Hiện tại, khi ngủ con người sẽ xuất hiện những giấc mơ có thể là giải trí, phiền muộn, hoặc những điều kỳ quái. Tất cả chúng ta đều có giấc mơ ngay cả khi chúng ta không nhớ nó vào ngày hôm sau. Nhưng tại sao trong khi ngủ lại xuất hiện những giấc mơ ? Và những giấc mơ có ý nghĩa gì? Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Ngủ mơ là hiện tượng tâm trí con người trải qua những hình ảnh, âm thanh tưởng tượng và nhiều dạng cảm xúc mãnh liệt trong khi ngủ. Hiện tượng mơ được ghi nhận xảy ra không chỉ ở người mà hầu hết các loài chim và động vật có vú. Giấc mơ được chia thành 2 dạng: giấc mơ bình thường và giấc mơ sáng suốt (lucid dream).
Ở giấc mơ bình thường, người ngủ mơ thường không điều khiển được nội dung giấc mơ và cũng không nhận thức bản thân đang mơ. Chúng ta không nhớ được rõ mình đã mơ, cụ thể 95% nội dung giấc mơ sẽ bị lãng quên sau 5 phút thức dậy. Đối với giấc mơ sáng suốt, người ngủ mơ thường ý thức được họ đang mơ và có thể điều khiển được nội dung giấc mơ của họ theo ý muốn. Thông thường, họ sẽ nhớ được 100% nội dung giấc mơ sau khi thức dậy.
Để giải thích câu hỏi tại sao chúng ta mơ, trước hết bạn nên biết về chu kỳ của giấc ngủ. Chúng ta không chỉ đơn giản là đặt lưng xuống và ngủ một mạch đến sáng, thay vào đó, cơ thể trải qua nhiều thay đổi phức tạp khi ngủ. Chu kỳ giấc bao gồm 4 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ REM (giai đoạn chuyển động mắt nhanh). Thời lượng cho một chu kỳ giấc ngủ là 90 phút. Trong một đêm dài từ 7-8 tiếng, trung bình một người sẽ trải qua 4-6 chu kỳ giấc ngủ.
Giai đoạn ru ngủ: Cơ thể mơ màng đi vào giấc ngủ, trung bình một người dành 5% thời lượng giấc ngủ mỗi đêm cho giai đoạn này. Giai đoạn này người ngủ thường dễ dàng bị đánh thức bởi các yếu tố ngoại tác như tiếng ồn, ánh sáng.
Giai đoạn ngủ nông: Người ngủ rơi vào trạng thái thư giãn hơn, giấc ngủ sâu hơn và khó bị đánh thức bởi các yếu tố ngoại tác. Một người bình thường sẽ dành khoảng 45- 55% thời lượng giấc ngủ cho giai đoạn này.
Giai đoạn ngủ sâu: Khi đã đến giai đoạn này, việc tỉnh giấc sẽ khó khăn hơn nhiều, người ngủ khó bị tác động tỉnh giấc bởi các yếu tố ngoại tác. Các sóng não delta bắt đầu xuất hiện. Đây là giai đoạn quan trọng của giấc ngủ khi cơ thể bắt đầu gửi tín hiệu để sửa chữa các mô tổn thương trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giúp bộ não củng cố các thông tin đã học được khi thức. Giai đoạn này chiếm khoảng 15%- 20% tổng thời lượng ngủ mỗi đêm.
Giai đoạn REM: Đây là giai đoạn não tăng hoạt động và cơ bắp hoàn toàn được thư giãn. Giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc xử lý thông tin, phát triển các kỹ năng cảm xúc và sáng tạo cho con người. REM chiếm 20% tổng thời lượng giấc ngủ mỗi đêm.
Hiện tượng ngủ mơ xuất hiện trong giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh). Sở dĩ giấc mơ xảy trong giai đoạn REM vì đây là giai đoạn não bộ hoạt động mạnh nhất, có thể kích hoạt những giấc mơ trong tâm trí người ngủ.
