5 kiểu người không nên cho mượn tiền, kẻo rước nợ vào thân và 4 thứ không nên cho vay mượn dù quan hệ tốt

2021-10-27 06:24:21.0
Một nhà văn từng nói: “Tiền mình bỏ ra thì mua gì cũng không xứng đáng với số tiền đó, bao nhiêu tiền kiếm được cũng không đáng là bao so với tâm sức đã bỏ ra. Nhưng mượn tiền của người khác thì lại muốn họ hào phóng cho vay ngay, đến lúc trả tiền người ta thì bản thân lại không thoải mái. "

MỤC LỤC

    Người xưa có câu: “Vay tới vay lui thành vay thù hận”. Con người nên dựa vào chính mình, nếu không phải chuyện bất đắc dĩ thì không nên mở miệng nhờ người khác giúp đỡ.

    Ngoài tình cảm ruột thịt của cha mẹ ra, bất cứ thứ tình cảm nào cũng khó có thể vượt qua thử thách. Vì vậy, có 4 thứ sau bạn nhất định phải cẩn trọng khi cho người khác mượn. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    I. 5 kiểu người không nên cho mượn tiền, kẻo rước nợ vào thân

    1. Người thân trong gia đình, người có những tính cách không đáng tin

    Người ta thường nghĩ người thân dù gì cũng có chút máu mủ tuột thịt, sẽ không chơi xấu nhau. Nên vấn đề tiền bạc đôi khi lại dễ dãi với những người thân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mọi thứ không hoàn toàn là như vậy.

    Hãy thử nghĩ, nếu cho người thân mượn nhưng sau đó họ lại không muốn trả, làm sao ta dám đòi. Nhất là những người vốn dĩ có những thói hư tật xấu như lười biếng, tham lam, ỷ lại, lợi dụng,... những người nếu đã biết có những tính cách như vậy thì ta càng nên tránh xa, bởi nếu cho mượn tiền đôi khi tiền vừa mất, mà tình cảm máu mủ ruột rà cũng sứt mẻ theo.

    2. Kiểu người không có ý định trả nợ

    Kiểu người này thì chắc chắn ai cũng muốn tránh xa ngàn dặm. Nhưng vấn đề là làm sao để ta biết một người đang định vay tiền ta có thuộc tuýp người này hay không.

    Hãy thử dò hỏi họ vài vấn đề liên quan đến chuyện vay tiền của họ, quan điểm của người đó về tiền và vấn đề vay mượn. Hay để chính xác hơn ta nên tự đi điều tra, hỏi những người thân cận xem họ có từng có "tích" gì trong chuyện tiền nong không. 

    Vì thật ra vốn dĩ có những người vẫn sống với cái logic vớ vẩn là "tiền đã mượn được thì làm sao phải trả" hay "mượn mà không phải trả thì mới là oai". Những người này chính là những kẻ tham lam lợi dụng, thích "chơi bẩn" khi có cơ hội và cũng không biết trân trọng thành quả lao động của người khác.

    Gặp những kiểu người này bạn nên tuyệt đối tránh xa, vì cho họ mượn tiền đôi khi lại mất luôn cả mối quan hệ, nặng hơn còn là kiện tụng, ẩu đả, ảnh hưởng cả danh dự của chính bạn.

    3. Không cho người ngoài vay tiền

    Cho người ta quen biết vay tiền đã lo, cho người ngoài mà ta không quen không biết còn rủi ro hơn. Đôi khi họ sẽ hứa hẹn những khoảng lợi ích khổng lồ hay lãi suất cao, nhưng nên nhớ quy luật của đầu tư là lợi nhuận càng cao rủi ro cũng sẽ càng cao.

    Nếu như người xa lạ đó lại là bạn bè hay người quen của bạn thân hay người thân của bạn, mà người thân bạn lại làm người bảo lãnh thì sao. Lời khuyên trong trường hợp này là cũng không nên cho vay. Bởi nếu như người lạ kia trở mặt, mối quan hệ của bạn và người thân cũng sẽ gặp vấn đề, lúc đó bạn không thể bắt người thân trả nợ thay người kia, mà cũng không thể lấy lại được số tiền.

