Nhục thân nghĩa là gì? Bí ẩn tượng xác ướp của hai vị sư ngồi thiền ở chùa Đậu

09/10/2021 07:28
Tương truyền, hai vị thiền sư tu hành vào thế kỷ 17, là trụ trì tại chùa Đậu. Hai Ngài Vũ Khắc Minh - Vũ Khắc Trường là hai chú cháu cũng là hai thầy trò. Cả hai vị có căn duyên đặc biệt, đều sớm lìa xa đời sống thế tục để xuất gia tu hành, lấy pháp hiệu Tự Đạo Chân - Tự Đạo Tâm. Suốt cuộc đời, hai Ngài gìn giữ lối sống thanh đạm, mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm rau vào chính ngọ.

    Chùa Đậu, ngôi chùa nổi tiếng nằm ở huyện Thường Tín, Hà Nội, với một quần thể không gian xanh mát tĩnh lặng, nơi thờ Pháp Vũ (thần mưa) một trong hệ thống thờ tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) của người Việt cổ. Cùng Lịch Vạn Niên 365 đi tìm hiểu Bí ẩn tượng xác ướp của hai vị sư ngồi thiền ở chùa Đậu qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Nhục thân nghĩa là gì?

    Nhục là thịt, thân là cơ thể. Nhục thân là con người bằng da, bằng thịt. Trong đạo Phật người ta dùng thuật ngữ “nhục thân” hay cũng có thể gọi là “toàn thân xá lợi”. Có lẽ còn lâu mới “giải mã” được trọn vẹn. Tôi có may mắn là người lãnh đạo trực tiếp các dự án này nên mới bước đầu vén được tấm màn bí mật của các tượng nhục thân. Để hiểu trọn vẹn vấn đề chắc còn phải nghiên cứu nhiều hơn nữa và tôi hy vọng con cháu chúng ta sẽ tiếp tục công việc này.

    2. Hiện tượng nhục thân bất hoại trong cuộc sống

    Từ thời nhà Đường, hiện tượng nhục thân bất hoại đã xuất hiện. Sự xuất hiện đầu tiên ở núi Cửu Hoa. Đó là Kim Tiểu Giác, con cháu của dòng họ Kim, vương thất Tân La. Năm 24 tuổi, ông xuất gia. Cuối năm Khai Nguyên, ông bắt đầu tu hành trên Cửu Hoa sơn. 

    Đến tháng 7 năm Trinh Nguyên (năm 794), ông chiêu gọi các đệ tử tới để vĩnh biệt. Trong khoảnh khắc đó, ngọn núi bỗng dưng đổ ầm xuống thành từng mảng. Ông vẫn ngồi yên ở đó. Mấy năm sau, khi đập động đá ra, các đệ tử kinh ngạc khi phát hiện nhục thân của ngài vẫn còn nguyên vẹn như lúc sống.

    Tượng nhục thân hiện đang còn lại là của Đại Hưng hòa thượng vào đời nhà Thanh. Đây là người được mệnh danh là “hóa thân đời thứ ba” của Địa Tạng Bồ Tát. Cùng với đó là tượng nhục thân của Từ Minh trong chùa Địa Tạng.

    Những bức tượng nhục thân bất hoại là tượng trưng cho sự kì diệu của con người. Đối với những người bình thường, cuộc sống kết thúc đồng nghĩa với việc cả cơ thể và tinh thần đều sẽ nhanh chóng tan biến.

    3. Bí ẩn về nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư tại chùa Đậu

    3.1 Chua Đậu ở đâu

    Chùa Đậu tọa lạc tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính của các vương triều phong kiến, bởi bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời. Không chỉ vậy, điều khiến Phật tử nơi nơi thành tâm về đây chiêm bái chính là nhục thân bất hoại của nhị vị thiền sư Vũ Khắc Minh - Vũ Khắc Trường. Hai pho tượng quý đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2016.

