Nếu bạn là người thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của mình thì chắc hẳn bạn sẽ nhận ra một điều là ở mỗi độ tuổi, chúng ta có những thay đổi rõ rệt về các vấn đề sức khỏe.
Khoảng thời điểm 45- 59 tuổi thể lực không còn tốt, đây cũng là lúc các cơ quan dần lão hóa và các bệnh mãn tính tìm đến nhiều hơn. Đó là lý do vì sao đây là khoảng thời gian được mệnh danh là "thời điểm quyết định tuổi thọ". Trong giai đoạn này, có 3 bộ phận cần được bảo vệ nếu muốn sống thọ. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lên lịch khám sức khỏe hàng năm
Đây chính là thời gian lý tưởng để tìm ra một vị bác sỹ mà bạn thích và tin tưởng, tạo dựng mối quan hệ, và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ (lý tưởng là 1 năm 1 lần), bác sỹ Shantanu Nundy, chuyên khoa nội tại Bệnh viện Đại học Chicao (Mỹ) chia sẻ. Khám sức khỏe hàng năm là cách tốt nhất để biết tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện những vấn đề đang dần xuất hiện trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Bác sỹ sẽ kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và huyết áp đồng thời lấy máu để kiểm tra sức khỏe tuyến giáp và nồng độ cholesterol.
2. Từ bỏ những thói quen không lành mạnh
Khi còn đang ở tuổi học sinh sinh viên, có thể bạn thích hút thuốc, uống rượu hoặc ăn vặt. Đây chính là thời điểm bạn cần phải loại bỏ những thói quen không lành mạnh đó ra khỏi cuộc sống của mình. “Rất nhiều thói quen được hình thành ở độ tuổi 20 sẽ theo chúng ta đến hết cuộc đời”, bác sỹ Nundy chia sẻ. Nếu bạn đã trót có một vài thói quen xấu thì đây chính là thời điểm lý tưởng để loại bỏ chúng và bắt đầu một chặng đường mới lành mạnh hơn. Học cách ăn uống lành mạnh là điều đặc biệt quan trọng; kể cả khi trông bạn khá thon thả ở tuổi 20 thì điều đó có thể thay đổi trong một hoặc hai thập kỷ tiếp theo; và duy trì cân nặng lành mạnh dễ dàng hơn là tìm cách giảm cân sau này.
3. Tiêu thụ đủ lượng canxi và vitamin D
Nhiều phụ nữ không nghĩ gì đến tình trạng loãng xương cho tới khi họ già hơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn. Hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ ít nhất 1.200mg canxi và 1.000 IU vitamin D mỗi ngày vì nó sẽ trợ giúp đắc lực cho hệ xương và nhiều hệ thống khác của cơ thể.
1. Lưu ý tới vóc dáng
Cân nặng cơ thể có thể bắt đầu leo thang ở mọi lứa tuổi, nhưng 30 là lứa tuổi mà rất nhiều chị em lần đầu tiên phải lao vào cuộc chiến với trọng lượng. Quá trình trao đổi chất bắt đầu chậm đi ở độ tuổi 35; và nếu bạn đã sinh con thì bạn có thể thấy việc giảm cân sau khi mang thai là điều hết sức khó khăn. Và do đây là giai đoạn chị em còn đang phải vật lộn giữa một bên là công việc, một bên là gia đình nên quỹ thời gian vô cùng eo hẹp. Đó là lý do vì sao bà Dehn khuyến khích chị em nên chèn một chút thời gian cho thể dục thể thao vào lịch hoạt động trong ngày của mình. “Phụ nữ ở độ tuổi 30 có một danh sách dài vô tận những việc phải làm và họ hầu như không có thời gian cho bản thân”, bà Dehn chia sẻ.
2. Ưu tiên cho giấc ngủ
Các bà mẹ bận rộn khó có thể đi ngủ sớm; nhưng thực tế thì điều đó thực sự cần thiết cho sức khỏe. Nếu bạn đang mang thai thì bạn cũng có thể gặp một số vấn đề với giấc ngủ: Theo Hiệp hội Y học giấc ngủ Mỹ, những thay đổi về thể chất, tình cảm, và nội tiết diễn ra trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì thế, hãy đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn thoải mái nhất có thể và cho phép bản thân nghỉ ngơi thư giãn vào buổi tối. Hãy nói chuyện với bác sỹ nếu bạn vẫn gặp vấn đề về giấc ngủ.
3. Chú ý đến những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt
Dù bạn có con hay không thì vẫn cần đi khám nếu chu kỳ của bạn đột nhiên khó chịu hơn hoặc đau đớn hơn. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh liên quan đến tuyến giáp hoặc u xơ tử cung.
4. Kiểm tra huyết áp
Nếu bạn vẫn khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì bác sỹ sẽ kiểm tra huyết áp trong những lần khám đó. Còn nếu không, hãy chắc chắn rằng ít nhất mỗi năm bạn kiểm tra huyết áp một lần. Rất nhiều phụ nữ bắt đầu gặp phải triệu chứng cao huyết áp ở tuổi 30 - thường là gắn liền với tăng cân - nhưng họ lại không nhận ra điều đó, bác sỹ Nundy chia sẻ.