    4. Người không giữ liên lạc với nhau, bỗng dưng xuất hiện và muốn vay tiền

    Người này chắc chắn bạn nên đặt một dấu chấm hỏi to trước tiên, là vì sao họ lại chọn ta làm đối tượng mượn tiền. Bởi nếu đã một thời gian dài không liên lạc, chẳng ai lại đủ can đảm đi mượn tiền, trừ khi có gì đó ẩn đằng sau đó.

    Dù trong trí nhớ của bạn, khi gặp người đó cách đây nhiều năm thì họ vẫn là người tốt, cũng đừng chủ quan. Vì bạn không hề biết bấy nhiêu năm không gặp, cuộc sống của họ như thế nào, mọi thứ đều vô thường kể cả tâm tính con người, thời gian không gặp đó ắt sẽ khiến tâm tính người đó thay đổi ít nhiều, bạn không rõ được bản chất hiện tại của họ, càng không rõ hành tung của họ, vậy khả năng tiền đưa đi không thể quay về là rất cao.

    5. Người giả vờ tốt bụng, đạo đức giả

    Nếu biết được một người có tính cách này, bạn không những không nên cho mượn tiền mà còn nên hạn chế giao thiệp qua lại với họ. Bởi những người này bản chất là những kẻ biết tranh thủ thời cơ, tận dụng rồi chuộc lợi cho bản thân, nên càng không đáng để tin tưởng.

    Khi bạn cho họ mượn tiền, họ dùng ăn tiêu hết, nhưng đến khi trả lại ca bài ca rằng đã dùng chỗ tiền đó làm bao nhiêu việc thiện, cho người này giúp người kia. Nghe thế bạn làm sao lại không mềm lòng được, bởi ai lại nỡ đòi tiền từ một người đã làm việc thiện như vậy. Nhưng bạn đâu biết đó chỉ là chiêu trò của họ và bạn vừa trở thành một nạn nhân mới.

    II. 4 thứ không nên cho vay mượn dù quan hệ tốt

    1. Mượn tiền: rất dễ làm rạn nứt tình cảm

    Trong bộ phim truyền hình "Tôi là Dư Hoan Thủy", Dư Hoan Thủy và Lỗ Phu Mông là những người bạn chăm chỉ làm việc cùng nhau. Vợ của Hoan Thủy muốn mua một chiếc ô tô, cô muốn nhân cơ hội này lấy lại số tiền 130.000 nhân dân tệ đã cho Lỗ Phu Mông vay. Lỗ Phu Mông hứa sẽ trả lại tiền, rất vui vẻ, và còn nói rằng chỉ cần hai vợ chồng chọn được xe ưng ý, nếu tiền không đủ, anh ta sẵn sàng hỗ trợ một phần.

    Vợ chồng Dư Hoan Thủy vừa xem xe vừa liên lạc với Lỗ Phu Mông. Nhưng kết nối điện thoại của Lỗ Phu Mông có vấn đề. Sau đó, gọi lại được thì họ nhận được tin anh ta đang nóng lòng muốn đi Châu Phi, còn chưa kịp nói rõ ràng thì anh ta đã cúp máy.

    Sau đó, Dư Hoan Thủy tiếp tục đòi nợ, còn Lỗ Phu Mông tiếp tục trốn nợ, nói dối rằng anh ta đang ở châu Phi nên tín hiệu điện thoại rất kém.

    Không thể thương lượng được với Dư Hoan Thủy về số nợ, Lỗ Phu Mông bèn nói: Chỉ vì chút tiền nhỏ này, có cần thiết phải đến mức như vậy không? Tôi đang ở nước ngoài mà anh vẫn đòi nợ, anh muốn tuyệt giao đúng không?

    Những người lúc vay tiền thì nhỏ nhẹ nhún nhường, lúc trả nợ thì lên giọng trở mặt. Những điều như vậy không phải là hiếm xung quanh chúng ta.