Các nhà khoa học thần kinh đưa ra rất nhiều lý do giải thích hiện tượng ngủ mơ. Một số cho rằng giấc mơ tái hiện những mong muốn và khát khao mà con người không có được trong đời sống thực, đôi khi giấc mơ chỉ là tín hiệu ngẫu nhiên từ não và cơ thể nên nó chẳng có ý nghĩa. Nhiều người tin rằng giấc mơ còn là thông điệp mà các Đấng Bề Trên muốn gửi đến, nếu biết cách giải đoán thì điềm báo sẽ linh ứng. Cho đến ngày nay, phạm trù ngủ mơ vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa thể giải thích và là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều sự chú ý của giới khoa học. Có thể nói rằng mỗi người sẽ có một bộ não khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, các mối quan hệ, cách sinh hoạt và thời gian ngủ khác nhau. Tất cả sự khác biệt này sẽ tạo ra các giấc mơ khác nhau bao gồm cả giấc mơ tâm linh, giấc mộng nhằm truyền tải những suy nghĩ sâu thẳm trong tâm trí hoặc đơn giản chẳng có ý nghĩa gì.
Đối mặt với cảm xúc
Giấc mơ có thể là cách giúp bạn đối mặt với những thay đổi cảm xúc trong cuộc sống vì khi ngủ, bộ não sẽ tạo ra các kết nối liên quan đến những cảm xúc tồn tại sâu trong tiềm thức và khiến chúng hiện lên một cách rõ rệt. Vậy nên, việc giải mã và hiểu về giấc mơ sẽ giúp bạn phát hiện những cảm xúc ẩn giấu bên trong mình.
Tăng khả năng sáng tạo
Giấc mơ chắc chắn sẽ giúp chúng ta phát huy tối đa sự sáng tạo. Khi mơ, bạn không sử dụng tư duy logic, do vậy, các suy nghĩ và ý tưởng hiện lên vô cùng đa dạng mà không có giới hạn nào chi phối. Những khoảnh khắc rất kỳ lạ trong giấc mơ có thể trở thành nguồn cảm hứng bất tận để bạn viết nên một câu chuyện hư cấu hay lên ý tưởng cho tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.
Tăng khả năng ghi nhớ
Một trong những tác dụng tuyệt vời của giấc mơ chính là giúp lưu giữ những ký ức quan trọng. Nếu học thuộc lòng xong và đi ngủ ngay sau đó, bạn có khả năng sẽ ghi nhớ thông tin lâu hơn.
Sắp xếp lại bộ nhớ
Có giả thuyết cho rằng giấc mơ sẽ giúp bộ não lưu trữ sắp xếp lại bộ nhớ để loại bỏ các ký ức dư thừa cũng như các suy nghĩ cảm xúc rối loạn. Giấc mơ đồng thời còn giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực gây trở ngại cho trí nhớ trong quá trình học tập làm việc. Nhiều thí nghiệm cho thấy khi một người vừa tiếp thu thông tin mới và sau đó đi ngủ, sau khi thức giấc, họ sẽ ghi nhớ thông tin đó lâu hơn so với việc cố gắng ghi nhớ thông tin đó mà chưa đi ngủ.
Về mặt sinh lý, giấc mơ được ghi nhận có vai trò hỗ trợ trong việc điều hòa huyết áp, ổn định quá trình chuyển hóa thức ăn và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nhìn chung, vai trò của giấc mơ đến tâm sinh lý con người vẫn là một đề tài khoa học đang được nghiên cứu.
Còn ác mộng thì sao? Tại sao chúng ta thấy ngày tận thế, thây ma, bị truy đuổi hoặc những “kịch bản” không mấy dễ chịu khác trong giấc mơ? Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Mỹ đã tổ chức một thí nghiệm để tìm lời đáp cho câu hỏi này. Theo ý kiến của họ, ác mộng là một loại đào tạo của hệ thống thần kinh, có chức năng giúp chúng ta giải quyết áp lực cảm xúc trong cuộc sống thực và sẵn sàng cho những căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai.
