Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật

2023-05-19 09:54:43.0
Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,

MỤC LỤC

    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ, với kẻ ăn người ở trong nhà v.v…Bổn phận của người cư sĩ Phật tử được mô tả trong một loạt những liên hệ, để cho dễ nhớ mỗi bổn phận đại khái gồm năm phần: 

    1. Con đối với cha mẹ, có bổn phận:
    - Phải phụng dưỡng và cung cấp đầy đủ vật dụng cho cha mẹ.
    - Làm công việc thay thế cha mẹ.
    - Có một tác phong đạo đức thích nghi để giữ tròn danh giá cho gia tộc.
    - Tỏ ra xứng đáng thọ hưởng di sản của ông cha.
    - Ðể bát cúng dường Tam Bảo và hồi hướng phước báu cho những người đã quá vãng trong gia tộc.
    2. Cha mẹ, được con săn sóc và giúp đỡ như vậy, phải biết thương con và có bổn phận:
    - Khuyên lơn và ngăn cản, không để con làm điều tội lỗi, tạo nghiệp bất thiện.
    - Nhắc nhở và dẫn dắt con luôn luôn đi trên đường thiện.
    - Giúp con hành nghề sanh sống chân chánh.
    - Khi con lớn khôn, dựng vợ gả chồng một cách xứng đáng
    - Ðúng lúc chia lại cho con phần di sản của mình.
    3. Học trò đối với thầy có bổn phận:
    - Luôn luôn tỏ lòng cung kính.
    - Trông nom hầu cận và chăm sóc thầy.
    - Chăm chỉ nghe lời thầy dạy.
    - Khi thầy cần đến, hết lòng giúp đỡ,
    - Kính cẩn thọ nhận lời thầy dạy bảo.
    4. Thầy, được trò tôn kính và đối đãi như thế, phải biết thương trò và có bổn phận:
    - Rèn luyện trò biết tôn trọng kỷ luật.
    - Cố gắng làm cho trò lãnh hội dễ dàng lời dạy.
    - Dạy những môn kỹ thuật và khoa học thích hợp.
    - Tiến dẫn trò vào giới thân cận của mình để trò giao thiệp với bạn bè thân thuộc mình, 
    - Ðào tạo trò cho ra người hoàn hảo trên mọi phương diện.
    5. Chồng đối với vợ, có bổn phận:
    - Luôn luôn nhã nhặn, thanh tao.
    - Không khi nào tỏ ý khinh rẻ.
    - Luôn luôn trung thành với vợ.
    - Giao quyền hành cho vợ,
    - Mua sắm cho vợ các đồ trang sức.
    6. Vợ, được chồng đối đãi như vậy, phải biết thương chồng và có bổn phận:
    - Làm tròn phận sự trong nhà,
    - Vui vẻ, tử tế với thân bằng quyến thuộc.
    - Luôn luôn trung thành với chồng.
    - Thận trọng gìn giữ và chăm sóc của cải trong nhà
    - Luôn luôn siêng năng, không tháo trút công việc.
    7. Một thiện hữu đối với bạn bè thân thuộc, có bổn phận:
    - Quảng đại, khoan hồng.
    - Nói năng nhã nhặn, thanh tao.
    - Sẵn sàng làm những việc tốt đẹp cho bạn.
    - Có tinh thần bình đẳng
    - Luôn luôn thành thật.
    8. Người bạn, được đối xử như vậy có bổn phận:
    - Bảo vệ bạn trong lúc bạn khinh suất.
    - Bảo vệ tài sản của bạn khi bạn không thận trọng.
    - Làm chỗ nương tựa cho bạn khi có việc lo sợ.
    - Không nên bỏ bạn lẻ loi trong cơn nguy biến.
    9. Ðối với gia đình bạn, luôn luôn nhã nhặn.
    - Ðối với kẻ ăn người ở, chủ nhà có bổn phận:
    - Không nên giao phó công việc làm quá sức.
    - Thù lao và nuôi cơm nước đầy đủ.
    - Khi đau ốm, tận tình chăm sóc.
    - Chia sớt những món ngon vật lạ.
    - Không bắt làm quá giờ.
    10. Người làm công, được chủ đối đãi tử tế như vậy, phải biết thương chủ và có bổn phận:
    - Thức dậy trước chủ.
    - Ði ngủ sau chủ.
    - Chỉ lấy hoặc dùng những vật chi mà chủ đã cho.
    - Thực hành nhiệm vụ một cách viên mãn.
    - Truyền bá rộng rãi danh thơm tiếng tốt của chủ.
    11. Người cao quý phải đối xử với hàng tu sĩ và Bà La Môn như sau:
    - Có những hành động từ ái.
    - Có những lời nói từ ái,
    - Có những tư tưởng từ ái.
    - Cửa nhà luôn luôn mở rộng để tiếp đón
    - Sẵn sàng dâng cúng những vật dụng cần thiết.
    12. Hàng tu sĩ và Bà La Môn, được người cao quý đối xử như vậy, phải biết thương và có bổn phận:
    - Khuyên can không để tín đồ rơi vào con đường bất thiện.
    - Nhắc nhở và dẫn dắt đi trên đường thiện.
    - Hết lòng thương mến.
    - Thuyết giảng những Pháp mà người ấy chưa từng nghe, làm sáng tỏ những Pháp đã thuyết rồi,
    - Vạch cho thấy con đường dẫn đến cảnh giới an vui hạnh phúc.

     

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Tags:
    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