    Một nhà văn từng nói: “Tiền mình bỏ ra thì mua gì cũng không xứng đáng với số tiền đó, bao nhiêu tiền kiếm được cũng không đáng là bao so với tâm sức đã bỏ ra. Nhưng mượn tiền của người khác thì lại muốn họ hào phóng cho vay ngay, đến lúc trả tiền người ta thì bản thân lại không thoải mái. "

    Nhiều người coi tiền đã vay như tiền của mình và tiêu xài thoải mái. Tiền tiêu hết lại đi vay, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện trả lại.

    Cũng có người vay tiền làm ăn, sau khi thua lỗ thì tính là xui cho người khác đã cho mình vay tiền, sau khi kiếm được tiền thì bỏ tiền vào túi, chẳng mất gì.

    Trả lại tiền thì giống như mất đi một miếng thịt trên chính thân mình, cảm thấy xót xa và không bao giờ nghĩ rằng đây là trách nhiệm và quy tắc.

    Bởi vậy, nếu bạn cho bất kỳ ai vay tiền thì phải tuân theo nguyên tắc: cho vay vì chuyện cấp bách chứ không cho vay vì nghèo. Phải biết nhìn nhân cách con người, thà rằng rạn nứt tình cảm cũng không nên cho người không có nhân phẩm vay tiền.

    2. Cho mượn xe: không an toàn

    Có người nói: “Chỉ có vợ và xe là hai thứ nhất định không được cho mượn”.

    Xe hơi quan trọng như người vợ yêu của mình, cho ai mượn cũng phải lo sợ.

    "Anh họ tôi đã mua một chiếc ô tô mới trị giá hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng 360 triệu đồng) vào năm ngoái. Trong dịp Tết Nguyên Đán, anh họ tôi cho một người bạn mượn xe và hai ngày sau đó không nhận được tin gì về việc trả xe. Anh lo lắng đi tìm xe thì phát hiện chiếc xe đã tông vào tường và bạn anh đã tự ý lái xe đến tiệm sửa xe.

    Nếu người bạn này giấu giếm mang xe đem bán thành công, chẳng phải anh họ tôi sẽ tổn thất lớn sao?” - Một cư dân mạng chia sẻ.

    Ngày nay, có rất nhiều người có bằng lái xe, nhưng việc lái xe không chỉ đòi hỏi kỹ năng mà còn phải thông thạo phương tiện đó. Ngay cả những tài xế dày dạn kinh nghiệm cũng không dám vội lái những chiếc xe chưa quen.

    Lái xe an toàn là điều mà chủ xe nào cũng quan tâm hàng đầu. Người chủ luôn phải lo lắng khi cho người khác mượn xe, điều đáng buồn hơn nữa là người mượn xe không trả xe kịp thời, thậm chí mặt dày không đổ xăng, không rửa xe trước khi trả.

    Khi có người mượn xe, bạn nên khéo léo từ chối, hoặc tự mình chở người đó đến một địa điểm nào đó, bất cứ lúc nào cũng nên thắt chặt dây an toàn.

    3. Cho mượn nhà: chuốc lấy rắc rối

    Trên một diễn đàn, có người hỏi: Tôi có nên cho người thân mượn nhà không?

    Một cư dân mạng bình luận: “Nhà của anh bỏ trống và anh có thể vào đó ở bất cứ khi nào anh muốn, đây là quyền tự do của anh. Nếu người thân dọn vào ở, anh có đảm bảo được lúc anh cần nhà thì họ sẽ chuyển đi không?

    Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

    Thật sự chịu không nổi những kiểu họ hàng vô ý vô tứ, không cần phải vì cái mác họ hàng mà đồng ý cho họ mượn. Có thể khi họ cần anh, họ sẽ nhắc đến tình cảm họ hàng, khi anh cần họ, đảm bảo họ sẽ rạch ròi, công tư phân minh với anh.”

