Tác hại của những lời nói tục, nói bậy

2021-08-22 00:19:17.0
Nói tục giống như một căn bệnh rất dễ lây lan, thói xấu rất dễ học nên rất nguy hiểm, ta biết rằng khi nói tục, ta nói những lời lẽ dơ bẩn, hèn kém đó sẽ hạ thấp nhân cách, nhân phảm con người ta nhưng cái tồi tệ ở đây là nó dễ ô nhiễm nhiều người, đặc biệt là trẻ em, một đứa trẻ khi đang tuổi phát triển...

MỤC LỤC

    Trong đời sống hằng ngày chúng ta dễ bắt gặp những lời nói thô tục, khi ai đó chửi nhau hay đôi khi quen miệng nói chơi, họ buông những lời lẽ, những ngôn từ xúc phạm các bậc phụ huynh, những người đáng kính tới những từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục con người hay những hành động dục lạc thấp hèn dơ bẩn mà họ cho đó là hay, là vui, là tự hào. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.

    1. Câu chuyện răn dạy của Đức Phật về nhân quả báo ứng của việc ác khẩu

    Ngày xưa, trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, liền đến một nhà Bà-la-môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.

    Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích-ca Mâu-ni, tự nghĩ:

    – Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?

    Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng tinh xá Kỳ Viên mà đi. Cung kính đảnh lễ đức Phật xong, ông chắp tay bạch:

    – Bạch đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo. Con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin đức Phật khai thị.

    Đức Phật trả lời:

    – Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia.

    Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật.

    Không lâu sau có con khỉ đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất.

    Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.

    Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời:

    – Lúc con chưa ra đời, đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chận con một cách vô lý.

    Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến tinh xá Kỳ Viên xin xuất gia với đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.

    Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì để uống. Tỳ-kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.

    Về tới tinh xá, một vị tỳ-kheo đi tìm đức Phật xin thỉnh giáo:

    – Bạch Thế Tôn, trong quá khứ tỳ-kheo Mật Thắng đã tu phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?

    Đức Phật trả lời:

    – Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, nên sau khi chết rồi nó được sinh ra làm người, và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được đường và mật bất cứ lúc nào và ở đâu.

    Đức Phật nói xong, vị tỳ-kheo nọ hỏi tiếp:

    – Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa làm thân khỉ?

    Lúc ấy xung quanh đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp:

    – Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xảy ra cách đây 500 kiếp về trước, thời đức Như Lai Ca-diếp còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ-kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ-kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ-kheo kia giống hệt như con khỉ.

    Nhưng sau đó thầy ấy tự biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ-kheo mà mình đã chế nhạo. Vị tỳ-kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, tuy nhiên nhờ thắng duyên biết sám hối nên kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A-la-hán một cách mau chóng.

    Nghe đức Phật giảng xong, các vị tỳ-kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.

    Bởi vì luật nhân quả không bỏ sót bất cứ một người nào.”

    Tác dụng của lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng buồn; lời nói nhã nhặn, lời khuyến tấn đúng thời, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương và từ đó dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi, những việc làm bất thiện.

    Ngược lại, lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời, trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.

    2. Tác hại của những lời nói tục, nói bậy

    Không biết từ bao giờ, con người chúng ta đã tập một thói quen xấu đó chính là thích nói tục chửi thề......

    Mở Mồm ra là nói bậy' ĐM'.Khi vui cũng chửi tục chửi thề, mà những lúc buồn hay giận hay mệt càng chửi nhiều hơn....

    Thậm chí lúc cưng con cháu, nhiều người cũng nói tục luôn.....

    Nhưng đâu ngờ việc nói tục, nói bậy chửi thề như thế sẽ tạo ra những tác hại, mang lại những quả báo vô cùng khốc liệt, chứ không phải đơn giản là những câu nói vui...

    Hôm trước có cậu kia, cậu này bị nghiệp rất nặng về dâm dục, sau khi tôi hỏi và kiểm tra, thì thấy rằng trong đời sống hằng ngày cậu hay chửi tục chửi thề khá nhiều....

    Mà chửi những câu đại loại như:

    Ê thằng chó kia.

    Ê, mày là con đĩ.

    Ê đồ biến thái....

    Thậm chí cậu hay dùng những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể con người để chửi cho mạnh....

    Quý vị biết chửi vui như thế vẫn tạo thành nghiệp vì khi mình mở miệng là cứ chửi.