Các nhà khoa học đã giải mã giấc mơ bằng cách nghiên cứu hoạt động của các bộ phận khác nhau trong não khi giấc ngủ diễn ra thông qua điện não đồ. 18 tình nguyện viên đã thức dậy nhiều lần trong đêm và họ sẽ phải báo cáo việc mình đang gặp những giấc mơ nào và liệu chúng có phải là ác mộng hay không. Nhờ phản ứng của họ và kết quả phân tích hoạt động của não, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai khu vực chịu trách nhiệm cho những cơn ác mộng, đó là các insula và vỏ não trung gian.
Hai phần não này kích hoạt trong cùng một tình huống khi sự sợ hãi xuất hiện trong cuộc sống thực. Insula chịu trách nhiệm đánh giá cảm xúc và tự khởi động ngay khi một người cảm thấy lo lắng. Vỏ não trung gian chuẩn bị cho người đó phản ứng thích hợp và kiểm soát cách hành xử khi nguy hiểm diễn ra. Vì vậy, nếu bạn từng trải nghiệm một sự kiện đáng sợ gây sang chấn tâm lý, chẳng hạn như bị tai nạn, bị tấn công, bị bỏ rơi… insula và phần não trung gian sẽ ghi nhớ mọi hình ảnh và cảm xúc tiêu cực, sau đó, chúng sẽ tự động tái hiện lại khi bạn ngủ.
Sợi dây bí ẩn giữa giấc mơ và hiện thực
Khoảng một phần ba nhân loại tin rằng những giấc mơ có chứa một phần sự thực những gì sẽ diễn ra trong tương lai, đặc biệt là điều xấu hoặc thảm họa. Vậy mối dây liên kết giữa mơ và thực là như thế nào?
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln mơ thấy mình bị ám sát vào khoảng hai tuần trước khi ông bị bắn chết. Nhà văn Mark Twain mô tả một giấc mơ mà trong đó ông nhìn thấy thi thể của anh trai ông nằm trong quan tài chỉ vài tuần trước khi người này bị mất mạng trong một vụ nổ. Và nhà văn Anh Charles Dickens cũng mơ thấy một phụ nữ mặc đồ đỏ gọi là Miss Napier một thời gian ngắn trước khi nhà văn tiếp đón một cô gái khoác khăn choàng màu đỏ đến thăm và tự giới thiệu là Miss Napier.
Làm sao để giải thích những sự kiện gây ấn tượng này? Liệu có phải con người thật sự có những giấc mơ tiên tri thấy được những chuyện gì sắp xảy đến? Các nhà nghiên cứu trên thế giới từ trước đến nay luôn cố sức giải quyết vấn đề rối như tơ vò này. Trong thập niên 50 thế kỷ trước, nhà tâm lý học tiên phong Mỹ Eugene Aserinsky có công đặt nền móng cho ngành khoa học mới mẻ nghiên cứu về giấc mơ. Ông nhận thấy rằng một người trải qua trạng thái giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement sleep - giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) có những giấc mơ.
Nhiều thập niên làm việc sau đó đã dẫn đến những phát hiện quan trọng. Gần như mọi người đều mơ thấy màu sắc. Dù một số giấc mơ khá kỳ cục, song vẫn có nhiều giấc mơ liên quan đến những công việc vụn vặt hàng ngày, như là giặt giũ, lau nhà, làm việc với máy hút bụi. Nếu bạn rón rén đến gần một người đang nằm mơ rồi nhẹ nhàng chơi một bản nhạc, rọi ánh sáng hay bắn tia nước vào mặt người này thì những kích thích bên ngoài sẽ được người này đưa vào giấc mơ của mình.
