Việc sử dụng thực phẩm chay giả mặn khiến ta bị tổn thương lòng từ bi, nghĩ đến việc sát hại chúng sinh để phục vụ cho việc ăn uống của mình, hơn nữa nó còn tạo nên cái nhìn tà kiến, không nhìn rõ bản chất của sự vật mà chỉ nhìn thấy sự hiển hiện qua hình dáng bên ngoài của chúng.
Riêng tháng 7, ngày nay quan niệm người Việt cho đây là tháng cô hồn nên người ta kiêng đủ thứ. Mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán đều không dám làm táo bạo. Mọi ngành mọi giới đều “kiêng” cho nên bước vào tháng 7 dường như mọi sinh hoạt của xã hội có dấu hiệu trùng xuống và có lẽ chỉ ngành kinh doanh vàng mã là phát tài.
Ở việt Nam, rất ít người tổ chức đại hỉ vào tháng 7 âm lịch vì có mưa dầm suốt tháng và có nhiều gió bão, đồng thời kiêng kỵ cho cuộc sống hôn nhân của vợ chồng trẻ sau này có thể bị chia cắt
Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt thường mang đến một tính chất bản địa và nguyên thủy. Bởi vì, chế độ mẫu hệ đã được thành lập từ thời xa xưa. Đối với chế độ này, người giữ vai trò quan trọng và lớn nhất trong gia đình chính là người mẹ, người phụ nữ hay người vợ.
Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ, tuy nhiên khó xác định chính xác giả thuyết nào khả tín nhất. Sở dĩ như vậy vì các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu.
Ngọc Hoàng, vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ, tuy nhiên vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ và thờ cúng, cũng như trong tâm thức dân gian của người Việt rất mờ nhạt.
Trong hệ thống thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, ở hàng Tứ phủ Thánh Hoàng ta thường thấy có đại diện là Ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười.
Bao giờ cũng vậy, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9...) cho số nén hương dâng lên hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2 , 4, 6, 8...). Không rõ thói quen này được hình thành từ thời điểm nào nhưng thắp hương số lẻ đã ăn sâu vào tiềm thức, được răn dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác trong các gia đình Việt.
Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng