Ý nghĩa tiết lập xuân 2016

2016-01-20 07:00:00.0
Tiết lập xuân 2016 sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 2 dương lịch tức ngày 26 tháng 12 theo âm lịch. (Các bạn có thể xem rõ hơn lịch về ngày Tiết lập xuân 2016 tại lịch vạn niên).

MỤC LỤC

    Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!

    Tiết lập xuân 2016 sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 2 dương lịch tức ngày 26 tháng 12 theo âm lịch. (Các bạn có thể xem rõ hơn lịch về ngày Tiết lập xuân 2016 tại lịch vạn niên).

    Theo âm lịch, tháng giêng, tháng 2, tháng 3 là mùa xuân, tháng 4, 5, 6 là mùa hạ, tháng 7, 8, 9 là mùa thu, tháng 10, 11, 12 là mùa đông, theo cách tính này thì ngày 1 tháng giêng là ngày đầu của mùa xuân.

    Nhưng âm lịch không phản ánh thực đúng sự biến thiên của thời tiết. Do đó, cách tính ngày “lập xuân” là ngày bắt đầu của mùa xuân.

    Tiết lập xuân là ngày tốt để làm việc bắt đầu cho 1 năm mới như: Cúng tế, cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, an táng, cải táng

    Ngày lập xuân là ngày gì?

    Lập xuân là ngày đầu của 24 tiết khí. Nó cố định vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch. Nhiều người cho rằng, dựa vào âm lịch để tính tiết khí, nhưng trên thực tế lại dựa vào dương lịch để tính tiết khí, đó là sáng tạo mà tổ tiên ta đã áp dụng để bù đắp vào chỗ khiếm khuyết của âm lịch đã không phản ánh được biến thiên về mùa vụ của thiên nhiên.

    Đông chí và xuân phân cách nhau 91 ngày, lập xuân ở vào giữa 2 tiết khí này tức là sau đông chí 45 ngày nếu chỉ căn cứ vào vấn đề của quả đất về thiên văn học thì lập xuân coi là bắt đầu của mùa xuân đại để là chính xác, vì rằng, lúc này ánh sáng mặt trời đang từ vị trí cực nam quá độ chuyển vào vị trí ở chính giữa, tức là giai đoạn quá độ từ mùa đông sang mùa xuân.

    Nhưng nếu tính toán như vậy thực tế vẫn chưa phù hợp với biến đổi của thời tiết. Vấn đề là ở chỗ nào? Khi chúng ta cảm thấy thời tiết nóng hay lạnh không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi góc độ ánh sáng mặt trời biến đổi mà biến đổi theo, mà là sau khi ánh sáng mặt trời chiếu xạ xuống mặt đất, nhiệt lượng phóng ra nhiều hay ít mà làm thay đổi độ nóng lạnh. Bản thân quả đất là một dung khí giữ nhiệt từ sau xuân phân (22 tháng 3 dương lịch, mặt trời ngày càng cao lên, mặt đất ngày càng tiếp nhận nhiệt năng đến hạ chí (22 tháng 6) là đỉnh điểm. Nhưng mặt đất phải mất từ 1-2 tháng mới tích luỹ đủ nhiệt lượng, khiến nhiệt độ ở bắc bán cầu đạt tới điểm cao nhất, vì vậy ở bắc bán cầu, những ngày nóng nhất không phải là tháng 6 mà là tháng 7, tháng 8. Đến mùa đông, mặt trời từ phía nam chiếu chếch xuống mặt đất, mặt đất bắt đầu mất đi nhiệt lượng, thu không đủ chi, đến đông chí (ngày 22 tháng 12 dương lịch) mặt trời ở vị trí cực nam, nhưng phải chờ 1-2 tháng sau bắc bán cầu mới hết nhiệt lượng, nhiệt độ xuống tới mức thấp nhất, lúc này đúng vào tiết lập xuân, vì vậy mùa đông thường đến lập xuân mới là lạnh nhất.

    Nếu lấy nhiệt độ biến đổi để quyết định mùa tiết, thì bắt đầu mùa xuân phải là sau trung tuần tháng 3, lúc này đúng là xuân phân (22 tháng 3 dương lịch) vì vậy ngành thiên văn học lấy ngày này là ngày bắt đầu của mùa xuân, rồi lấy hạ chí là bắt đầu của mùa hạ, thu phân là bắt đầu của mùa thu, đông chí là bắt đầu của mùa đông.