    3.2 Truyền thuyết về hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh - Vũ Khắc Trường

    Tương truyền, hai vị thiền sư tu hành vào thế kỷ 17, là trụ trì tại chùa Đậu. Hai Ngài Vũ Khắc Minh - Vũ Khắc Trường là hai chú cháu cũng là hai thầy trò. Cả hai vị có căn duyên đặc biệt, đều sớm lìa xa đời sống thế tục để xuất gia tu hành, lấy pháp hiệu Tự Đạo Chân - Tự Đạo Tâm. Suốt cuộc đời, hai Ngài gìn giữ lối sống thanh đạm, mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm rau vào chính ngọ. Thế nên, dân làng quanh đó thường gọi các Ngài với cái tên mộc mạc là “Nhà sư rau”.

    Đoán biết mệnh số đã tận, thiền sư Vũ Khắc Minh dặn đệ tử: “Sau đúng 100 ngày, nếu không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh của ta nữa thì hãy mở cửa am. Nếu thi thể ta hôi thối thì dùng đất lấp am lại, còn thi thể ta nguyên vẹn, không có mùi thì lấy sơn bả lên người ta trước khi xây bịt kín am”.

    Dặn xong đệ tử, ông mang theo một chum nước uống, một chum nhỏ đựng dầu thắp sáng rồi vào trong am ngồi tụng kinh, niệm Phật. Đệ tử bịt kín cửa am lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông khí.

    Một ngày, nghe tiếng giục giã của tấm thân tứ đại mòn mỏi, biết số mệnh đã tận, thiền sư Vũ Khắc Minh căn dặn đệ tử: “Sau đúng 100 ngày, nếu không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh của ta nữa thì hãy mở cửa am. Nếu thi thể ta hôi thối thì dùng đất lấp am lại, còn thi thể ta nguyên vẹn, không có mùi thì lấy sơn bả lên người ta trước khi xây bịt kín am”.

    Sau đó, Ngài mang theo một chum nước uống, dầu thắp đèn rồi vào trong am ngồi tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền. Các đệ tử bịt kín cửa am lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông khí.

    Đúng 100 ngày sau, không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh nữa, đệ tử mở cửa am thì thấy nhà sư đã tịch trong tư thế ngồi thiền kiết già hoa sen. Hơi thở đã tắt, gương mặt Ngài an nhiên tĩnh tại, thoáng hiện một nụ cười hàm tiếu thanh thoát. Các đệ tử nhu thuận làm như lời người Thầy đã chỉ dạy. Sau đó chừng 10 năm, thiền sư Vũ Khắc Trường cũng vào am gõ mõ tụng kinh và tịch trong tư thế tọa thiền như người Thầy của mình.

    Câu chuyện về hai Ngài tồn tại như một truyền thuyết huyễn hoặc trong suốt nhiều năm tháng. Nhiều người không tin đó là điều có thật trên đời.

    3.3 Bí ẩn nhục thân của hai vị thiền sư

    Hôm nay, về nơi đất Phật, trong bái đường của chùa Đậu, giữa lời kinh sâu mầu, tiếng chuông chùa trầm lắng vang xa và cả mùi nhang khói vấn vương, đảnh lễ chiêm bái nhục thân Bồ Tát của hai vị thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh. Hai vị thiền sư tu hành chứng đắc, trải qua bao mưa nắng, giông bão của thời gian vẫn còn lưu lại với hậu thế trong dáng ngồi an nhiên, tự tại.

    Câu chuyện về hai vị thiền sư viên tịch ở thế tọa thiền và sau hơn 300 năm vẫn giữ nguyên được dáng vẻ nhục thân thanh khiết là câu chuyện vô cùng hiếm hoi trong đời sống Phật giáo trong nước và cả thế giới. Phật giáo các nước như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Tích Lan, Nhật Bản... cũng từng có câu chuyện để lại toàn thân xá lợi hay còn gọi là nhục thân Bồ Tát. Để lưu lại nhục thân là điều vô cùng hi hữu.

