Tại sao có câu "đời cha ăn mặn đời con khát nước", Trường hợp tuyệt đối không nên làm kẻo rước họa vào thân, tích ác nghiệp cho đời sau

2021-08-08 09:09:24.0
Đã sống chung trong một gia đình, tất nhiên, ngoài biệt nghiệp ra, nó còn có sự cộng nghiệp trong đó. Nếu không có sự cộng nghiệp, thì chắc chắn không có sự quan hệ gắn bó tương quan qua tình nghĩa cha con hay vợ chồng.

MỤC LỤC

    Chúng ta thường có câu: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước để nói về sức ảnh hưởng không tốt từ đời cha, ông đã ảnh hưởng tới đời con cháu như thế nào. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Tại sao có câu "đời cha ăn mặn đời con khát nước", Trường hợp tuyệt đối không nên làm kẻo rước họa vào thân, tích ác nghiệp cho đời sau qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Giải thích theo khoa học tại sao ăn mặn khát nước?

    Ăn mặn khát nước bởi ăn mặn khiến các tế bào bị mất nước và cơ thể cảm thấy mất cân bằng, đòi hỏi phải bổ sung nước.

    Sau khi ăn quá mặn, lượng muối sẽ di chuyển qua thành ruột non, khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên. Chất lỏng xung quanh các tế bào giàu natri hơn, làm gia tăng áp suất thẩm thấu. Áp suất này kéo nước từ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào. Tế bào dần bị mất nước và cơ thể cảm thấy mất cân bằng.

    Không lâu sau đó, các tín hiệu hóa học do cơ thể tạo ra di chuyển lên não để cảnh báo nồng độ muối trong cơ thể quá cao. Trung tâm cảm nhận cơn khát trong não là vùng dưới đồi (hypothalamus), có chức năng điều hòa giấc ngủ, cảm giác thèm ăn và nhiệt độ cơ thể. Nó xử lý thông tin, sau đó gửi tín hiệu “khát nước” để chúng ta bổ sung thêm lượng nước cần thiết.

    Tuổi tác và bệnh tật có thể làm ức chế khả năng cảm nhận cơn khát. Đây là một tình trạng nguy hiểm vì con người luôn cần đủ nước để các bộ phận, cơ quan bên trong cơ thể hoạt động bình thường.

    2. Góc nhìn tâm lý con người

    “Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”, tức là nếu cha ăn mặn, cha làm những việc thiếu phước tổn đức thì bản thân người cha đó là phải khát nước trước đã. Tiếp theo nữa là cuộc đời những người con phải cùng chịu cảnh thiếu thốn khát khao như cha vậy.

    Chỉ vì một lẽ đơn giản là nếu người cha ăn mặn tức sống không thiện lành thì sẽ dẫn đến nghèo khó, mà nghèo khó thì lấy đâu ra nhiều tiền của để nuôi dưỡng cho con ăn uống dư dã đầy đủ được, nên phải bị đói khát là chuyện thường tình.

    3. Góc nhìn từ giáo dục

    Về mặt giáo dục, cha mẹ là một tấm gương để con của họ xác định những giá trị đúng đắn về đạo đức cho bản thân. Làm gương là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ.

    Đây là một việc rất khó khăn vì đạo đức không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình từ sách giáo khoa. Những kinh nghiệm và những lời khuyên của cha mẹ trước hành vi, ứng xử… của con mới sẽ tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách ở con ngay từ khi còn bé. Vì thế mới nói “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

    4. Theo giáo lý nhà Phật về câu "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

    Theo giáo lý nhà Phật, câu nói trên liên quan đến hai thứ: Biệt nghiệp và cộng nghiệp.

    4.1 Biệt nghiệp là gì?

    Biệt nghiệp là quả báo riêng của mỗi chúng sinh. Giống như chuyện, mình học nhiều thì sẽ biết nhiều, mình ăn nhiều thì sẽ lo, mình lười biếng thì sẽ nghèo khổ, thất bại.

    4.2 Công nghiệp là gì? 

    Cộng nghiệp chính là nghiệp chung của nhiều chúng sống, cùng sống trong hoàn cảnh. Đã sinh ra chung một gia đình thì chắc chắn cái nghiệp sẽ liên quan đến nhau.