    Nghiệp chính là nó tạo thành thói quen.

    Khi người ta không phải là đĩ là điếm,..... Mà mình nói họ như thế, thì mình sẽ bị quả báo như vậy trước, mình chưa là đĩ là điếm thì mình sẽ nặng về tình dục trước....

    Hãy thống kê lại trong đời từ khi quý vị biết nói cho đến nay, các vị đã từng dùng bao nhiêu lời nói tục, bao nhiêu câu chửi thề hay bao nhiêu lời nói không hay rồi......

    "Cộng dồn lại chắc quý vị cũng đã tạo ra một số nghiệp ác phải nói là vô cùng lớn đấy....

    "Như chửi người là đồ chó, thì coi mình sẽ bị đoạ làm chó trong tương lai.

    "Chửi người là đồ điên, coi chừng nhà thương tâm thần đang chờ quý vị....

    "Chửi người là con đĩ, thì các vị sẽ nặng về tình dục, nhiều kiếp sau cũng có thể làm gái lầu xanh.
    ........

    Ngoài ra việc gieo những câu chửi, những câu nói không hay như thế. Đây là nhân để quý vị sẽ bị đoạ thành con chó trong tương lai....

    Vì nghiệp của người bị đoạ thành chó, là do cái nghiệp hay thích chửi tục chửi thề chửi bậy, nói bậy mà ra....

    Nếu quý vị chú ý một chút, tới nhà ai mà gặp con chó thì nó sẽ như thế nào. Mở miệng ra nó sẽ chửi là cái đầu tiên.....

    Đó đây chính là nhân bị đoạ làm chó của nó đấy.

    Vậy nay xét lại nếu thấy trong quá khứ mình đã từng gieo khẩu nghiệp rất nhiều như thế.

    Thì ngay từ bây giờ hãy lập tức lễ Phật mà sám hối những nghiệp đó đi, sám hối sớm thì nghiệp sẽ tiêu trừ sớm, tránh bị đoạ.

    Thay vì việc nói tục thì ta nên nói những lời nhẹ nhàng yêu thương, hãy tập dùng những câu nói hay nói đẹp, những lời nói thành thật, thương quý nhau mà giao tiếp..... Chứ sao lại chọn những câu nói tục tĩu như thế.....

    Và khi mình tập nói những lời hay ý đẹp .....chúng sẽ tạo thành thiện nghiệp về cái miệng, tránh cho các vị cái nhân bị đoạ làm chó.

    Lại còn có cơ hội được mọi người yêu quý khi mình xuất khẩu, nhiều kiếp sau lại có nhân lành để làm người dẫn chương trình, người làm phát thanh viên, hay những người hát hay, thuyết pháp hay......khi những ngày ấy mở miệng thì nhiều người thích nghe, khác với một số người khi họ mở miệng thì ai cũng bỏ trốn, bỏ chạy hay bịt tai.....

    Và không những mình không nói tục chửi thề chửi bậy rồi, mà còn nhắc nhở người khác hay khuyên người khác đừng nói.....

    Các vị nào làm được thêm như thế, thì cũng đang tạo ra phước báu rất lớn ở hiện tại rồi đấy.

    Chúc các vị hữu duyên ngày mới nhiều an lạc nhiều niềm vui, may mắn và hạnh phúc.

    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

    Cư Sĩ Nhuận Hòa

    3. Phật dạy quả báo của việc nói tục

    Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân đều lấy tiêu chí quan trọng này để đánh giá một con người, trong mắt những bậc thánh, những con người cao quý, có đạo đức họ xem những kẻ buông được từ miệng ra những lời lẽ tục tĩu dơ bẩn thấp hèn đó như rác rưởi và đối với chúng ta, những người biết đạo cũng đánh giá được những người nói được những lời như vậy cũng đủ hiểu bản thân họ thấp hèn như thế nào rồi. 

    Vậy mà có người vẫn cứ cho rằng vậy là hay, là ghê gớm, là ta đây, ho cứ ảo tưởng cho rằng cuộc đời phải có thô tục mới vui nhưng thực ra có hay không ? có vui không ? hay chỉ khơi ra sự dơ bẩn, thấp hèn của bản thân mình cho thiên hạ biết giống như “Vạch áo cho người xem lưng” vạch sự dơ bẩn hèn kém của mình cho thiên hạ xem mà cư ảo tưởng, thật là đáng thương.

