Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023

2023-05-23 11:20:38.0
Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.

MỤC LỤC

    I. Lễ Phật Đản 2023 & Những Sự Kiện Không Thể Bỏ Lỡ

    Ngày Lễ Phật Đản 2023 sẽ diễn ra vào Thứ 6, 02 tháng 06 năm 2023

    1.Lễ Phật Đản 2023 Ở Chùa Bái Đính - Ninh Bình

    Theo thông tin từ Fanpage của Chùa Bái Đính, Đại lễ Phật Đản PL.2567 – DL.2023 sẽ chính thức diễn ra tại chùa Bái Đính vào lúc 20h ngày 27/5/2023 (tức ngày 9/4 năm Quý Mão). Sự kiện đặc biệt này được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế chùa Bái Đính, tọa lạc tại Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

    Hội nghị mang đến một chuỗi các chương trình hấp dẫn. Đầu tiên là tái hiện cảnh rước Phật, tạo nên không gian trang trọng và thiêng liêng, thể hiện lòng thành kính và tôn trọng sâu sắc đối với Đức Phật.

    Thông điệp Phật Đản PL.2567 – DL.2023 do Đức Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam truyền tải, mang trong mình những lời dạy và thông điệp tâm linh sâu sắc từ Đức Phật. Đây là cơ hội để người tham dự tiếp nhận và lan tỏa những triết lý và tinh thần cao quý của Đức Phật.

    Nghi thức tắm Phật Đản sinh là một trong những nghi lễ trọng đại nhất của lễ hội. Đây là thời khắc đặc biệt để mọi người cùng hướng về tâm linh và cầu nguyện cho sự an lành và hạnh phúc cho toàn thế giới.

    Các tiết mục văn nghệ kính mừng Phật Đản cũng góp phần tạo nên không khí hân hoan và đầy màu sắc trong lễ hội. Những biểu diễn tài năng và sáng tạo sẽ mang đến cho khán giả những tràng cười, sự cảm nhận sâu sắc và truyền cảm hứng tâm linh.

    2. Lễ Phật Đản Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

    Một số địa điểm có nhiều hoạt động trong dịp lễ phật đản tại TPHCM lichvannien365 xin liệt kê xuống dưới đây

    • Thả Hoa Đăng Tại Chùa Diệu Pháp - Bình Thạnh
    • Quan Âm Tu Viện Hạ Thuỷ 7 Đóa Sen Trên Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
    • Hoạt Động Đón Lễ Phật Đản 2023 Ở Chùa Minh Đạo - Quận 3
    • Cúng bái tại Chùa Pháp Hoa - Quận 3

    3. Hoạt Động Mừng Lễ Vesak 2023 Tại Chùa Tam Chúc - Hà Nam

    Lễ Phật Đản PL.2567 - DL.2023, một dịp trọng đại trong tâm linh Phật giáo, sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị Quốc Tế chùa Tam Chúc vào ngày 02 tháng 06 năm 2023 (tức ngày 15 tháng 4 Âm lịch năm Quý Mão).

    4. Hoạt Động Đón Lễ Vesak Ở Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh

    Đại lễ Phật Đản 2023 tại Chùa Ba Vàng sẽ mang đến một loạt chương trình đặc sắc và ý nghĩa. Đêm văn nghệ kính mừng Phật Đản diễn ra vào tối mùng 2 tháng 4 năm Quý Mão (20.05.2023), còn mùng 3 tháng 4 năm Quý Mão (21.05.2023) sẽ có nhiều chương trình quan trọng như Truyền Bát quan trai giới, Đại lễ Phật Đản, Lễ Khánh thành Tòa Giảng đường trên núi lớn nhất thế giới, chương trình múa đồng diễn và diễu xe hoa kính mừng Phật Đản.

    Đại lễ Phật Đản Chùa Ba Vàng 2023 là một phần trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc. Lễ hướng tới cầu nguyện cho quốc thái dân an và thế giới thanh bình, mang đến sự an lạc cho chúng sinh.

    II. Nguồn gốc và ngày cử hành lễ Phật Đản

    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
     
    Nhưng, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm là ngày 15/4.
     