    Phật dạy khi ta ''hướng chánh'' thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có xuất phát từ góc độ nào đi chăng nữa.

    4.3 Tại sao có câu "đời cha ăn mặn đời con khát nước"

    Đã sống chung trong một gia đình, tất nhiên, ngoài biệt nghiệp ra, nó còn có sự cộng nghiệp trong đó. Nếu không có sự cộng nghiệp, thì chắc chắn không có sự quan hệ gắn bó tương quan qua tình nghĩa cha con hay vợ chồng. Dù đây là duyên nợ oan gia chằng chịt của mỗi người với nhau trong quá khứ.

    Đã nói là cộng nghiệp, thì ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng với nhau. Theo biệt nghiệp, thì ai làm người đó chịu. Như cha phạm pháp, thì cha phải chịu tù tội trước luật pháp, không ai có thể thay thế. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện cộng nghiệp, thì việc làm của người cha sẽ gây ra ảnh hưởng đến gia đình rất lớn. Ảnh hưởng tác động qua nhiều phương diện. Như sa sút về phương diện làm ăn, khó khăn trong vấn đề kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến sự học hành của con cái về mặt lý lịch, vật chất cũng như tinh thần.

    Phật dạy rằng, khi chúng ta "hướng chánh" thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có xuất phát từ góc độ nào đi chăng nữa. Thừa hưởng cái hay của thế hệ trước, đồng nghĩa với việc phải gánh chịu hậu quả mà thế hệ đó để lại. 

    Phật cũng dạy rằng, chúng ta không nên né tránh. Khi nghiệp sấu của thế hệ trước đến, nếu chúng ta không hóa giải thì con cháu sau này cũng sẽ tiếp tục thừa hưởng. Muốn chấm dứt nghiệp xấu thì cần  hướng tâm, chân thành. Chính việc tu thân tích đức này sẽ giúp cho thế hệ sau tránh được hậu họa mà tổ tiên để lại.

    Vì thế mới có những câu nói : “Tốt lá tốt nem, tốt em, tốt chị. Hay ngược lại cũng thế. Hoặc: một người làm xấu cả bọn mang nhơ; một người làm tốt cả bọn được nhờ. Một con sâu làm rầu nồi canh v.v…”.

    Nếu làm cha mẹ ăn ở không có đạo đức, thì người con dễ bị hư hỏng. Thí dụ trong gia đình, người cha thì hay rượu chè say sưa be bét, còn mẹ thì cũng hay thích chơi bài bạc đỏ đen. Đã vậy, hai người còn xung khắc cãi vã rầy rà với nhau mãi. Cuộc sống giữa hai người không có một chút hạnh phúc. Cả hai đều sống buông thả như thế, thì bảo làm sao con cái trong gia đình nên thân cho được? Bởi cha mẹ thiếu đạo đức, thì làm sao dạy dỗ con cái. Tất nhiên, con cái cũng có cuộc sống bê tha mà thôi. Điều nầy, đã và đang xảy ra nhan nhãn hằng ngày trong xã hội. 

    Trong cuộc đời tương đối, đôi khi cũng có những trường hợp đặc biệt ngoại lệ. Như cây đắng mà sinh trái ngọt. Có những gia đình, cha mẹ thiếu đạo đức, kém học thức, nhưng có những đứa con rất ngoan hiền, học giỏi đổ đạt thành tài. Những trường hợp ngoại lệ này, thật sự mà nói, ta thấy rất ít. Đại đa số, đều tác động chịu ảnh hưởng bởi cộng nghiệp rất lớn.

    Theo Phật giáo Việt Nam, không ai có thể chống lại được luật nhân quả. Vì luật nhân quả, ta phải xem ở nhiều mặt. Không thể xét một cách đơn phương, cục bộ, một chiều được. Bởi lý nhân quả nó tương quan theo ước định của chiều thời gian. Và sự ảnh hưởng qua lại giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp đương nhiên là phải có. Đời cha gây ra những hành động xấu, tốt, tất nhiên, phải có ảnh hưởng đến đời con. Nếu đời cha là người ăn ở có đạo đức, hiền từ, có trình độ học vấn kiến thức khá, và có một đời sống cư xử gương mẫu, thì đời con chắc chắn là phải có ảnh hưởng tốt đẹp lây. 