Các nhà khoa học nghiên cứu giấc ngủ khám phá ra rằng con người có trung bình khoảng 4 giấc mơ trong mỗi đêm. Những giấc mơ diễn ra trong khoảng mỗi 90 phút, và mỗi giấc mơ kéo dài chừng 20 phút. Nhưng khi thức dậy bạn sẽ quên gần hết những giấc mơ, và điều đó khiến bạn tưởng mình chỉ có mỗi một giấc mơ mà thôi. Chỉ có ngoại lệ duy nhất là bạn thức giấc ngay giữa giấc mơ. Trong trường hợp đó bạn sẽ nhớ được nội dung chính của giấc mơ và có lẽ cả một số tình tiết đặc biệt. Tuy nhiên, có một số tình huống rất có thể khiến bạn nhớ lại giấc mơ. Một sự kiện xảy đến với bạn khi thức dậy có thể kích thích trí nhớ.
Thử tưởng tượng bạn có ba đêm nằm mơ mệt mỏi. Đêm thứ nhất, bạn lên giường sau một ngày làm việc mệt nhọc. Trong đêm, bạn bị cuốn vào những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ và trải nghiệm vài giấc mơ. Lúc 7h10. Lúc đầu, 20 phút sau đó, bạn thấy mình tham quan một nhà máy làm kem và rơi xuống một bể chứa kem khổng lồ. Đúng lúc bạn chưa có hành động gì cả thì chuông đồng hồ báo thức reo ầm ĩ và bạn thức giấc với hình ảnh nhà máy kem và cây kem lan man trong tâm trí.
Đêm thứ hai, bạn có vài giấc mơ. Nửa đêm, bạn rơi ngay vào giữa giấc mơ kinh khủng, nhìn thấy mình đang lái xe trên con đường làng tối đen. Ngôi sao nhạc rock Eric Chuggers yêu thích của bạn đang ngồi ở băng ghế sau. Bất ngờ một con ếch màu tía khổng lồ nhảy xổ lên phía trước đầu xe, bạn ngoặt sang một bên để tránh con ếch và không may bị trệch khỏi đường rồi đâm sầm vào gốc cây. Trở lại đời thực, bạn thức dậy với ký ức mơ hồ về Eric Chuggers, một con ếch màu tía khổng lồ, một thân cây và cái chết trước mắt.
Vào đêm thứ 3, lúc 4h sáng, bạn trải nghiệm một giấc mơ khác, trong đó bạn có mặt trong bộ phim "Charlie và nhà máy sôcôla". Sáng ra thức dậy bạn bật radio và bất ngờ thấy choáng váng khi nghe tin ngôi sao nhạc rock Eric Chuggers mà mình vô cùng hâm mộ chết trong một tai nạn ôtô xảy ra trong đêm hôm trước.
Theo báo cáo của cảnh sát, Eric Chuggers lái xe bị trệch khỏi con đường trong thành phố vì phải tránh một chiếc xe khác nên tông vào cột đèn. Bản tin về cái chết của Eric Chuggers khiến bạn nhớ lại giấc mơ về tai nạn ôtô của mình. Bạn sẽ quên đi cây kem lạnh và bộ phim "Charlie và nhà máy sôcôla". Thay vào đó, bạn nhớ lại giấc mơ trùng khớp với sự kiện diễn ra trong đời thực. Từ đó bạn cho rằng mình có khả năng tiên tri.
Câu chuyện không dừng lại ở đó. Bởi vì những giấc mơ có khuynh hướng siêu thực, có phần méo mó hơn so với những gì diễn ra trong thực tế. Trong đời thực, Eric Chuggers không lái xe trên con đường làng, không đụng vào gốc cây và tai nạn cũng chẳng liên quan gì đến con ếch khổng lồ màu tía cả. Tuy nhiên, con đường làng sẽ tương tự như con đường trong thành phố, và cột đèn giống như thân cây. Còn về con ếch màu tía khổng lồ? Biết đâu nó tượng trưng cho cái gì đó bất ngờ, như là chiếc ôtô bị chệch khỏi con đường. Hay có thể là album sắp tới của Eric Chuggers có hình con ếch trên bìa. Hoặc cũng có thể Eric Chuggers mặc áo màu tía lúc đụng xe.