1. Cân nhắc việc chụp nhũ ảnh
Mặc dù còn nhiều tranh cãi song phần lớn các chuyên gia đều khuyến khích chị em phụ nữ nên bắt đầu chụp nhũ ảnh ở tuổi 40 thay vì đợi đến tận 50. Các bác sỹ có thể giúp đánh giá tiền sử bệnh của gia đình và đặc điểm cá nhân của từng người để tìm ra thời điểm nên bắt đầu tiến hành kiểm tra và tần suất kiểm tra (mỗi năm một lần hay hai năm một lần).
2. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Nếu bạn chưa từng làm bất kỳ xét nghiệm nào liên quan đến bệnh tiểu đường thì đây chính là thời điểm cần thiết. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường týp 2 ngày càng trở nên phổ biến sau tuổi 40. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ thì chị em nên tiến hành các xét nghiệm liên quan đến bệnh tiểu đường khi bắt đầu bước vào tuổi 45 với tần suất là 3 năm 1 lần.
3. Đánh giá lại lượng calo tiêu thụ
Theo bà Dehn thì quá trình trao đổi chất thực sự suy giảm sau tuổi 40; và điều này có nghĩa là bạn có thể tăng cân dù bạn không hề ăn nhiều hơn so với trước kia. Để duy trì trọng lượng ổn định hoặc giảm bớt nếu cần thì chị em cần phải điều chỉnh chế độ ăn một chút. Cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ với khẩu phần ăn mỗi bữa ít hơn và ăn nhiều thực phẩm khác nhau.
4. Năng vận động
“Các nghiên cứu đã cho thấy chỉ cần 20 đến 30 phút thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp chúng ta duy trì trọng lượng cơ thể của mình”, bà Dehn chia sẻ. “Ở độ tuổi này, nếu bạn muốn giảm cân, bạn cần phải tập thể dục đủ 1 giờ”. Ngoài ra, đừng quên các bài tập thể lực (như nâng tạ nhẹ) để giúp duy trì khối lượng cơ bắp và mật độ xương khi chúng ta ngày càng có tuổi.
1. Thận trọng với sức khỏe tim mạch
Sau tuổi 50, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của phụ nữ gia tăng mạnh. Điều đó có nghĩa là việc biết những thông số về sức khỏe tim mạch và trao đổi với bác sỹ về những thông số đó là điều vô cùng quan trọng. “Bệnh tim có thể xuất hiện rất đột ngột; nhưng thường là nó có yếu tố nguy cơ. 95% người bị đau tim có một hoặc vài yếu tố nguy cơ báo trước”, bác sỹ Nundy chia sẻ. Những yếu tố đó bao gồm hút thuốc, huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, và tiểu đường. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào trong những yếu tố trên hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tim thì ngoài các xét nghiệm và kiểm tra tiêu chuẩn hãy đề nghị bác sỹ làm thêm điện tâm đồ.
2. Kiểm tra nguy cơ ung thư đại tràng
Rất may là bệnh ung thư đại tràng có thể phòng ngừa được nếu bạn phát hiện ra các polyp khi chúng vẫn ở giai đoạn tiền ung thư. Và mặc dù vẫn có các cách khác nhưng cách tốt nhất là tiến hành soi đại tràng. Nếu kết quả nội soi của bạn bình thường và gia đình bạn không có tiền sử mắc bệnh này thì có thể làm 10 năm 1 lần.
3. Thảo luận về các triệu chứng mãn kinh với bác sỹ
Liệu pháp hoóc môn (HT) hiện nay không được chỉ định rộng rãi như trước kia do những lo ngại về nguy cơ gây ra ung thư vú và những tác dụng phụ khác. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ vẫn khuyến nghị bệnh nhân sử dụng phương pháp đó trong thời gian ngắn nếu các triệu chứng mãn kinh như “bốc hỏa” hay thay đổi tâm trạng phát triển theo chiều hướng trầm trọng hơn.
4. Tiêm phòng cúm hàng năm
Tiêm phòng cúm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nó đặc biệt quan trọng khi bạn ngoài 50. Khi chúng ta già hơn, nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, từ cúm tăng cao; và tiêm phòng chính là biện pháp tốt nhất để bảo vệ bạn, bác sỹ Nundy cho biết.
1. Kiểm tra mật độ xương
Bác sỹ có thể khuyến khích bạn làm xét nghiệm này ở độ tuổi 50, hay thậm chí là 40 và điều đó thực sự rất có ích. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta có nguy cơ bị loãng xương, từ dùng một số loại thuốc, hút thuốc lá, đến tiền sử gia đình. Tuy nhiên, theo Quỹ về loãng xương, ở tuổi 65, tất cả phụ nữ - kể cả những người không có các yếu tố nguy cơ – vẫn cần phải đo mật độ xương. Ngoài ra, bạn vẫn cần bảo vệ hệ xương của mình bằng cách tiếp tục bổ sung canxi cho cơ thể. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn đã hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn hàng ngày của mình hay chưa hay bạn nên sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung.