    Đến năm 1999, ngày lễ Phật đản 15/4 âm lịch đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Đây là một trong ba ngày lễ cấu thành Lễ Tam Hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

    Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

    Đức Phật Thích Ca xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 TCN (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni, nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

    Vì thế, lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

    Theo Phật Pháp Nam Tông và Phật Pháp Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.

    Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

    Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây.

    Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng Hindi. Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanmar gọi là Ka-sone-la-pyae(nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar).

    Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

    III. Ý nghĩa của Đại lễ Phật đản

    Trong ngày lễ Phật đản, các Phật tử thường vinh danh Tam bảo, gồm Phật, Pháp, Tăng, dưới các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

    Tại Việt Nam, ngày lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Đây là dịp để mỗi người con của Phật có cơ hội ôn lại lịch sử của Đức Bản sư để chiêm nghiệm, sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Ngài đã đi. Đó là con đường Bát Chính Đạo, con đường Giới – Định – Tuệ.

    Điểm trọng tâm của ngày lễ là nghi thức "tắm Phật",  là dịp để Phật tử nhìn lại tâm thức và tưởng nhớ đến những lời Phật dạy. Bên cạnh đó còn có nghi thức thả bóng bay và chim bồ câu cầu nguyện hòa bình.

    Với đông đảo Phật tử trên thế giới, đại lễ Vesak giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Nhiều quốc gia châu Á công nhận ngày lễ Phật đản là ngày nghỉ lễ chính thức như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia. Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.

    Vào ngày Phật đản, các Phật tử dâng cúng hương hoa, đến chùa nghe thuyết giảng, thành tâm khấn vái Tam bảo, Phật, Pháp, Tăng, ngoài ra còn thực hành ăn chay, từ bi hỉ xả, bố thí, làm việc thiện, tặng quà cho những người yếu thế. Nói chung mọi hành động đều hướng đến những điều thiện lương, để cuối cùng đem lại hạnh phúc và bình an trong tâm của mỗi người.

    Ở một số quốc gia như Sri Lanka, vào ngày Phật đản, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát".Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen rất long trọng.

    Trong khi đó tại Myanmar, hoạt động đáng chú ý nhất trong ngày lễ Phật đản là người dân với lòng thành kính, đặt những chậu nước tinh khiết trên đầu đội đến những tự viện tưới xuống cây bồ đề. Nghi thức này mang ý nghĩa cảm ơn giống cây đã che chở đức Thế Tôn trong những ngày thiền định trước khi chứng đạo và ước nguyện năng lực giải thoát luôn trưởng dưỡng trong họ.

    Còn ở Việt Nam, vào ngày này, hàng nghìn Phật tử đổ về các ngôi chùa lớn để cầu bình an và may mắn. Đây cũng là thời gian mà mỗi người con Phật có cơ hội ôn lại lịch sử của Đức Bản sư để chiêm nghiệm, để sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Ngài đã đi. Đó là con đường Bát Chính Đạo, con đường Giới – Định – Tuệ. Trọng tâm của ngày lễ là nghi thức "tắm Phật", cũng là dịp để Phật tử nhìn lại tâm thức và tưởng nhớ đến những lời Phật dạy. Ngoài ra còn có nghi thức thả bóng bay và chim bồ câu cầu nguyện hòa bình.

    xem thêm: Lá Số Tử Vi - Tử Vi Trọn Đời

    Ngày 28/10/1999, đại biểu các nước của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc dự thảo nghị quyết công nhận Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh thành đạo và nhập niết bàn.

    Đến ngày 12/11/1999, Đại hội đồng Liên Hơp Quốc thông qua Nghị quyết công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.

    Trong Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc viết: "Lời dạy của đức Phật, và thông điệp về từ bi, hòa bình và thiện tâm của Ngài đã chuyển hóa hàng triệu người... Thừa nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của người Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật".

    Từ năm 2000 đến nay, những hoạt động kỷ niệm ngày đại lễ Vesak đều được tổ chức long trọng tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có vinh dự đăng cai Đại lễ LHQ Vesak vào các năm 2008, 2014 và năm 2019.

     

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