổi Cuộc Đời Bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-04-05 22:14:28.0
    Để phát triển cá nhân tối ưu, điều quan trọng là dành thời gian để cải thiện bản thân. Bạn cần xem mình xứng đáng để đầu tư và ưu tiên cho sự phát triển của mình.
    Làm thế nào để tăng cường sức khỏe trao đổi chất của bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 22:02:36.0
    Ăn vào những thời điểm nhất quán có thể giúp cải thiện sự cân bằng trong quá trình trao đổi chất của bạn. Vì lý do này, bỏ bữa có thể gây hại cho sức khỏe trao đổi chất của bạn.
    Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Stoicism tại sao trở nên nổi tiếng
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 14:19:12.0
    Chủ nghĩa khắc kỷ dạy rằng con đường dẫn đến một cuộc sống đạo đức và viên mãn là thông qua việc trau dồi trí tuệ, sự tự chủ và khả năng phục hồi nội tâm khi đối mặt với những nghịch cảnh trong cuộc sống.
    Tuổi già khỏe mạnh là gì và bạn có thể thúc đẩy nó như thế nào?
    Bài học cuộc sống - 2023-02-26 21:09:19.0
    Sự cô lập xã hội và sự cô đơn ngày càng tăng có liên quan đến trầm cảm, bệnh tim và suy giảm nhận thức, làm suy giảm khả năng tư duy, học tập và trí nhớ.
    Những Thói Quen Đơn Giản Hàng Ngày Sẽ Giúp Bạn Khỏe Mạnh Hơn.
    Bài học cuộc sống - 2023-02-11 22:17:00.0
    Thiền và yoga cũng có thể giúp kiểm soát căng thẳng. Nếu bạn đang vật lộn với sức khỏe tinh thần của mình, nói chuyện với một chuyên gia luôn là một ý tưởng hay.
    Chia sẻ