Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai cả. Khi thấy những người bệnh sống lạc quan, tôi rất thương họ. Họ vẫn chữa bệnh, vẫn lạc quan và sống có ích, đó cũng là sống thực với chính mình.
Một ngày nọ, hai nhân viên đang bị nhiều áp lực ở chỗ làm việc nên quyết định cùng nhau tìm tới một vị sư phụ xin hỏi cao kiến:
“Thưa đại sư, chúng con ở nơi làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”
Vị sư phụ lặng lẽ đáp: “Bất quá nhất oản phạn” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”). Sau đó, ông phất phất tay, ra ý bảo hai người rời đi.
Sau khi hai người trở lại công ty, một người trong đó lập tức nộp đơn xin nghỉ việc, quyết định trở về quê hương làm ruộng, người còn lại tiếp tục ở lại công ty.
Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, người trở về quê hương làm ruộng đã tích luỹ nhièu kinh nghiệm, không ngừng cố gắng rồi trở thành một chuyên gia nông nghiệp.
Còn vị ở lại công ty cũng trải qua nhiều thay đổi, anh ta đã tự mình điều chỉnh bản thân cho phù hợp, cố gắng tận tâm trong công việc nên dần dần được coi trọng, được thăng cấp lên làm quản lý.
Đến ngày kia, hai thanh niên ngày nào lại có cơ hội họp mặt mới đàm đạo với nhau về chân lý sư phụ dạy. Người làm nông nghĩ rằng ý sư phụ nói là chỉ muốn kiếm ăn thôi thì không cần miễn cưỡng, không được chỗ này thì qua chỗ khác. Người còn lại nghĩ là chỉ vì miếng cơm thì chịu khó một tý cũng chẳng sao, rồi cái gì cũng sẽ qua.
Một ngày khác, cả hai lại đến thăm vị sư phụ, lão sư cắt nghĩa rằng:
"Do kiến thức của mỗi người, nhu cầu, tâm lý khác nhau nên cùng một sự việc sản sinh những phản ánh và ý thức khác nhau. Ý thức khác nhau lại khiến con người có những hành động khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau".
Mình ở hoàn cảnh nào thì phải theo hoàn cảnh đó, khi sống đúng với hoàn cảnh của mình, ta chẳng phải lo sợ gì cả. Có xe đạp thì đi xe đạp, có xe máy thì đi xe máy, không có xe thì đi bộ, đừng đua đòi. Đừng tưởng nhớ quá khứ, đừng mong cầu cho tương lai, hãy sống tốt những phút giây hiện tại. Vì quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới. Khi bắt đầu làm một điều gì đó, đừng nghĩ rằng đợi có hứng mới làm việc. Cứ làm việc đi, rồi cảm hứng sẽ ùa tới. “Những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong hoạt động mới có sự nghỉ ngơi” (Daidan).
Đức Phật nói: “Sướng khổ tại tâm”. Không quan trọng rằng bộ quần áo bạn đang mặc xấu hay đẹp, không quan trọng rằng bạn giàu hay nghèo. Điều quan trọng là tâm bạn đang nghĩ gì. Là người trần mắt thịt, chúng ta gây ra biết bao nhiêu tội lỗi mà không hề hay biết. Hãy thú nhận những lỗi lầm của mình. Người khác trừng phạt ta không ghê gớm bằng ta trừng phạt chính ta.
Dân gian có câu: “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” – những người già chắc chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm sống hơn người trẻ. Dù gặp khó khăn, bạn vẫn phải mạnh mẽ. Vì khi mạnh mẽ thì người khác mới dễ dàng giúp được bạn. Còn bạn yếu đuối thì dù người khác có giúp thì bạn cũng khó vượt qua khó khăn lắm. Hãy đóng trọn vẹn vai trò của mình, bạn sẽ hạnh phúc
BÀI HỌC RÚT RA
Cùng một hình ảnh, sự kiện, lời nói, con người sẽ có góc nhìn nhận khác nhau tuỳ thuộc vào chính họ. Có những người coi điềm rủi là bài học cuộc sống để vươn lên, nhưng có những người lại quy chụp nó là chính số phận của mình. Từ đó tạo thành hai mảnh đời khác nhau. Thế nên đúng là sướng khổ tại tâm.
Trong thực tế, tất cả muộn phiền đều là do chúng ta cố níu kéo. Một khi chúng ta quyết định buông bỏ, chúng ta sẽ thật tâm an yên. Tương tự vậy, người hạnh phúc không phải người giàu có hay được yêu thương, mà có những thứ đó hay không, họ vẫn hạnh phúc.
Cuộc sống luôn đầy đủ các thi vị, đắng y mặn ngọt, thị thị phi phi, ân ân oán oán... chẳng qua chỉ là ở trong suy nghĩ của mỗi con người. Chính vì vậy, khi ta quyết định làm một việc gì đó, đừng vì mới bắt đầu nỗ lực chưa thấy kết quả như ý đã chán nản từ bỏ và cũng đừng cho rằng thành công là do số trời ban tặng mà không cần làm gì cả, chỉ cần há miệng chờ sung.