Nhiều người cho rằng Phật Giáo theo tư tưởng vô ngã vô thường, coi nhẹ cuộc sống vật chất và hướng tới đời sống tinh thần, rũ bỏ mọi tham sân si trên đời vậy tại sao Đức Phật lại dạy con người ta phải kiếm tiền và làm giàu. Đa số mọi người thường hiểu sai tư tưởng của Đạo Phật, nghĩ rằng đã là Phật tử thì phải sống khổ hạnh, phải cam chịu, phải hành xác, phải biết hài lòng với những gì đang có ( cho dù đang sống trong hoàn cảnh cực khổ). Điều này hoàn toàn sai và đi ngược với giáo lý nhà Phật. Đức Phật dạy chúng ta thực hành nếp sống trung đạo, tức tránh xa các dục lạc, vui thú quá mức và cũng tránh xa luôn cả cách sống ép xác, khổ đau, phá hoại tấm thân quý giá này, ngài dậy con người phải luôn biết cố gắng, vươn lên trong mọi hoàn cảnh, phải thoát khổ. Phật tử có thể tìm hiểu những lời gốc Phật dạy trong bộ kinh Nykaya.
Xem thêm Lịch Âm Dương - Xem Ngày Tốt Xấu
Truyện kể rằng khi Đức Phật ở tại vườn của ông Anathapindika (ông Cấp Cô Độc), ông Cấp Cô Độc đến đảnh lễ Phật. Ông là một người rất giàu có, giàu hơn cả vua Ba Tư Nặc. Ông đã xuất tiền vàng dát kín gần hết một mặt đất rộng mênh mông để mua mảnh vườn cúng cho Phật xây tinh xá Kỳ Hoàn. Không những thế, ông còn là một đại thí chủ. Ngày nào, ông cũng nấu cơm, nấu cháo phát cho hàng nghìn người nghèo khổ, cô độc. Cho nên, ông có danh hiệu là Cấp Cô Độc, nghĩa là chu cấp cho những người cô độc, nghèo khổ. Tên của ông gắn liền với hạnh bố thí.
Anathapindika ( Cấp Cô Độc) là cái tên mang ý nghĩa chu cấp cho những người cô độc, nghèo khổ, những mảnh đời bất hạnh, khó khăn. Ngài là người giàu có, mộ đạo đã bỏ ra một lượng tài sản vô cùng lớn để dát vàng kín mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Vệ Xá. Rồi thì mua lại khu vườn xinh đẹp, cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp. Ngài được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước đến nay.
Ngài Cấp Cô Độc cho dát vàng mảnh vườn của thái tử Kỳ Đà, để mua lại mảnh vườn cúng dường cho Đức Phật
Không chỉ vậy, Cấp Cô Độc còn nổi tiếng là một người có tấm lòng quảng đại. Thường xuyên làm nhiều việc tốt, giúp đỡ người nghèo khổ, nhất là cô nhi quả phụ, tích vô số đức. Ngài là tín đồ có lòng trung thành hướng Phật. Luôn hết lòng với Phật Giáo, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì phục vụ cho đạo Phật cao cả, linh thiêng.
Do làm nhiều việc thiện và ủng hộ Phật pháp nên dù không phải là Phật nhưng ngài Cấp Cô Độc vẫn được thờ tại các ngôi chùa, vị trí bên tay phải cạnh Hộ pháp thiện thần. Đó chính là Đức Chúa Ông.
Đức Chúa Ông hay còn gọi là Đức Ông là một trong những danh xưng quen thuộc đối với bất cứ ai đã từng đi lễ chùa. Trong tất cả các ngôi chùa phật giáo truyền thống đều có một ban riêng thờ Ngài và có đúc tượng Người.
Ðối với đức Phật, ông chẳng những tuyệt đối y giáo tín thọ, mà còn thương kính quan hoài. Ông thường im lặng lắng nghe thay vì bộc bạch kính thưa, vì trong thâm tâm ông không muốn bất cứ ai làm phiền đức Phật, kể cả bản thân ông. Ðức Phật biết rõ tâm trạng ông, nên thỉnh thoảng Ngài đặc ban pháp thoại.
Trong mười tám bài pháp thoại liên quan ông Cấp Cô Ðộc thì có đến mười bốn bài do đức Phật tự thuyết. Truyện kể rằng một ngày nọ khi Đức Phật ở tại vườn của ông Anathapindika (ông Cấp Cô Độc), ông Cấp Cô Độc đến đảnh lễ Phật. Vì nhân duyên ấy mà Đức Phật thuyết pháp 5 lý do mà người tại gia nên gây dựng tài sản:
Thứ nhất, tài sản có được nhờ nỗ lực, tự bản thân cố gắng, làm ra bằng sức lao động, đôi bàn tay và khối óc, thu về hợp pháp thì an lạc và hoan hỉ, không hề phạm lỗi gì.
Xem Thêm: Bói Bài Hàng Ngày - 12 Con giáp - 12 Cung Hoàng Đạo
Thứ hai, tiền tự kiếm này không chỉ làm cho bản thân an lạc hoan hỉ mà còn làm cho những người khác như cha mẹ vợ con, người làm công, người xung quanh… cũng vui vẻ theo.
Thứ ba, tiền kiếm được nhờ nỗ lực cá nhân sẽ chặn đứng tai họa do làm ăn thất bát, nghèo túng, khổ sở. Giữ cho tài sản bản thân được an toàn nên càng phải làm, cố gắng làm nhiều hơn nữa.
Thứ tư, số tiền kiếm được chân chính có thể cống hiến cho những người khó khăn nghèo khổ, mẹ góa con côi, người tàn tật, người khách lỡ độ đường, cho linh hồn phiêu tán không nơi nương tựa, cho quốc gia và các chư thiên khác.
Thứ năm, số tiền chân chính kiếm được ấy có thể cúng dường cho các vị thầy xuất gia, cho các tôn giáo tín ngưỡng, đưa đến công đức vô lượng.
Với năm lý do để gây dựng tài sản như trên, Phật dạy cho người tại gia chúng ta nên làm giàu và phải biết làm giàu. Phật không dạy Phật tử phải nghèo khổ mới là đệ tử của Ngài. Cho nên, mỗi người chúng ta phải biết làm giàu, kiếm ra tài sản và tích lũy tài sản cho chính mình.