    Trong bộ phim truyền hình "An gia", có một tình huống éo le là "người thân mượn nhà nhưng không trả ". Khi chủ nhà đòi lại căn nhà, người thân mở miệng yêu cầu anh phải trả 10 triệu nhân dân tệ. Nguyên nhân là do họ đã bảo quản nhà cho anh và lắp đặt thêm một số công trình phụ trợ.

    Không phải người thân và bạn bè nào cũng hiểu chuyện. Mọi người đều sẽ cân nhắc vì lợi ích của mình.

    Mượn nhà chẳng bằng “thuê nhà”. Cho dù bên kia là ai, bạn cũng nên ký hợp đồng với anh ta, dù giá thuê bao nhiêu thì bạn cũng phải thu tiền, đừng ngần ngại. Có nhiều tiền hay ít tiền là một chuyện, đừng vì chuyện tình cảm xã giao mà để người khác lợi dụng, chỉ chuốc thêm phiền hà mà thôi.

    4. Mượn điện thoại di động: rò rỉ thông tin riêng tư

    Trên mạng có một câu nói: "Rất nhiều cuộc hôn nhân đã tan vỡ vì chiêc điện thoại di động".

    Trong thời đại Internet phát triển như hiện nay, nhiều cặp vợ chồng sử dụng điện thoại để liên lạc với người yêu của họ, một khi thông tin trên điện thoại bị rò rỉ, cặp đôi sẽ không có cách nào để duy trì mối quan hệ vợ chồng.

    Trên thực tế, điện thoại di động của một số người có chứa rất nhiều thông tin khó nói. Cho mượn điện thoại có nghĩa là điện thoại của bạn sẽ bị người khác kiểm soát trong một khoảng thời gian. Ngay cả khi bạn xóa thông tin trong điện thoại của mình một cách cẩn thận, vẫn có thể có thông tin còn sót lại.

    Thà rằng để điện thoại bỏ không còn hơn cho mượn nó một cách dễ dàng. Ngay cả những người thật thà nhất cũng có thể bị thu hút vì một số thông tin vô căn cứ.

    Lời kết

    Khi kết giao với người khác, không phải cái gì bạn cũng có thể cho họ vay mượn được.

    Tất nhiên, khi từ chối người khác, bạn đừng nên thẳng thừng nói những lời khó nghe mà nên từ chối khéo léo, giữ thể diện cho họ hoặc giúp đỡ họ bằng các cách khác.

    Tỷ phú Lý Gia Thành từng nói: “Uy tín không thể đo đếm được bằng tiền, nó là thứ vũ khí thần kỳ để tồn tại và phát triển”.

    Lời khuyên tới những người không coi trọng chữ tín: Bạn tham lam chiếm được tài sản của người khác, tuy đạt được lợi ích nhưng chắc chắn lợi ích đó không thể bền lâu.

    Nếu một người mất đi uy tín của mình, anh ta chẳng khác nào không có chốn dung thân. Nếu một người muốn nhận được sự giúp đỡ từ người khác, trước tiên anh ta phải học cách làm người.

    Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn sáng suốt hơn khi quyết định cho người khác vay mượn tài sản của mình!

    III. 9 cách từ chối khéo cho mượn tiền khôn ngoan, không gây mất lòng

    1. Từ Chối Khéo

    “Mình dạo này cũng kẹt”, “Tôi đang dồn tiền mua nhà”, “Dạo này tôi đầu tư làm ăn nhiều quá, không còn tiền dư giả”… Rất nhiều lý do để bạn từ chối cho ai đó vay tiền. Miễn là thái độ với người đó hãy mềm mỏng, khéo léo. Nếu đã đưa ra những lý do trên, những người biết điều vay 1-2 lần bạn từ chối họ sẽ hiểu cho bạn.

    Còn kiểu nhằng nhẵng bám lấy, hỏi vay liên tục thì đôi khi cũng không cần “quá khéo” nữa chỉ đơn giản là nói không mà thôi: “Tao không có mày ạ”, “Tiền tớ tiêu chả đủ lấy đâu ra cho vay”…

    2. Sao Bạn Không Nói Sớm? 

    Cách từ chối mượn tiền làm sao để người ta không cảm thấy bạn đang từ chối và chỉ đang cố giả vờ? Với câu “sao bạn không nói sớm?” này, bạn không chỉ có thể khéo léo từ chối lời hỏi vay tiền mà còn có thể tỏ ra thái độ thành thật của mình. Câu nói này dường như có thể được áp dụng trong mọi trường hợp, chẳng hạn như: “Ôi, sao chị không nói sớm với em, em mới cho bạn em mượn tiền rồi!”, chỉ cần nói câu này kèm với thái độ tiếc nuối vì bạn không thể giúp được họ. Chỉ là bạn không thể giúp họ trong trường hợp này thế nên không ai có thể trách bạn được cả.

    3. Giúp Bằng Cách Khác Không Phải Tiền 

    Một cách từ chối cho bạn mượn tiền khác mà bạn có thể áp dụng mà người hỏi mượn tiền không thể trách bạn mà thậm chí họ có thể cảm ơn bạn, đó là đưa ra những hỗ trợ khác mà không phải tiền bạc. Tùy vào trường hợp mà bạn có thể giúp bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nếu như bạn bè đang vì túng thiếu không có nơi ở thì bạn có thể gợi ý họ đến ở tạm nhà bạn vài hôm, nếu như người quen khó khăn vì đang thất nghiệp thì bạn có thể giúp họ tìm kiếm những công việc phù hợp, hoặc thậm chí có thể cho họ mượn điện thoại, mượn xe cũ nếu bạn có dư,…Bạn có thể gợi ý cho họ nhiều cách giúp khác miễn không phải là tiền. Hãy yên tâm rằng không ai có thể giận bạn với sự nhiệt tình giúp đỡ này đâu.

    4. Hỏi Rõ Về Thời Gian Trả Tiền

    Với nhiều người việc hỏi người vay ngày trả trước khi đưa tiền khiến họ rất ngại. Nhưng thực tế, điều này vốn khá hay và giúp người vay biết được hạn họ sẽ phải trả tiền, người cho vay cũng rõ rằng “à, hôm nào tiền trở lại với ta”.

    “Cho tao vay gấp khoảng 5 triệu được không? Tao đang có việc cần dùng mà bí quá.

    Bao giờ mày sẽ trả?

    À, khi nào mày đòi thì tao trả

    Không, 3 tuần nhé, sau đó tao cần tiền có việc quan trọng. Nếu mày trả được đúng hạn tao mới cho vay.

    Ừ, được”

    5. Nói Rằng Mình Cũng Đang Mắc Nợ 

    Cách từ chối cho mượn tiền khéo léo này sẽ để cho người khác biết tình hình tài chính của bạn cũng trong trạng thái “kiệt quệ” và khó khăn thậm chí cũng đang thiếu tiền của người khác. Chính vì thế mà cho dù có muốn giúp đến đầu thì tài chính của bạn cũng không cho phép.

    6. Than Khổ 

    Bạn có thể dùng biết pháp “chặn đầu” trước nếu đã dự đoán được ai đó sắp mở lời mượn tiền của mình, hãy khéo léo và nhanh nhẹn than khổ với họ trước nhé. “Dạo này tôi nghèo quá”, “Không biết làm sao để sống tới cuối tháng”. “Chừng nào A mới trả tiền cho tôi để có tiền xài nhỉ?”,…với vài câu đơn giản như thế chắc chắn họ sẽ không thể mở lời mượn tiền với bạn đâu.

    7. Nói Rằng Mình Đang Cần Tiền Để Mua Đồ Giá Trị Cao

    Nếu như bạn đang có một việc quan trọng cần phải dùng tiền thì không ai có thể trách cứ bạn cả, chỉ cần nói với họ rằng bạn đang có một khoản tiền lớn cần phải chi, từ mua máy tính, lo cho con, lo cho ba mẹ,…Một điều quan trọng của bước này là bạn phải nhấn mạnh tầm quan trọng của món đồ hoặc việc mà bạn sắp phải chi tiền tiếp theo đây, ai cũng sẽ ngại nếu vay những số tiền này mà thôi.

    8. Tiền Vợ Mình Giữ Hết Rồi/ Không Có Nhiều Tiền Vì Vừa Dùng Hết

    Nếu bạn là nam thì có một cách vô cùng hiệu quả mà đấng mày râu có thể sử dụng đó là nói tiền đều đã đưa cho bà xã giữ. Với cách nói này, các anh không chỉ vừa không phải ngại hay sĩ diện khi từ chối cho mượn tiền mà cũng không làm mất lòng bạn bè hay đồng nghiệp. Và việc mà người phụ nữ giữ tiền bạc để chi tiêu trong gia đình cũng là một điều vô cùng bình thường thế nên ai cũng sẽ hiểu cho bạn mà thôi.

     9. Nói Không Là Cách Đơn Giản Nhất

    Đối với những người không quá có can hệ nhiều đến cuộc sống của bạn hoặc chỉ tìm đến bạn khi cần vay nợ thì cách đơn giản và nhanh nhất là nói không. Còn đối với những người có mối quan hệ thân quen hơn hãy giúp đỡ ngay khi có thể nhé

    Tác giả: Bảo Châu

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    7 dấu hiệu bạn đã tìm thấy tình yêu đích thực
    Bài học cuộc sống - 2024-04-14 16:20:06.0
    Giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong tình yêu đích thực.
    Ba điều im lặng khiến một người phụ nữ trở nên hoàn hảo và trí tuệ
    Bài học cuộc sống - 2024-01-07 08:47:42.0
    Câu nói này tuy đơn giản nhưng chứa đựng những trí tuệ sâu sắc về cuộc sống. Nó cho chúng ta biết rằng sự trau dồi và phẩm chất bên trong của người phụ nữ có thể được nhìn nhận qua cách thể hiện của cô ấy trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn ba tình huống này và những hiểu biết sâu sắc về mặt cảm xúc mà chúng truyền tải.
    Những bài học giúp bạn nâng cao nhận thức và sự chăm chỉ ( Phần 2 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-05 09:07:40.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Những chia sẻ giúp bạn nâng cao nhận thức và nhận ra các khía cạnh của sự chăm chỉ ( Phần 1 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-02 12:01:21.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Ý Tưởng Quà Tặng Giáng Sinh 2023 Cho Trẻ Em
    Bài học cuộc sống - 2023-12-05 22:12:33.0
    Khuyến khích vui chơi ngoài trời với những món quà như xe đạp, ván trượt hoặc xe scooter.
    9 Lời Khuyên Hiệu Quả Về Cải Thiện Bản Thân Để Thay Đổi Cuộc Đời Bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-04-05 22:14:28.0
    Để phát triển cá nhân tối ưu, điều quan trọng là dành thời gian để cải thiện bản thân. Bạn cần xem mình xứng đáng để đầu tư và ưu tiên cho sự phát triển của mình.
    Làm thế nào để tăng cường sức khỏe trao đổi chất của bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 22:02:36.0
    Ăn vào những thời điểm nhất quán có thể giúp cải thiện sự cân bằng trong quá trình trao đổi chất của bạn. Vì lý do này, bỏ bữa có thể gây hại cho sức khỏe trao đổi chất của bạn.
    Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Stoicism tại sao trở nên nổi tiếng
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 14:19:12.0
    Chủ nghĩa khắc kỷ dạy rằng con đường dẫn đến một cuộc sống đạo đức và viên mãn là thông qua việc trau dồi trí tuệ, sự tự chủ và khả năng phục hồi nội tâm khi đối mặt với những nghịch cảnh trong cuộc sống.
    Tuổi già khỏe mạnh là gì và bạn có thể thúc đẩy nó như thế nào?
    Bài học cuộc sống - 2023-02-26 21:09:19.0
    Sự cô lập xã hội và sự cô đơn ngày càng tăng có liên quan đến trầm cảm, bệnh tim và suy giảm nhận thức, làm suy giảm khả năng tư duy, học tập và trí nhớ.
    Chia sẻ