Giải thích hiện tượng mộng du

21/08/2021 11:14
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần gọi hiện tượng mộng du là “rối loạn kích thích”, nghĩa là có một tác nhân nào đó kích thích bộ não thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ sâu, đưa người mộng du vào trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức.

MỤC LỤC

    Mộng du là một hiện tượng khá kì bí và kích thích trí tò mò của nhân loại từ bấy lâu nay. Trong trạng thái không có ý thức, người bị mộng du vẫn có thể nói chuyện, điều khiển tay chân của mình để thực hiện một số hành động kỳ quặc hoặc thậm chí phức tạp mà trong lúc tỉnh táo chưa chắc họ có thể làm được. Một số trường hợp người bị mộng du còn lái cả xe. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu hiện tượng mộng du qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Các rối loạn liên quan đến giấc mơ

    1.1. Bóng đè

    Bóng đè là hiện tượng một người chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái tỉnh giấc nhưng tạm thời không thể di chuyển hoặc nói chuyện được trong khi vẫn nhận thức được môi trường xung quanh. Nhiều trường hợp bóng đè miêu tả như cảm thấy như có ai đó đang đè chặt lên người khiến họ không thể thở được hoặc có ai trong căn phòng muốn làm hại mình.

    Bóng đè có tên gọi khoa học là sleep paralysis hay chứng liệt thân khi ngủ, là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực hại (không gây hại cho cơ thể ở thực tại). Theo thống kê, có khoảng 40% dân số trên thế giới từng trải qua hiện tượng bóng đè ít nhất một lần trong đời. Bên cạnh tạo ra chứng liệt tạm thời, bóng đè còn gây ra các ảo giác đáng sợ, trong đó, ảo giác sự xuất hiện của nhiều người lạ hoặc ma quỷ trong căn phòng là hiện tượng phổ biến nhất. Đó là lý do bóng đè bị đánh đồng với hiện tượng tâm linh ở một số quốc trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Á như Việt Nam. Dân gian cho rằng bóng đè tâm linh thường xảy với người yếu “bóng vía”, tuy vậy khoa học ghi nhận khá nhiều yếu tố gây ra bóng đè bao gồm: 

    Cơ thể kiệt sức trong nhiều ngày
    Suy nhược thần kinh
    Người ngủ mắc chứng ngủ rũ 
    Rối loạn lưỡng cực
    Tác dụng phụ của thuốc

    1.2. Nói mớ

    Ngủ hay mơ nói cũng là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ thần kinh bị căng quá mức hoặc cơ thể bị kiệt sức. Ngủ nói mớ xuất hiện trong giai đoạn giấc ngủ nông khi một phần não dần chìm trong giấc ngủ nhưng vẫn giữ được một phần tỉnh táo. Lúc này, hoạt động của vỏ não tăng, kích thích hình cơ thể không ngừng cử động và nói mơ những câu không đầy đủ lộn xộn. Người ngủ mớ có thể nói lẩm bẩm, nói thành tiếng hoặc không. Hầu hết những người mơ sẽ không ý thức được việc mình đang nói.  

    1.3. Mộng du 

    Mộng du có tên gọi Tiếng Anh là sleepwalking hay còn gọi là chứng miên hành, thường xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ sâu. Người mắc bệnh mộng du thường thực hiện các hành vi trong trạng thái cơ thể mất ý thức từ đơn giản đến phức tạp, phổ biến nhất là đi bộ, ngồi im trên giường. Người mộng du hầu như không nhớ được những việc mình đã làm. Thông thường, hiện tượng mộng du xảy ra khoảng từ 30 giây đến 30 phút.

    2. Nguyên nhân gây bệnh mộng du

    Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên,  thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du. 

    Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress… cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du. 

    Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não…

    3. Vì sao người ta bị mộng du?

    Một số lý giải cho rằng tật mộng du có liên quan đến chứng động kinh, chứng loạn thần kinh, hoặc do cáước muốn thầm kín của người mắc chứng này.