Bạn có nhiều giấc mơ và chạm trán với nhiều sự kiện. Phần nhiều những giấc mơ không liên quan đến các sự kiện, và bạn sẽ quên chúng ngay. Tuy nhiên, có lúc một giấc mơ nào đó có liên quan đến sự kiện trong đời thực. Nếu điều đó xảy ra, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại giấc mơ và tự cho rằng mình có khả năng dự đoán tương lai. Thực ra đó là luật xác suất. Lý thuyết này cũng giúp giải thích khía cạnh kỳ lạ của giấc mơ tiên tri.
Phần nhiều những điềm báo trước liên quan đến cái chết và sự đau buồn. Người ta vẫn thường nhìn thấy trước vụ ám sát nhà các lãnh đạo trên thế giới, tham dự một đám tang của bạn bè thân thiết, nhìn thấy máy bay rơi và xem cảnh những quốc gia sắp có chiến tranh. Trong khi đó người ta hiếm khi mơ thấy những gì tươi vui, như là đám cưới hay tìm được việc làm. Các nhà khoa học về giấc ngủ cho biết có khoảng 80% những giấc mơ là không ngọt ngào, và thường chỉ tập trung vào những sự việc tiêu cực. Do đó, những tin xấu dễ kích thích ký ức về giấc mơ. Điều đó giải thích tại sao có quá nhiều những giấc mơ "tiên tri" liên quan đến cái chết và thảm họa.
Những giấc mơ xấu bảo vệ chúng ta trong cuộc sống thực
Hầu hết chúng ta đều từng có những giấc mơ xấu vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, mặc dù chúng có vẻ đáng sợ, nhưng thực sự có những mặt tốt của những giấc mơ xấu. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng cảm giác sợ hãi trong giấc mơ thực sự có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với nỗi sợ hãi của cuộc sống thực.
Những giấc mơ xấu tăng cường khả năng của não bộ để phản ứng với những nguy hiểm trong đời thực và những trải nghiệm đáng sợ. Tuy nhiên, trong những giấc mơ gây kinh hoàng và đau thương, những lợi ích đó sẽ bị mất đi và chúng thực sự có thể gây ra tác động xấu tiếp tục sau khi thức dậy.
Hầu hết các cơ bị tê liệt trong giấc ngủ REM
Trong giấc ngủ REM sâu là giai đoạn chúng ta ngủ mà hầu hết các giấc mơ đều xảy ra, mắt chúng ta tiếp tục chuyển động nhưng các cơ ở trạng thái tê liệt. Theo một nghiên cứu, một tập hợp các tế bào chuyên biệt trong não được gọi là tế bào thần kinh vận động ngăn cản các cơ di chuyển khi chúng ta ngủ để ngăn ngừa chấn thương tiềm ẩn.
Giấc mơ nâng cao khả năng sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề
Nhiều người đã có những bước đột phá đáng kinh ngạc trong giấc mơ của họ. Cho dù đó là một ý tưởng khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, tiểu thuyết hay phim, thực tế cho thấy những giấc mơ có thể tạo ra những viên ngọc thực sự và có một lý do hoàn toàn hợp lý được khoa học ủng hộ.
Khi mơ, não của chúng ta ở một trạng thái sinh lý thần kinh khác, cho phép nó trở nên thành thạo hơn trong việc giải quyết các vấn đề và tìm ra giải pháp cho những điều khiến tâm trí thức của chúng ta gặp khó khăn. Ở trạng thái này, chúng ta trải nghiệm hoạt động của não cao hơn, điều này khiến não có nhiều khả năng hơn trong việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Mọi người quên đến 95% giấc mơ của họ
Tất cả chúng ta đều biết việc nhớ lại những giấc mơ sau khi thức dậy sẽ khó khăn như thế nào, chưa kể đến việc nhớ lại những giấc mơ cũ hơn từ vài tuần, vài tháng hoặc vài năm trước. Trên thực tế, chúng ta quên tới 95% những giấc mơ của mình. Điều này là do những thay đổi trong não xảy ra khi chúng ta ngủ không hỗ trợ quá trình xử lý thông tin cần thiết để lưu trữ và hình thành ký ức.