    Ngược lại, nếu cha đạo đức kém, đời sống bê tha, nhiều tánh xấu thì sẽ ảnh hưởng đến con cái. Như ăn mặn là nhân mà khát nước là quả. Chính vì cha mẹ ăn ở không có đạo đức mà có thể gây ảnh hưởng hậu quả cho đời con gánh chịu. Đây là nhân quả tương đồng tác động ảnh hưởng bởi cộng nghiệp mà ra.

    Mỗi người sống trên đời đều có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng của mình. Nếu không biết hướng tâm đến chánh đạo thì mình sẽ chọn theo công nghiệp để đẩy mình đến kết cục tiêu cực như ông cha mình.

    Muốn chấm dứt cái hậu quả ''cha ăn mặn, con khát nước'' thì chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để chấm dứt đời trong đời mình chứ không tiếp tục làm ảnh hưởng đến đời con cháu.

    5. Trường hợp tuyệt đối không nên làm kẻo rước họa vào thân, tích ác nghiệp cho đời sau

    5.1 Tà dâm, phản bội

    Vợ chồng nhờ duyên nợ mà đến với nhau. Vì có duyên nên mới nhận ra nhau trong muôn người, là nợ nên mới gắn bó keo sơn, mới cùng nhau trải qua biết bao giông bão để xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái, nuôi dạy chúng thành người. Việc một trong hai người, vợ hoặc chồng tà dâm, ngoại tình thì không sớm thì muộn sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Làm những việc trái với luân thường đạo lý ở đời, làm người bạn đời của mình phải đau khổ, kẻ phản bội sẽ sống một đời cô độc, hậu quả trước mắt mà họ phải nhận lấy là mất đi gia đình. Ngoại tình không chỉ khiến bạn đời khổ đau mà còn khiến con cái phải chịu thương tổn quá lớn và phải gánh nghiệp thay cha mẹ. Vì gia đình ly tán, những đứa trẻ lớn lên sẽ xem nhẹ tình thân, luôn sống trong mặc cảm, tủi hờn và cô quạnh.Có những người, suốt đời trần ai khổ sở, sống không ra sống, chết thì không được, đã bệnh tật liên miên lại còn nghèo đói cô quạnh, hỏi ra mới biết, cha mẹ đã từng ngoại tình, phản bội nhau, để con cái bơ vơ. Những gì đau khổ họ đang chịu ngày hôm nay là gánh thay cho cha mẹ.

    5.2 Trộm cắp

    Nhiều người cứ nghĩ, việc gì phải lao động cho cực tấm thân, cứ đi tranh cướp của người khác vừa đỡ tốn mồ hôi lại mặc sức tiêu xài không tiếc tay, vậy là họ sẽ hả hê hưởng thụ, ngồi mát ăn bát vàng. Thực ra, trên đời này, nhân quả là có thật, cái gì cũng vậy, có vay có trả, đó là sự công bằng. Những người hôm nay trộm cắp của người khác thứ này thì ngày sau phải trả giá gấp nhiều lần, có khi là phải trả bằng chính cuộc đời mình, bằng chính con cái mình.

    5.3 Nói lời khẩu nghiệp

    Người xưa có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “lời nói đọi máu”. Thật vậy, lời nói có sức sát thương ghê gớm, nó có thể giết chết một con người. Có người vì những lời cay độc của người khác mà buồn phiền khóc lóc, thậm chí tự tử. Khi người ta dĩ hòa vi quý, nói lời dễ nghe thì khiến đối phương dịu lại, mọi chuyện sẽ êm đẹp, “chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Còn khi người ta cố chấp, buông lời cay nghiệt, xỉa xói, đâm thọc, thóa mạ hay bịa đặt câu chuyện để người khác phải mang tiếng, phải chịu oan ức hay phải day dứt thì thật là đang tạo khẩu nghiệp. Mà khẩu nghiệp thì sẽ bị quả báo. Làm cha mẹ, nên cẩn thận lời ăn tiếng nói, trước là để làm gương cho con, sau là để tích đức cho con. Đời cha ăn mặn đời con khát nước, đừng để con cái phải gánh chịu ác nghiệp cha mẹ gây ra.