    Nói tục giống như một căn bệnh rất dễ lây lan, thói xấu rất dễ học nên rất nguy hiểm, ta biết rằng khi nói tục, ta nói những lời lẽ dơ bẩn, hèn kém đó sẽ hạ thấp nhân cách, nhân phảm con người ta nhưng cái tồi tệ ở đây là nó dễ ô nhiễm nhiều người, đặc biệt là trẻ em, một đứa trẻ khi đang tuổi phát triển (đặc biệt khoảng dưới 20 tuổi) mà bị ô nhiễm bởi thói xấu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và cả cuộc đời của chúng, nói tục, nói những lời lẽ như vậy phước đức tiêu tan, những đứa trẻ có tương lai sáng sủa, nhân cách đàng hoàng bị nhiễm cái thói này quả báo sẽ ngu muội, tương lai sẽ mịt mờ, suy đồi nhân cách, thực sự rất nguy hiểm. 

    Khi chúng ta buông một lời tục tĩu ra thì lời nói chúng ta sẽ mất dần trọng lượng, những người nói lời hay ý đẹp, kính ngữ mọi người động viên khích lệ những người có chí hướng làm thiện, làm việc có ích, thành thật khuyên bảo chỉ lối và khuyên can những người làm điều bất thiện, điều có hại mọi người thì lời nói sẽ rất có trọng lượng, lời nói của họ khi nói ra sẽ được mọi người kính trọng còn những kẻ ngu muội thô tục, ích kỷ nói lời lẽ hại người, lừa gạt, chê bai chửi bới, moi móc người khác, những kẻ hay chỉ trích ví dụ như thấy ai đó làm tốt, làm việc có ích thì chê bai còn làm ác, điều hại thì khích lệ, những người như vậy lời nói của họ sẽ kém trọng lượng, lời nói của họ bị mọi người khinh miệt, coi thường, những người như vậy ta cũng biết cuộc đời họ thế nào rồi, chỉ tàn tàn, thấp kém làm việc gì cũng thất bại, sống tầm thường, bị mọi người khinh khi coi thường. 

    Đó chính là luật nhân quả, những người có “ác khẩu” không lo tu tập sẽ bị đọa địa ngục đâm họng, cắt lưỡi, treo lưỡi, thọc tiết cổ họng.

    Ví dụ như ta chửi ai đó là chó, chửi ai đó ngu, chê ai đó xấu chẳng hạn thì quả báo là gì?

    Ta chửi người khác ngu thì ta sẽ bị ngu, nhưng không ngu liền mà ngu từ từ ngu dần dần cũng giống như tăng chiều cao hằng ngày rất ít nên chúng ta cao lên hằng ngày mà không biết cũng giống như chê người ta ngu, chửi người ta xấu thì ta cũng ngu lần lần, xấu từ từ mà chúng ta không hay biết và khi đầu thai kiếp sau cái phước đẹp, phước thông minh của ta bị giảm sút nên kiếp sau ta sẽ kém thông minh, ít đẹp hơn và còn bị người khác chửi, chê bai lại nữa. Đó là luật nhân quả.

    Trong luật nhân quả, khi ta trả thường nặng hơn vay, cũng như ta đánh một người một cái thì không chắc ta sẽ nhận lại một đấm đâu, có thể nhiều hơn hoặc một hay nhiều cú đá, cái này nói cho vui, nhân quả công bằng có vay có trả nhưng có lãi, ta làm thiện nhỏ ta thường nhận phước lơn hơn, làm ác nhỏ coi chừng quả báo đến không nhỏ đâu.

    Có người hỏi rằng , tại sao có người làm ác không gặp quả báo liền, tôi làm thiện hoài sao không giàu.Tôi xin thưa rằng, nếu làm ác nhận quả báo liền, làm thiện giàu liền thì không ai dám làm ác nữa, vậy làm sao biết được ai là người có đạo đức thực sự? Khi ta làm ác nó tích lũy đến khi chín mùi trả quả đau thương, còn khi ta làm thiện, ta tích lũy phước từng ngày, từng ngày, nhiều năm nhiều tháng khi quả đến rất viên mản, giàu có, đẹp đẽ, mọi người tôn kính, quý mến, làm to chức trọng,..vv. Đó là luật nhân quả.

