Bạn biết không, việc giặt giũ quần áo mỗi ngày cũng giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại đấy. Hãy cùng Lịch Vạn Niên 365 áp dụng những bí quyết giặt giũ thông minh không chỉ giúp cho quần áo sạch thơm mà còn khử trùng quần áo cho cả nhà nhé. Dưới đây là những lỗi phổ biến khi giặt đồ mà ngay cả những bà nội trợ đảm đang nhất cũng hay mắc phải. Các bước đơn giản tự vệ sinh máy giặt tại nhà, lỗi thường gặp và cách khắc phục.
Chắc chắn trong số chúng ta, không ít người có thói quen “gom” quần áo để giặt vào một lần. Nhưng thực tế việc này để lại không ít rắc rối.
Quần áo tích tụ lâu ngày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây nấm mốc và mùi hôi khó chịu. Không những thế, nếu để quá nhiều quần áo vào máy giặt để giặt một lần, máy sẽ bị quá tải, trang phục giặt xong cũng khó mà sạch sẽ hoàn hảo.
Nhiều người thường cố nhồi nhét nhiều quần áo vào máy giặt để không phải giặt nhiều lần. Đây là điều không nên vì không những chúng giặt áo quần không sạch, mà còn dẫn đến tình trạng hỏng máy rất nhanh.
Nếu sau khi giặt xong mà bạn vẫn cảm thấy quần áo của mình có mùi lạ thì có thể máy giặt của bạn đang cần được vệ sinh khẩn cấp. Một cuộc khảo sát cho thấy, cứ 5 người thì có đến 4 người trong số chúng ta tin là không cần vệ sinh máy giặt thường xuyên vì họ cho rằng máy giặt có khả năng tự làm sạch rồi.
Xem thêm: Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày
Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không nên, vì máy giặt không phải luôn luôn trong trạng thái hoạt động. Nó có rất nhiều quãng thời gian “để không” trong môi trường ẩm thấp, tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Và nếu như bạn không vệ sinh nó kịp thời, những nấm mốc này sẽ bám vào trang phục của bạn.
Mở nắp máy khi lồng giặt đang quay là điều cấm kỵ, có thể gây hại nặng nề cho thiết bị cũng như uy hiếp an toàn của người sử dụng. Việc mở nắp máy khiến mọi hoạt động bị gián đoạn, trục quay của lồng giặt bị lệch. Để an toàn, bạn cần nhấn nút Tạm dừng/Pause trước khi muốn mở nắp máy giặt.
Thật khó để biết được bao nhiêu bột giặt là đủ với một khối lượng quần áo. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là áng chứng theo thói quen, mặc dù biết rằng nếu cho quá ít bột giặt thì trang phục sẽ không đủ sạch, còn nếu quá nhiều thì sẽ gây lãng phí và máy giặt có thể bị tràn bọt.
Làm sạch quần áo của bạn và khử trùng chúng là hai việc rất khác nhau. Trong khi làm sạch là loại bỏ tất cả bụi bẩn trên bề mặt thì việc khử trùng sẽ loại bỏ vi trùng bên trong. Vi rút có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với các giọt đường hô hấp còn sót lại trên quần áo.
Khi xử lý quần áo bẩn, tốt nhất bạn nên đeo gang tay dùng một lần, đặc biệt là khi bạn đang xử lý đồ cần giặt của người khác hoặc người có khả năng nhiễm bệnh. Hãy vứt bỏ găng tay ngay sau khi hoàn thành công việc giặt giũ và chắc chắn rằng không sử dụng chúng cho bất cứ công việc nhà nào khác. Đừng quên nhanh chóng rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ngay sau khi giặt giũ hay làm bất cứ công việc nhà nào khác nhé.
Để ngăn bụi bẩn, bạn thường đóng chặt cửa máy giặt, thậm chí, cẩn thận hơn, bạn còn phủ kín khăn hoặc nylon để che cho máy giặt. Tuy nhiên, đóng cửa máy giặt sau khi kết thúc chu trình giặt là cách bạn đang "nhốt" chặt vi khẩn ở trong máy, tạo điều kiện lý tưởng để sản sinh ra nấm mốc và mùi hôi.
Cách làm đúng là mở cửa máy giặt để nước trong máy bay hơi, sau đó dùng khăn mềm, sạch để lau khô lồng máy giặt.
Đồng thời mỗi năm cho làm sạch bằng nước ấm và dấm ăn. Chúng sẽ tẩy sạch bụi bẩn, cặn bột giặt cũng như giúp máy giặt làm việc tốt hơn.
Đôi khi chúng ta vẫn thường có xu hướng bỏ quên quần áo trong máy giặt khiến quần áo giặt xong vẫn có mùi hôi, thậm chí có thể sản sinh ra vi khuẩn. Việc này không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm mất đi mục đích ban đầu là “giặt sạch” chúng.
Mặc dù việc phân loại màu sắc trang phục trước khi giặt là nguyên tắc “vỡ lòng” mà hầu hết chúng ta đều hiểu rõ, nhưng thực tế lại không có nhiều người thực sự tuân thủ nó. Giặt đồ cũng giống như việc làm đẹp hay chăm sóc cơ thể vậy, chúng ta cần phải kiên trì và tỉ mỉ mới có thể đạt được kết quả mong muốn. Hãy chú ý phân loại màu sắc hay chất liệu của trang phục trước khi giặt để giữ cho chúng được sạch sẽ và bền lâu nhất có thể.