    Nhưng thật ra chưa ai thật sự biết chính xác vì sao 1 người lại mắc chứng mộng du. Khoa học đưa ra một vài khả năng như sau:

    Như đã nói ở trên, hiện tượng mộng du xảy ra ở giai đoạn ngủ sâu. Có thể hình dung, ở giai đoạn này, tuy bộ não không hoạt động tích cực nhưng ngược lại cơ thể vẫn có thể di chuyển.
    Các nhà khoa học chia giấc ngủ làm 5 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: giai đoạn giấc ngủ nông. Các hoạt động cơ bắp dần chậm lại. Thỉnh thoảng có hiện tượng cơ bắp co giật.

    Giai đoạn 2: nhịp thở và nhịp tim dần chậm lại. Nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ.

    Giai đoạn 3: bắt đầu giai đoạn ngủ sâu. Não bắt đầu phát ra sóng chậm delta.

    Giai đoạn 4: giai đoạn ngủ rất sâu. Nhịp thở đều; hoạt động cơ bắp rất hạn chế. Não sinh sóng delta.

    Giai đoạn 5: mắt chuyển động nhanh, sóng não nhanh và các giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Các cơ được thả lỏng, nhịp tim bắt đầu chậm lại, nhịp thở nhanh và nông.

    Các chuyên gia sức khỏe tâm thần gọi hiện tượng mộng du là “rối loạn kích thích”, nghĩa là có một tác nhân nào đó kích thích bộ não thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ sâu, đưa người mộng du vào trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức.
    Một điều đáng chú ý là đa số các trường hợp mộng du là trẻ em, và khi chúng lớn lên thì tật mộng du sẽ biến mất. Bộ não của trẻ em phát triển rất nhanh và là môi trường thuận lợi hấp thụ mọi loại kích thích. Từ một đứa trẻ sơ sinh chưa biết tí gì về cuộc sống bên phát triển thành một đứa trẻ mẫu giáo thành thạo không ít kỹ năng sống chỉ trong vòng 5 năm. Liệu một người trưởng thành có thể học nhanh như vậy không?

    Giai đoạn ngủ sâu cũng là lúc cơ thể sản xuất ra các loại hormone, trong đó có các loại hormone tăng trưởng. Rất có thể việc sản xuất các hormone này có liên quan đến việc kích thích và gây ra một số rối loạn trong giấc ngủ.

    Những người lớn mắc tật mộng du đa số đều đã từng bị mộng du khi còn nhỏ. Mộng du rất hiếm khi đột ngột xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nếu có, đó là biểu hiện của những rối loạn khác. Trẻ em có khuynh hướng mộng du cao khi chúng bị mệt mỏi hay căng thẳng. Tác nhân gây mộng du ở người lớn cũng tương tự như vậy, ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do rượu bia, hoặc do chứng sốt.

    Tuy nhiên, hiện tượng mộng du ở một số người không hoàn toàn là vô hại, mà đó có thể là biểu hiện của các rối loạn hữu cơ khác như Parkinson hoặc Alzheimer. Nếu một đứa trẻ bị mộng du, có thể lúc lớn lên nó sẽ tự khỏi.Bạn cần cho trẻ ngủ theo giờ giấc cố định, kèm theo các biện pháp giúp trẻ tránh mệt mỏi và căng thẳng. Nếu hiện tượng mộng du bỗng xuất hiện ở một người trưởng thành thì cần các chẩn đoán y khoa để xác định nguyên nhân.

    4. Có nên đánh thức người bị mộng du

    Thực ra, để đánh thức được người mộng du không phải dễ dàng. Khi bạn nói với họ, những người này sẽ không nghe thấy gì, kể cả nếu bạn thấy họ làu bàu gì đó. Và nếu bạn có đánh thức được người mộng du thì họ cũng sẽ tỏ ra bối rối, mất phương hướng và thậm chí còn trở nên cuồng loạn.

    ì thế, hãy luôn ở bên cạnh người mộng du và khéo léo dẫn họ trở về giường một cách an toàn. Kiểm tra xem cửa đã được đóng chưa và không để những vật có khả năng gây nguy hiểm như diêm hay chìa khoá xe trong tầm tay của họ.

    Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường.

    5. Cách xử lý khi gặp người mộng du?

    Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...

    Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.

    Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc.

    Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.

    Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.

    Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường. Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du.

    Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.

    6. Mẹo chữa mộng du

    Trong nhiều trường hợp, bạn có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống để cải thiện tình trạng mộng du hay nhờ đến sự can thiệp bằng thuốc điều trị do bác sĩ kê toa.

    6.1. Cách chữa bệnh mộng du bằng lối sống

    Hiện tượng mộng du liên quan nhiều đến giấc ngủ nên việc quan trọng nhất là phải đảm bảo bạn có được một giấc ngủ tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên.

    Cải thiện giấc ngủ

    Mệt mỏi và thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mộng du, nên biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn nguy cơ của tình trạng này là bạn cần ngủ đủ giấc.

    Giờ giấc ngủ đều đặn và hợp lý chính là chìa khóa để bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên cố gắng tạo ra các tín hiệu cho não bộ biết là đã đến lúc đi ngủ. Bạn hãy tắt hết đèn hoặc để chế độ đèn mờ, đặt smartphone ra xa. Thói quen tắm bằng nước ấm và bỏ ra một vài phút ngồi thiền cũng có thể giúp bạn có một giấc ngủ tốt.

    Giảm bớt căng thẳng

    Căng thẳng và lo lắng trong ngày nhiều khả năng sẽ khiến bạn gặp nhiều nguy cơ bị mộng du hơn. Một số cách như thiền, yoga hay dành thời gian trò chuyện với người thân có thể giúp bạn giảm bớt những nỗi lo âu và hoang mang trong cuộc sống thường nhật.

    Tập thể dục thường xuyên

    Khi tập thể dục, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình rất tốt và nạp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong suốt cả ngày. Các bài tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ dành cho bạn là bạn đừng nên tập thể dục quá sát giờ đi ngủ, đặc biệt là những bài tập quá nặng có thể khiến bạn mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ hơn.

    Chú ý chế độ ăn uống

    Bổ sung canxi và magie: Thiếu hụt khoáng chất canxi và magie có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Bạn có thể bổ sung thêm canxi bằng các thực phẩm như sữa, yogurt, phô mai, trà xanh… Còn nguồn magie dồi dào có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu cảm thấy khó khăn khi bổ sung thêm khoáng chất bằng thực phẩm thì bạn có thể dùng đến các viên uống bổ sung.

    • Tăng cường omega-3: Theo nghiên cứu công bố trong Tạp chí Journal of Sleep Research, cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 rất cần thiết giúp bạn có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Thêm cá hồi hoặc cá ngừ vào khẩu phần ăn mỗi tuần của mình có thể giúp bạn giảm bớt những triệu chứng rối loạn giấc ngủ rất hữu hiệu.

    • Uống trà thảo mộc: Trà thảo mộc có thể giúp đưa cơ thể bạn vào trạng thái thư giãn và đi vào giấc ngủ ngon. Một số loại trà như trà lạc tiên, trà hoa cúc hay trà rễ cây nữ lang đã được chứng minh có công dụng rất tốt cho giấc ngủ và toàn bộ cơ thể.

    6.2. Cách chữa bệnh mộng du bằng thuốc

    Nhiều trường hợp, hiện tượng mộng du có thể được chữa khỏi bằng các biện pháp đơn giản là thay đổi lối sống hay các liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn bị mộng du thường xuyên và trải qua cảm giác mệt mỏi liên tục vào ban ngày thì bác sĩ có thể có thể sử dụng một số loại thuốc để cho tác dụng rõ rệt hơn:

    • Prosom: Đây là loại thuốc an thần có thể giúp bạn ngủ dễ dàng hơn và sâu hơn, ít thức giấc vào giữa đêm hơn.

    • Klonopin: Loại thuốc này có thể làm dịu dây thần kinh não bộ, thường được sử dụng để điều trị động kinh và các cơn hoảng loạn. Bằng cách giảm hoạt động của điện trong não, thuốc có thể giúp giảm tần suất bị mộng du hiệu quả.

    • Trazadone: Loại thuốc chống trầm cảm này sẽ làm tăng mức serotonin trong não, dùng để điều trị trầm cảm, lo âu và các rối loạn liên quan đến giấc ngủ.

    Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của hiện tượng mộng du mà bạn đang trải qua để đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp cho bạn.

    Bản thân tình trạng mộng du không ảnh hưởng đến tính mạng của bạn, tuy nhiên, những hành động vô thức lúc bạn bị mộng du có thể gây nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh. Khi vẫn đang tìm cách chữa mộng du phù hợp thì bạn có thể hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra bằng cách dọn sạch sàn nhà, cất các vật sắc nhọn, khóa cửa cẩn thận hay giấu chìa khóa xe… Đặc biệt, bạn nên sống cùng bạn bè hoặc người thân để có thể hỗ trợ kịp thời vào những lúc mộng du nhé!

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Điềm báo tương lai khi nằm mơ thấy cá và nước
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-27 15:41:06.0
    Nằm mơ thấy cá và nước là giấc mơ mang đến tài lộc cho gia chủ, bởi hình ảnh cá và nước được xuất hiện trong giấc mơ của bao người.
    Luân xa là gì ? Những vấn đề liên quan tới luân xa
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-25 09:36:12.0
    Bạn đã bao giờ nghe khái niệm về luân xa hay biết luân xa là gì chưa. Đây là thuật ngữ khá phổ biến với những người quan tâm đến tâm linh, tôn giáo.
    Giải mã ong vào nhà tốt hay xấu chi tiết nhất
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-25 07:00:00.0
    Ong vào nhà tốt hay xấu và báo hiệu điều gì? Nhiều người cho rằng khi thấy ong bay vào nhà sẽ có điều gì đó xảy ra trong thời gian tới.
    Kiến làm tổ trong nhà báo điềm gì ?
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-23 11:08:08.0
    Kiến làm tổ trong nhà tưởng chừng như là một hiện tượng bình thường. Thế nhưng đằng sau nó luôn ẩn những nhiều bí ẩn và ý nghĩa đặc biệt.
    Bướm bay vào nhà là điềm báo gì và có đáng lo không?
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-22 18:21:10.0
    Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp được hình ảnh những con bướm bay vào nhà và đậu vào một góc nào đó. Vậy đây là điềm báo gì, có tốt hay không?
    Đom đóm bay vào nhà ban đêm báo điềm gì ?
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-22 11:42:24.0
    Bạn thắc mắc không biết đom đóm bay vào nhà ban đêm có mang theo điềm gì hay không? Đom đóm bay vào nhà báo hiệu điều lành hay dữ?
    Nằm mơ thấy người ta mượn tiền mình ?
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-20 22:06:30.0
    Nằm mơ thấy người ta mượn tiền mình có sao không? Vì sao nằm mơ thấy người ta mượn tiền. Bài viết sẽ giải đáp tất tần tật các vấn đề trên.
    Nằm mơ thấy vàng là điềm gì và những thông tin liên quan
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-19 07:00:00.0
    Nằm mơ thấy vàng là điềm gì? Nằm mơ thấy vàng có hên hay không? Tại sao bạn thường xuyên nằm mơ thấy vàng? Hãy cùng tìm hiểu.
    Cắt tóc ngày nào tốt? Những lưu ý khi lựa chọn ngày cắt tóc
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-18 13:31:00.0
    Cắt tóc ngày nào tốt? Cắt tóc vào ngày nào tốt cho trẻ sơ sinh? Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn ngày cắt tóc? Tìm hiểu các nội dung sau.
    Mơ thấy cổng nhà và những thông tin cần biết
    Tâm linh huyền bí - 2023-05-11 19:00:00.0
    Mơ thấy cổng nhà đang là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Vậy để hiểu rõ hơn về mơ thấy cổng nhà, chúng ta hãy cùng khám phá bài viết dưới đây.
    Chia sẻ