Hình ảnh quét não của những người đang ngủ cho thấy khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trí nhớ được tìm thấy ở thùy trán không hoạt động trong giấc ngủ REM.
Không phải giấc mơ nào cũng có màu sắc
Mặc dù nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng không phải ai cũng có thể nhìn thấy màu sắc trong giấc mơ của mình. Hiện tượng này bắt nguồn từ những năm 1940 khi nhiều người cho biết họ đã mơ thấy hai màu đen và trắng. Ngày nay, các nghiên cứu cho rằng điều này liên quan đến thực tế là vào thời đó mọi người tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đen trắng vì TV màu chưa được phát minh.
Để hỗ trợ lý thuyết này, một nghiên cứu đã được thực hiện trên 2 nhóm tuổi khác nhau với những trải nghiệm tiếp xúc với phương tiện truyền thông khác nhau. Những người tiếp xúc nhiều hơn với phương tiện trắng đen có nhiều giấc mơ xám hơn những người có nhiều kinh nghiệm hơn với phương tiện màu.
Người mù cũng có thể có những giấc mơ trực quan
Những người mù bẩm sinh có thể có những trải nghiệm thị giác trong giấc mơ vì họ có hoạt động điện trong não giống như những người có thị lực bình thường. Tuy nhiên, mặc dù họ có cảm giác thị giác trong giấc mơ, họ không thể mô tả trải nghiệm và khái niệm cảm giác như họ chưa từng trải qua cảnh tượng trong đời.
Những giấc mơ được thúc đẩy bởi ký ức, vì vậy những người bị mất thị lực sau này trong cuộc sống có thể trải nghiệm những giấc mơ trực quan nhờ các mạch não được hình thành trước khi họ bị mù.
Bạn không thể đọc được trong mơ
Khi chúng ta đang đọc, đây là lúc phần não bên phải của chúng ta được kích hoạt nhiều nhất và đây chính xác là phần não không thể chạm tới được khi đang mơ. Trên thực tế, khi chúng ta mơ, toàn bộ vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, đọc, viết và nói sẽ ít hoạt động hơn.
Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ đối với quy tắc này và một số người có thể đọc được trong giấc mơ của họ. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho một số ít người - thường là những người nghĩ về ngôn ngữ và viết nhiều nhất như nhà văn và nhà thơ.
Chúng ta chỉ mơ về những khuôn mặt đã nhìn thấy trong đời thực
Cho dù bạn thực sự nhớ họ hay không, bạn chỉ có thể mơ thấy những khuôn mặt bạn đã thấy trong quá khứ. Những giấc mơ của chúng ta được đúc kết từ những trải nghiệm thực tế, vì vậy những khuôn mặt bạn nhìn thấy trong giấc mơ là kết quả của việc bạn giải thích những trải nghiệm thực tế đã có.
Mơ mộng là một hiện tượng có thật
Tất cả chúng ta đều bắt mình trôi đi với tâm trí của mình và không hoàn toàn ở trong khoảnh khắc hiện tại, hầu như ai cũng từng trải qua điều này. Tuy nhiên, mơ mộng, theo nghĩa thực của thế giới có thể xảy ra đối với một số người có khả năng mơ mộng một cách sống động đến mức họ hầu như trải nghiệm sự hiện diện của mình trong một môi trường khác.
Có thể kiểm soát ước mơ của mình
Bằng cách trải nghiệm những giấc mơ sáng suốt, bạn có thể nhận thức được rằng bạn đang mơ theo nghĩa đen và do đó kiểm soát giấc mơ của mình. Loại giấc mơ này có liên quan đến nhận thức cao hơn về trạng thái tinh thần của bạn và những người từng trải qua những giấc mơ sáng suốt tuyên bố rằng họ đã biết rằng họ đang mơ khi thức dậy.