    5.4 Ham mê cờ bạc, rượu chè

    Cha mẹ buông thả, ham mê tửu sắc, cờ bạc rượu chè thì làm sao có thể dạy con nên người. Qủa báo lớn nhất của những người cha mẹ này là những đứa con hư hỏng. Thực ra, con trẻ như tờ giấy trắng, việc vẽ gì lên tờ giấy đó là do cha mẹ. Và những người cha mẹ đam mê rượu chè cờ bạc đã không vẽ lên đó những điều tốt đẹp. Con cái họ không được giáo dục đàng hoàng thì không nên người, vậy thì cả đời sẽ bất hạnh đau thương. Tương lai con cái là ở nơi cha mẹ, đừng khiến hình ảnh của mình trong mắt con trở nên méo mó, xấu xí, để rồi, người tổn thất nhất vẫn là những đứa con. Liệu rằng, sau này, thấy con mình lớn lên bất hạnh khổ đau, cha mẹ có thể buông tay từ bỏ được không hay lúc đó lại hối tiếc, giá như mình đừng xấu xa, thì con cái đã ngoan ngoãn nên người.

    5.5 Sống vô cảm

    Nhiều người vô tâm đến nỗi đi đường, gặp người tai nạn vẫn ngoảnh mặt làm ngơ, không chịu cứu giúp. Họ nghĩ rằng, miễn mình đừng hại người là được, còn chuyện cứu người thì không cần thiết, biết đâu lại mang vạ vào thân. Có người chỉ biết bản thân mình, chẳng bao giờ giúp đỡ ai. Họ vô tâm, để mặc người khác. Nhìn thấy người khác đau khổ cũng bàng quan chẳng động lòng. Thật không hiểu, ngay cả cỏ cây, muông thú còn có hồn vậy mà con người lại sống vô tâm. Hãy dùng tình yêu thương, sự bao dung, quan tâm mà đối xử với đồng loại. Cho yêu thương sẽ nhận yêu thương. Có người, chỉ vì nảy lòng thương xót mà cứu giúp đồng loại ngay lúc gặp tai họa, nhiều năm sau, con cháu người đó cũng gặp tai họa và được cứu giúp. Có người thì thấy chuyện bất bình làm ngơ, và sau này, khi vợ con người đó gặp tai nạn ngoài đường, chẳng ai màng giúp đỡ. Bởi thế, nhân quả là có thật, ai trao đi điều gì thì sẽ nhận lại điều ấy. Mình không nhận thgì con cháu mình nhận. Hãy mang sự bao dung, ấm áp để đối nhân xử thế, đừng sống vô tâm, hời hợt, cũng đừng tiếc công làm điều thiện lương bởi “đức thắng số”. Những việc xấu chúng ta làm sẽ khiến hậu vận ngập trong đớn hèn tăm tối, con cái cũng bị vạ lây.

    5.6 Bất kính với cha mẹ

    Tội bất hiếu là tội trời không dung đất không tha. Ai bất hiếu với cha mẹ thì cả đời khó mà ngóc đầu lên được. Rồi sau này già đi cũng bị con cái ngược đãi. Ai thảo hiếu với cha mẹ thì cuộc đời gặp nhiều may mắn, hậu vận sáng sủa. Có câu chuyện khiến nhiều người thấm thía.

    Hai vợ chồng kia làm ăn giàu có song rất hà tiện. Còn cha già gần 80 tuổi, sức yếu, mắt mờ, chân tay run rẩy…nên lúc ngồi ăn thường đánh rơi vỡ chén cơm. Con dâu thấy thế bực mình xúi chồng rầy cha đến nhức xương, báo hại ông cụ tuy mắt mờ nhưng tai thính, nên nhiều lúc ngồi ăn mà nước mắt chan cơm.

    Cứ vỡ chén hoài như vậy, vợ bảo chồng đẽo một cái chén bằng gỗ cho cha già ăn khỏi tốn kém. Từ đó tha hồ rơi mà không lo vỡ.

    Ngày kia hai vợ chồng đi xa về thấy con trai đang loay hoay đẽo cái gì, liền tới xem thì thấy nó đang làm hai cái chén gỗ. Vợ chồng ấy hỏi con đẽo bát làm chi vậy ? Thằng bé trả lời: “Để sau này ba má già, con cho ba má ăn giống như cha mẹ cho ông nội vậy”.

    Bất hiếu với cha mẹ thì trước sau cũng chịu quả báo nặng nề. Rồi con cháu cũng sẽ bị chịu vạ lây, cuộc đời ngập trong tăm tối, chẳng ngóc đầu lên được.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    7 dấu hiệu bạn đã tìm thấy tình yêu đích thực
    Bài học cuộc sống - 2024-04-14 16:20:06.0
    Giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong tình yêu đích thực.
    Ba điều im lặng khiến một người phụ nữ trở nên hoàn hảo và trí tuệ
    Bài học cuộc sống - 2024-01-07 08:47:42.0
    Câu nói này tuy đơn giản nhưng chứa đựng những trí tuệ sâu sắc về cuộc sống. Nó cho chúng ta biết rằng sự trau dồi và phẩm chất bên trong của người phụ nữ có thể được nhìn nhận qua cách thể hiện của cô ấy trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn ba tình huống này và những hiểu biết sâu sắc về mặt cảm xúc mà chúng truyền tải.
    Những bài học giúp bạn nâng cao nhận thức và sự chăm chỉ ( Phần 2 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-05 09:07:40.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Những chia sẻ giúp bạn nâng cao nhận thức và nhận ra các khía cạnh của sự chăm chỉ ( Phần 1 )
    Bài học cuộc sống - 2024-01-02 12:01:21.0
    Những bài học mà lichvannien365 chúng mình chia sẻ dưới đây là những bài học cuộc sống mà chúng mình đọc và sưu tầm được từ trong sách vở và có thể áp dụng cho bất kỳ ai. Cho dù bạn là ai hay dự định làm gì, chúng tôi hy vọng bạn sẽ học được điều gì đó từ những điều sau.
    Ý Tưởng Quà Tặng Giáng Sinh 2023 Cho Trẻ Em
    Bài học cuộc sống - 2023-12-05 22:12:33.0
    Khuyến khích vui chơi ngoài trời với những món quà như xe đạp, ván trượt hoặc xe scooter.
    9 Lời Khuyên Hiệu Quả Về Cải Thiện Bản Thân Để Thay Đổi Cuộc Đời Bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-04-05 22:14:28.0
    Để phát triển cá nhân tối ưu, điều quan trọng là dành thời gian để cải thiện bản thân. Bạn cần xem mình xứng đáng để đầu tư và ưu tiên cho sự phát triển của mình.
    Làm thế nào để tăng cường sức khỏe trao đổi chất của bạn
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 22:02:36.0
    Ăn vào những thời điểm nhất quán có thể giúp cải thiện sự cân bằng trong quá trình trao đổi chất của bạn. Vì lý do này, bỏ bữa có thể gây hại cho sức khỏe trao đổi chất của bạn.
    Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Stoicism tại sao trở nên nổi tiếng
    Bài học cuộc sống - 2023-03-17 14:19:12.0
    Chủ nghĩa khắc kỷ dạy rằng con đường dẫn đến một cuộc sống đạo đức và viên mãn là thông qua việc trau dồi trí tuệ, sự tự chủ và khả năng phục hồi nội tâm khi đối mặt với những nghịch cảnh trong cuộc sống.
    Tuổi già khỏe mạnh là gì và bạn có thể thúc đẩy nó như thế nào?
    Bài học cuộc sống - 2023-02-26 21:09:19.0
    Sự cô lập xã hội và sự cô đơn ngày càng tăng có liên quan đến trầm cảm, bệnh tim và suy giảm nhận thức, làm suy giảm khả năng tư duy, học tập và trí nhớ.
    Chia sẻ