    >>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

    Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>

    Tiết lập xuân được tính như thế nào?

    Tiết Lập xuân là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

    Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì vị trí của điểm lập xuân là kinh độ Mặt Trời bằng 315°. Do vậy ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch tùy theo từng năm.

    Theo quy ước, tiết lập xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu.

    Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực xích đạo ở Bắc bán cầu Trái Đất. Đối với các nước ở cao hơn về phía bắc thì ngày bắt đầu của mùa xuân là ngày diễn ra điểm xuân phân tính theo lịch Gregory. Thời điểm này ở Nam bán cầu Trái Đất là đầu mùa thu.

    Xét về mặt thời tiết, khí hậu thì từ thời điểm này trở đi ở miền bắc Việt Nam-tính từ đèo Hải Vân trở ra, do ảnh hưởng giao thời của hai luồng gió giao mùa là gió đông-bắc và gió đông-nam, bắt đầu có mưa nhỏ kéo dài còn gọi là mưa phùn làm độ ẩm của không khí và đất lên cao gây ra hiện tượng nồm (hiện tượng làm hơi nước ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật tiếp giáp gần với mặt đất cũng như nhà cửa). Trong nông nghiệp thì hiện tượng này mang lại một số lợi ích do cây trồng bắt đầu có đủ lượng nước cần thiết để phát triển. Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày thì thời tiết như vậy gây ra nhiều khó khăn như các loại bệnh tật đối với người và gia cầm, gia súc cũng như cây trồng, do các loại vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển do độ ẩm cao và nhiệt độ môi trường thích hợp.

    Thời điểm thích hợp cho cây nông nghiệp phát triển

    >> Đã có VẬN HẠN 2016 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>

     

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Văn khấn Cúng Ông Công Ông Táo và Sắm Lễ
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:20:15.0
    Văn Khấn và Hướng dẫn Sắm sửa lễ vật cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
    Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2024-02-02 10:19:51.0
    Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời
    Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-12-21 11:08:25.0
    Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
    Lịch sử và nguồn gốc của Tết Trung Thu
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-09-01 23:22:46.0
    Tết Trung Thu - lễ hội truyền thống của Việt Nam với bản sắc văn hóa độc đáo, từ những chiếc bánh trung thu mang hương vị tình cảm gia đình đến những đèn lồng rực rỡ mỗi dịp rằm thu. Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục đặc trưng, để hiểu rõ hơn về dấu ấn văn hóa và tinh thần dân tộc qua lễ hội này.
    Lịch sử và ý nghĩa của lễ Thất Tịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-16 22:20:03.0
    Thất Tịch, thường được biết đến với tên gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là một biểu tượng của tình yêu, lòng biết ơn và sự gắn kết trong nền văn hóa Châu Á.
    Sự khác biệt giữa ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam và các nước khác
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-14 23:00:41.0
    Lễ Vu Lan, một ngày trọng đại trong nền văn hóa và tâm linh của người Á Đông, đặc biệt là Phật giáo. Được diễn ra vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, ngày này không chỉ là một phần của truyền thống Việt Nam mà còn lan tỏa sâu rộng tại nhiều nước châu Á.
    Lễ Vu Lan ngày mấy năm 2023 theo Âm lịch, Dương lịch
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-08-04 13:54:39.0
    Ngày Vu Lan báo hiếu được người Việt coi là ngày để tôn vinh và tri ân đến những người mẹ, người cha đã nuôi dưỡng, dạy dỗ mình từ nhỏ. Đây cũng là cơ hội để mỗi người dành thời gian và lòng trân trọng để nghĩ về tình yêu thương, sự hi sinh và công lao to lớn mà cha mẹ đã dành cho mình.
    Tết Đoan Ngọ Ngày 5 tháng 5| Văn Khấn - Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Diệt Sâu Bọ.
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-06-21 16:10:26.0
    Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào …
    Tìm hiểu về Lễ Hằng Thuận truyền thống quý báu của Việt Nam
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-05-28 00:00:00.0
    Trong thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hằng thuận đã trở nên phổ biến hơn khi cặp đôi chọn thêm nó vào lễ cưới. Vậy lễ hằng thuận là gì cùng mình tìm hiểu nhé.
    Nguồn gốc, ý nghĩa, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương
    Ngày lễ âm lịch Việt Nam - 2023-04-27 09:06:34.0
    Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước.
    Chia sẻ