    Nên ngay từ bây giờ ta phải dừng ngay những việc làm bất thiện như nói tục, nói lời bất chính gây hại, không ích kỷ nhỏ nhen, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, từ bỏ mọi việc ác, không sân hận thù hằn ai hay thù dai ai, mê muội, chơi game, ma túy, hút thuốc… những việc này làm ta tổn phước, khi ta hưởng thụ cũng là đang tổn phước, mà hãy sống yêu thương mọi người, tôn trọng mọi người, luôn đồng cảm với những người bất hạnh thua thiệt mình chứ không nên coi thường họ, hãy thương yêu, quan tâm những người bên ta như cha mẹ, anh chị bạn bè, thầy cô cũng là tạo phước rồi, ra đường thấy cộng rác ta nhặt lên, thấy người nghèo khổ ta giúp đỡ, đừng nạnh hẹ, ta biết nhường nhịn, mở lòng từ bi, phóng sanh, cứu mạng không nên sát hại hay ăn hiếp những con vật như kiến, chó,... làm như vậy phước đức cũng rất lớn và hãy cho mọi người cùng hiểu về luật nhân quả là có phước rất lớn, chia sẻ Phật pháp để nhiều người được hiểu, từ bỏ cái ác rời xa tăm tối, để họ biết nhân quả lo mà làm việc thiện tạo phước để mọi người sống tốt hơn là một công đức vô cùng lớn. Ta hiểu nhân quả, ta biết Phật pháp ta sống tốt thì mong sao nhiều người cũng hiểu được như ta mà sống phải.

     

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    7 dấu hiệu bạn đã tìm thấy tình yêu đích thực
    Bài học cuộc sống - 2024-04-14 16:20:06.0
    Giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong tình yêu đích thực.
    Ba điều im lặng khiến một người phụ nữ trở nên hoàn hảo và trí tuệ
    Bài học cuộc sống - 2024-01-07 08:47:42.0
    Câu nói này tuy đơn giản nhưng chứa đựng những trí tuệ sâu sắc về cuộc sống. Nó cho chúng ta biết rằng sự trau dồi và phẩm chất bên trong của người phụ nữ có thể được nhìn nhận qua cách thể hiện của cô ấy trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn ba tình huống này và những hiểu biết sâu sắc về mặt cảm xúc mà chúng truyền tải.
    Những bài học giúp bạn nâng cao nhận thức và sự chăm chỉ ( Phần 2 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-05 09:07:40.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Những chia sẻ giúp bạn nâng cao nhận thức và nhận ra các khía cạnh của sự chăm chỉ ( Phần 1 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-02 12:01:21.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Ý Tưởng Quà Tặng Giáng Sinh 2023 Cho Trẻ Em
    Bài học cuộc sống - 2023-12-05 22:12:33.0
    Khuyến khích vui chơi ngoài trời với những món quà như xe đạp, ván trượt hoặc xe scooter.
    9 Lời Khuyên Hiệu Quả Về Cải Thiện Bản Thân Để Thay Đổi Cuộc Đời Bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-04-05 22:14:28.0
    Để phát triển cá nhân tối ưu, điều quan trọng là dành thời gian để cải thiện bản thân. Bạn cần xem mình xứng đáng để đầu tư và ưu tiên cho sự phát triển của mình.
    Làm thế nào để tăng cường sức khỏe trao đổi chất của bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 22:02:36.0
    Ăn vào những thời điểm nhất quán có thể giúp cải thiện sự cân bằng trong quá trình trao đổi chất của bạn. Vì lý do này, bỏ bữa có thể gây hại cho sức khỏe trao đổi chất của bạn.
    Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Stoicism tại sao trở nên nổi tiếng
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 14:19:12.0
    Chủ nghĩa khắc kỷ dạy rằng con đường dẫn đến một cuộc sống đạo đức và viên mãn là thông qua việc trau dồi trí tuệ, sự tự chủ và khả năng phục hồi nội tâm khi đối mặt với những nghịch cảnh trong cuộc sống.
    Tuổi già khỏe mạnh là gì và bạn có thể thúc đẩy nó như thế nào?
    Bài học cuộc sống - 2023-02-26 21:09:19.0
    Sự cô lập xã hội và sự cô đơn ngày càng tăng có liên quan đến trầm cảm, bệnh tim và suy giảm nhận thức, làm suy giảm khả năng tư duy, học tập và trí nhớ.
    Chia sẻ