Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa

2023-05-26 15:01:14.0
Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.

MỤC LỤC

    Bài văn khấn đền phủ là loại văn khấn được sử dụng thông dụng nhất tại các đền, phủ và thờ điện. Vậy văn khấn này sẽ dùng như thế nào là chuẩn nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về nhiều những thông tin bổ ích đấy.

    Đôi nét các khái niệm về đền và phủ

    Giống như các bạn đã biết thì lễ hội là một truyền thống tín ngưỡng đã có từ rất lâu đời và nó được truyền đi truyền lại qua nhiều thế hệ khác nhau. Thời gian tổ chức và quy mô của lễ hội đều phủ thường là khác nhau và nó tùy thuộc vào vùng miền hay nét đặc trưng của tập quán.

    Hằng năm sẽ vào ngày cố định nào đó thì người dân tổ chức các dịp lễ cho con cháu có cơ hội trở về quây quần tụ họp cùng gia đình. Mục đích của việc này là để tạ ơn các vị thần, cũng như thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn.

    • Đền sẽ được hiểu là một công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng những nhân vật trong lịch sử. Những người này được tôn sùng và thờ cúng vì đã có công với đất nước. Tại Việt Nam thì những đền thờ này sẽ thường ghi nhớ công đức của những vị anh hùng.
    • Phủ là đặc trưng của một tín ngưỡng theo người bản địa hoặc là nơi thờ tự Thánh Mẫu. Phủ thường được mọi người thờ phụng và tôn kính và xem nó giống như trung tâm của toàn khu vực rộng lớn, thu hút nhiều tín đồ trở về hành hương. 
    • Văn khấn đền phủ: là loại văn khấn có nội dung đầy đủ và rất dài khiến nhiều người thấy khó nhớ. Vì vậy một số người sử dụng điện thoại thông minh để xem trực tiếp văn khấn này. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích cho lắm, bởi nó sẽ xảy ra nhiều rủi ro không đáng có.

    Văn khấn đền phủ

    Khái quát chung cho các bài văn khấn đền phủ

    Những bài văn khấn đền phủ thường được sử dụng để đọc trước bàn thờ và nó được in hẳn ra một tờ giấy để tiến dâng lên như sớ văn. Thông thường thì các văn bản này sẽ được viết dưới dạng thơ lục bát, hay song thất lục bát, thể đồng dao hoặc là sử dụng kết hợp với nhiều thành ngữ và tục ngữ.

    Lời văn trong văn khấn đền phủ sẽ có giọng điệu trau chuốt, kính cẩn. Ngoài ra thì các bản văn khấn thường được viết theo kiểu khấn nôm gần gũi và nó có vấn điện cho nên bạn sẽ thấy khá dễ hiểu và dễ đọc. Thêm vào đó thì những văn bản này là hán tự nên mang sắc thái của sự trang nghiêm và đĩnh đạc hơn rất nhiều. Song các loại văn khấn đền phủ là bài có nội dung như sau:

    • Khấn danh hiệu các chư vị phật và thánh.
    • Khấn thêm ngày tháng địa chỉ nơi cư ngụ, tên tuổi… của hương chủ và gia quyến.
    • Khấn theo kiểu sám hối các lỗi lầm và cầu nguyện những mong ước.

    Khái quát chung cho các bài văn khấn đền phủ

    Văn khấn đền phủ thông dụng nhất

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, chư Phật mười phương, mười phương chư Phật.

    Con tấu lạy Vua Cha bách bái, Tam vị Quốc Vương Mẫu ngàn trùng.

    Tam phủ Công đồng, Tứ phủ vạn linh.

    Con tấu lạy Đức Trần triều thượng đẳng cao xa, nhị vị Vương Bà bách bái (nếu đền, phủ có cung/ban thờ Trần triều).

    Con tấu lạy Ngũ vị Tôn Ông, công đồng Quan lớn, hội đồng các quan.

    Con tấu lạy Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Ông Hoàng, Tứ phủ Tiên Cô, hội đồng Thánh Cậu, Năm dinh Quan lớn, Mười dinh các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể*.