    Riêng ở Việt Nam có đến 4 nhục thân của thiền sư (sư tổ viên tịch trong tư thế ngồi tọa thiền sau hàng trăm năm vẫn giữ được hình hài nguyên vẹn) nằm tại 3 ngôi chùa nổi tiếng tại miền Bắc: Thiền sư Tự Đạo Chân (thế danh Vũ Khắc Minh); Thiền sư Tự Đạo Tâm (thế danh Vũ Khắc Trường) nằm ở chùa Đậu; Thiền sư Như Trí, chùa Tiêu; Thiền sư Chuyết Chuyết, chùa Phật Tích. Riêng chùa Đậu có đến 2 vị thiền sư.

    Người đời nay lưu truyền lại chùa Đậu có 2 vị thiền sư kế cận nhau, thay nhau trụ trì ở ngôi chùa cổ, các ngài tính đếm, biết là giờ lành đã tới bèn nói với đệ tử: “Ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm Phật, khi các con nghe không còn tiếng mõ hãy mở cửa vào sẽ thấy xác thân ta được giữ nguyên”. Quả nhiên, sau 100 ngày nhập định, các đệ tử của thiền sư không còn nghe thấy tiếng mõ bèn mở cửa bước vào, vị thiền sư đã ra đi tự lúc nào nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ như đang ngồi thiền. Hương thơm thoang thoảng tỏa khắp căn phòng.

    Sách cổ có ghi lại đây là lối thiền - tịnh song tu mà các đệ tử hậu bối bây giờ vẫn đang theo học các vị sư tổ. Năm 1983, hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã được khoa học khẳng định chứng minh chụp bằng X-quang, nhục thân của hai vị không có vết đục đẽo, không có hiện tượng hút ruột, hút não và các khớp xương dính chặt với nhau ở thể tự nhiên. Mỗi nhục thân cân nặng 7kg.

    Bác sĩ Trần Quốc Bình, nguyên Trưởng khoa E Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết: “Khoa học thế giới ngày nay đã khẳng định: muốn ướp xác phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện (phải có thuốc để bảo quản, phải hút ruột, hút não, phải để xác trong hòm kín”. Điều đặc biệt là với một người bình thường, để lưu xác cần phải có những điều kiện trên nhưng hai vị thiền sư chùa Đậu không cần đến những yếu tố tác động khoa học đó.

    Sau khi nhập định, trải qua vài chục năm, áo vải của hai vị thiền sư bị mục, rơi rụng lộ ra thiền sư chỉ còn da bọc xương. Các thiện tín đã mặc cho thiền sư một lớp áo vải bằng sơn ta, trải qua bao năm tháng nhưng người dân trong làng Gia Phúc từ nhiều đời qua vẫn thấy lớp áo ấy còn nguyên vẹn như ngày đầu. 

    Trải qua hơn 300 năm thăng trầm lịch sử, dù chiến tranh, thiên tai, toàn thân xá lợi của hai Ngài vẫn tồn tại với thời gian, là bảo vật quý của chùa Đậu. Hai vị thiền sư là tấm gương mẫu mực về đời sống tu hành toàn vẹn giới đức, nhiếp tâm thiền định, đạt được chứng ngộ vi diệu cao siêu. Khoa học tiến bộ ngày nay vẫn chưa thể giải thích hết được về sự nhiệm màu ấy.