Trang phục khi đã qua sử dụng thì hầu hết các vết bẩn đều bám ở mặt trong. Cho dù đó là mồ hôi hay bụi bẩn từ cơ thể bạn thì mặt phía trong quần áo cũng vẫn cần được làm sạch nhiều như bên ngoài. Vì vậy, trước khi giặt, hãy nhớ lộn trái trang phục để vệ sinh chúng kỹ càng hơn.
Nhiều gia đình giặt quần áo buổi tối trước khi đi ngủ để sáng dậy mới phơi. Điều này hoàn toàn không nên vì quần áo ẩm để lâu trong máy kín khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng.
Để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi trong lồng giặt bạn cũng có thể sử dụng máy giặt không lỗ bởi thiết kế này cho phép ngăn ngừa sự phát sinh nấm mốc ở bên ngoài lồng giặt cũng như sự xâm nhập của chúng vào bên trong gây ra mùi hôi khó chịu.
Việc vệ sinh máy giặt tại nhà không khó tuy nhiên để vệ sinh đúng cách nhằm đảm bảo hiệu năng vệ sinh máy vừa bảo vệ an toàn máy thì không phải ai cũng làm được. Việc vệ sinh máy giặt gồm 2 phần chính là vệ sinh lồng giặt và vệ sinh những bộ phận khác của máy giặt.
Việc lau chùi bên ngoài máy giặt có thể làm thường xuyên khi trông thấy vết bẩn bằng mắt thường. Còn đối với việc vệ sinh máy giặt bên trong, bạn nên thực hiện vài tháng một lần, hoặc nếu sử dụng máy giặt 4-5 lần/tuần thì bạn nên làm sạch máy giặt hàng tháng. Công việc này có thể hơi mất thời gian nhưng bù lại máy giặt nhà bạn sẽ bền hơn, quần áo cũng được giặt sạch hơn
Nhiều người thường chỉ lau bên ngoài của máy giặt nhưng lồng giặt ẩm ướt chính là nơi vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng tích tụ và phát triển. Trong baking soda có chất tẩy tự nhiên nên sẽ loại bỏ được các vi khuẩn, nếu bạn chỉ lau bằng khăn ẩm bình thường sẽ không thể nào làm sạch được.
Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo
Bạn đổ nước ấm vào trong máy giặt cùng với 2-3 chén dấm + 250gram bột baking soda. Ngâm khoảng 30 phút rồi cho bột baking soda hòa tan vào nước. Bắt đầu giặt với chu trình giặt lâu nhất. Sau đó dùng khăn khô lau bên trong máy giặt. Cách vệ sinh máy giặt này có thể được áp dụng cho cả máy giặt cửa trên và cửa trước.
Ngoài ra, bạn có thể pha baking soda với một chút nước để tạo thành hỗn hợp hơi sệt, sau đó nhúng chiếc khăn ẩm vào hỗn hợp đó và lau chùi các vết bẩn bám lâu ngày trên bề mặt thân vỏ máy.
Bạn có thể vệ sinh lồng giặt bằng chanh hoặc giấm - nguyên liệu rất đơn giản mà bất kỳ căn bếp nào cũng có. Giấm cũng là một chất tẩy rửa tự nhiên giúp làm sạch máy giặt.
Với máy giặt cửa trên, đầu tiên bạn cắm phích điện và xả nước đầy lồng giặt (không có quần áo). Bạn nên chọn giặt nóng cho việc vệ sinh máy giặt. Khi máy đã đầy nước, đổ thêm 3-4 cốc giấm trắng vào máy giặt. Còn đối với máy giặt cửa trước, bạn hãy đổ giấm vào trong lồng giặt trước khi máy bắt đầu chu trình giặt.
Sau đó đặt máy giặt ở chế độ giặt để giấm thấm sâu vào các ngõ ngách trong lồng giặt, giúp loại bỏ các vết nấm mốc còn bám lại bên trong máy.
Ngâm máy trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng để tẩy sạch tất cả các chất bẩn còn bám lại. Khởi động máy giặt với thời gian giặt lâu nhất. Sau khi máy giặt xong dùng khăn sạch nhúng giấm lau lại máy giặt một lần nữa. Mở cửa máy giặt để bên trong được khô hoàn toàn.
Ngoài việc làm sạch bên ngoài thân máy và lồng của máy giặt, bạn nên vệ sinh một số bộ phận khác của máy giặt như:
Máy giặt sau một thời gian sử dụng cần được vệ sinh định kỳ, công việc này khá đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm tại nhà, bạn có thể làm bất cứ lúc nào để có thể giữ cho máy giặt luôn sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ máy giặt nhé!
Máy giặt có hiện tượng rung mạnh:
Máy giặt kêu to:
Rò rỉ nước ở mức nhẹ: Bạn giặt máy bình thường, sau một thời gian các vật thể lạ sẽ tự động theo đường nước trôi ra ngoài và máy giặt trở lại bình thường.
Rò rỉ ở mức nặng hơn: Hãy nhờ chuyên gia của trung tâm bảo hành để sửa chữa kịp thời.