2. Tăng cường hấp thụ vitamin B12
Theo số liệu từ các khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng, rất nhiều người trên 60 tuổi thiếu B12. Bạn cần dưỡng chất này – có nhiều trong hải sản, thịt bò, và ngũ cốc tăng cường – để sản sinh ra hồng cầu khỏe mạnh và giúp bảo vệ hệ thần kinh. Nghiên cứu đã cho thấy vitamin B12 còn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ.
3. Giảm nguy cơ viêm phổi
Viêm phổi là một căn bệnh nguy hiểm. Theo CDC Hoa Kỳ thì đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin tại Mỹ. Chính vì thế, nếu bạn chưa từng tiêm phòng bệnh này trước tuổi 65 thì hãy tiến hành ngay.
II. Ba bộ phận nên bảo vệ để có tuổi thọ cao
Các mạch máu trong cơ thể chúng ta giống như "đường cao tốc", nó vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô khác nhau trên khắp cơ thể. Sau tuổi 45, nguy cơ nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu não, đột quỵ rất cao, do đó chúng ta cần lưu ý đến việc bảo vệ mạch máu.
Để bảo vệ mạch máu cần:
1. Ăn ít thực phẩm gây hại
Để giữ cho mạch máu khỏe mạnh bạn nên phòng ngừa các tác nhân làm hại mạch máu bằng cách ăn ít thức ăn có nhiều chất béo, nhiều muối và hàm lượng đường cao. Nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để giảm mức độ xơ cứng của mạch máu, duy trì sự đàn hồi của mạch máu, và giảm tỷ lệ mắc nhồi máu não.
2. Đừng để cơ thể thiếu nước
Ngoài oxy, cơ thể cũng rất cần nước để quá trình vận chuyển máu được trơn tru. Bổ sung nước kịp thời có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Người trưởng thành cần đảm bảo uống ít nhất 2500ml nước mỗi ngày, và phải uống từ từ để cơ thể hấp thụ tối đa.
3. Luôn lạc quan
Ngoài việc quan tâm đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, người 45-59 tuổi cũng nên chú ý đến việc điều chỉnh cảm xúc, tránh kích động quá mức để phòng tai nạn, ví dụ như đứt mạch máu não bởi các mạch máu vốn đã rất mỏng manh.
Thận là nguồn gốc của sự sống, có nhiệm vụ chuyển hóa chất thải và sản xuất nước tiểu, đồng thời có nhiệm vụ ổn định lượng nội tiết của cơ thể, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
1. Không nhịn tiểu
Nhịn tiểu lâu sẽ đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng bàng quang và tăng khả năng nhiễm trùng hệ tiết niệu. Thậm chí, nước tiểu quá nhiều có thể sẽ gây trào ngược lên bể thận, sẽ làm hỏng chức năng của thận.
2. Đừng lạm dụng trà đặc
Trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan bài tiết chính florua. Khi cơ thể thu nạp lượng florua vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ khiến chất này tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Khi bạn lão hóa, đôi chân là cơ quan già đi đầu tiên. Thật vậy, sau tuổi 45, các cơ và xương của chân cũng sẽ suy giảm, trong khi đó chân giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể, nó còn chứa các dây thần kinh nối trực tiếp với cơ quan nội tạng, vì thế chân là cơ quan rất nên được bảo vệ sau tuổi 45.
Để bảo vệ chân, bạn nên ngâm chân trong nước ấm mỗi tối. Chân bị tổn thương chủ yếu là do tuần hoàn máu kém, vì vậy bạn nên hình thành thói quen ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để máu lưu thông tốt hơn.
Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Hút thuốc có liên quan đến một số loại ung thư - không chỉ ung thư phổi. Dừng lại ngay bây giờ sẽ làm giảm nguy cơ ung thư trong tương lai.
Tia cực tím (UV) có hại từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Hạn chế ra nắng bằng cách ở trong bóng râm, mặc quần áo bảo vệ hoặc thoa kem chống nắng.
Bạn hãy chọn một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả, chọn ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Đồng thời hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn.
Tập thể dục thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn không tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ và thực hiện theo cách của bạn tối đa 30 phút hoặc lâu hơn.
Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Cố gắng đạt được và duy trì cân nặng hợp lý thông qua sự kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Nếu bạn chọn uống rượu, hãy uống có chừng mực. Đối với người lớn khỏe mạnh, điều đó có nghĩa là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những loại khám sàng lọc ung thư tốt nhất cho bạn dựa trên các yếu tố nguy cơ của bạn.
Một số loại virus làm tăng nguy cơ ung thư. Tiêm vắc xin có thể giúp ngăn ngừa những virus đó, bao gồm cả viêm gan B, làm tăng nguy cơ ung thư gan và virus u nhú ở người (HPV), làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu việc chủng ngừa chống lại những loại virus này có phù hợp với bạn hay không.