    Cuộc sống hiện đại nhiều lo toan, chùa Đậu vẫn là nơi nương tựa tâm linh của biết bao Phật tử gần xa. Nụ cười an nhiên thanh tịnh của hai vị thiền sư hiện diện như lời nhắc với nhân sinh hãy tránh ác làm lành, về nương tựa với giáo lý từ bi của Đức Phật để tìm thấy hạnh phúc an lạc.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Đức Phật và 12 Nghiệp Phải trả trong kiếp cuối
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-03-16 15:26:28.0
    Dù Đức Phật đã là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài đã đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc (phiền não ngủ ngầm trong Tâm, tức là Ngài không còn có cái Khổ về TÂM, nhưng Ngài vẫn phải chịu Khổ của THÂN ngũ uẩn này" .
    Điều gì khiến cho người nữ được xinh đẹp, giàu sang, hay xấu xí, nghèo khổ...
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-02-13 15:28:25.0
    Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc đẹp, được ưa nhìn, tịnh tín, thành tựu với dung sắc thù thắng
    Ngày Vía Thần Tài và Câu Chuyện về Tôn Giả Thi Bà La (Sivali) Đệ Nhất Tài Lộc
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-01-30 09:14:53.0
    Trong dân gian có phong tục cúng Thần Tài vào ngày 10/01 âm lịch hằng năm để cầu tài lộc dồi dào bằng cách mua cá lóc nướng về cúng rồi ăn. Việc thờ cúng như vậy chỉ gieo thêm nghiệp sát sinh vào cuộc đời, vậy liệu rằng, việc làm đó có thực sự linh thiêng?
    Văn Cúng Tạ Mộ Cuối Năm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-01-14 20:44:21.0
    Thường bắt đầu từ ngày đưa ông Táo lên trời 23/12 âm lịch và kết thúc vào ngày 30 Tết Nguyên Đán (ngày cuối cùng của năm cũ) sẽ dọn dẹp mộ phần sạch sẽ và làm lễ tạ mộ cuối năm mời ông bà tổ tiên vào ăn tết và cảm tạ thần linh dung dưỡng phần mộ an lành.
    Đêm Giao Thừa Tụng Kinh Gì thì tốt ?
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-01-14 19:50:33.0
    Truyền Thống của Phật Giáo Đại Thừa ( Phật giáo Phát triển) thì thường cầu an nên hay tụng Kinh Phổ Môn, Kinh Dược Sư - Phật Giáo Nguyên Thủy thường tụng Kinh Châu Báu, Kinh Tam Bảo, Kinh Nhân Quả Nghiệp Báo Sai Biệt, Kinh Điềm Lành ...
    5 Niềm Tin Thiết thực giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện tại
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-11-17 15:03:52.0
    Trong Bát Chánh Đạo chúng ta không thấy có Chánh Tín, nhưng Chánh Tín (Niềm Tin) Quan trọng lắm. Tín là gốc của Đạo, là mẹ sanh ra muôn vàn công đức,
    Hồi Hướng Phước Cho Diêm Vương để hỗ trợ khi đọa Địa Ngục
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-11-03 10:21:43.0
    Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phần phước- thiện pháp-thí thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến,chư Thiên, các Diêm Vương, bạn hữu cùng tất cả chúng-sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư- thiên trong các cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong các cõi trời sắc-giới, .
    5 Pháp Bố Thí Của Bậc Chân Nhân
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-10-24 15:52:43.0
    Bố thí có cung kính, bố thí có suy nghĩ, bố thí tự tay mình, bố thí đồ không quăng bỏ, bố thí có nghĩ đến tương lai.
    11 Bài Kinh Hộ Trì Phật Giáo Nguyên Thủy- Ý Nghĩa và Lợi ích của việc tụng đọc
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-10-13 16:19:22.0
    Cái gì là điềm lành của nhân loại? Việc tranh cãi xôn xao từ cõi người cho đến cõi Phạm thiên, và không ai có thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng.
    Lịch Dâng Y Kathina 2022 Các Chùa trong Hệ Phái Theravāda - Phật Giáo Nguyên Thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2022-10-05 09:18:57.0
    Lịch Dâng Y Kathina 2022 Các Chùa trong Hệ Phái Theravāda - Phật Giáo Nguyên Thủy
    Chia sẻ