    Con tấu lạy quan cai đầu đồng, chầu thủ bản mệnh, đương niên hành khiển Thái Tuế Chí Đức tôn thần, Đương Cảnh Thành hoàng liệt vị đại vương tôn thần.

    Con lạy Cô Bé, Cậu Bé thủ đến thủ phủ.

    Hôm nay ngày… tháng… năm… (âm lịch).

    Tín chủ con là… (có thể khấn kèm tên các thành viên khác trong gia đình).

    Ngụ tại…

    Nhất thiết chí thành đem miệng về tâu đem đầu bái yết… (tên nơi đền phủ đang hành lễ).

    Thành tâm tu thiết Nhang – Đăng – Quả – Phẩm – Kim ngân, lễ bạc lòng thành, cúi xin chư vị giáng lâm giáng lai, giáng đài giáng điện, bảo hộ phù trì quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

    Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu, nhất tội nhất xá, Vạn tội vạn xá, phù hộ độ trì cho nội gia ngoại viên chúng con: già được mạnh khỏe, trẻ được bình an, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

    Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, cầu vô sự đắc vô sự, câu công danh đắc công danh, cầu hạnh phúc thành hạnh phúc.

    Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

    Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

    Tham gia các lễ hội đền phủ thì cần phải chuẩn bị những gì?

    Mỗi nghi thức khấn đền phủ đều có quy mô khác nhau và nó được sắp xếp từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt, mỗi lễ vật được dâng lên cũng sẽ khác nhau và nó còn phụ thuộc nhiều vào quan niệm của những người tham gia. Song, người tham gia lễ chùa nên tìm hiểu trước về phong tục của các lễ hội này.

    • Cúng chay: bạn sẽ cần phải chuẩn bị hoa, trà và trái cây để đặt lên bàn thờ tổ phật. Đặc biệt khi dâng lên cho thánh mẫu thì nên sử dụng những loại hàng mã như tiền và vàng.
    • Cúng mặn là một trong những lễ vật mà bạn phải đặt bàn ngũ vị quan bao gồm có heo quay, vịt luộc hoặc là giò chả đã nấu chín từ trước. Ví dụ như khi đi tới lễ cúng đền Hùng thì phần lễ chay sẽ bao gồm có bánh chưng, bánh dày và mỗi loại sẽ có khoảng 18 chiếc. Lễ mặn thì sẽ có thịt dê, thịt bò và những thứ này gia chủ sẽ tự chuẩn bị ở nhà trước. 

    Tham gia các lễ hội đền phủ thì cần phải chuẩn bị những gì?

    Trình tự dâng lễ đền phủ cho gia chủ

    Thứ tự của nghi thức dâng lễ sẽ được trải qua nhiều giai đoạn và người tham gia cần phải thực sự hiểu và nắm rõ những thứ tự này.

    Trình tự dâng lễ đền phủ mà gia chủ cần phải biết

    Lễ trình báo thần linh

    Đây là một trong những khái niệm được hiểu là việc làm lễ báo cáo với thần linh thổ địa của nơi bạn sẽ định thờ cúng. Như trước đây thì điều này được xem như là sự xin phép trước khi thực hiện nghi lễ tại đền phủ. Sau cùng thì người ta sẽ bài trí và sắp xếp lại các lễ vật một lần nữa để có thể phù hợp với quy chuẩn của đền chùa.

    Việc đặt lễ lên bàn thờ cúng cũng phải được thực hiện bằng hai tay và đặt ở ban chính trong cùng tính từ ngoài vào trong. Khi đã đặt lễ xong thì bạn mới bắt đầu thắp hương.

    Trình tự thắp hương tại đền phủ

    Nó cũng giống như quy tắc trong việc làm lễ trình. Người tham gia tiến hành thắp hương từ trong ra ngoài và từ bàn thờ chính được đặt ở gian giữa đến bàn thờ dọc hai bên. Số lượng nén nhang dùng để thắp hương nên chọn phải là số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Bởi số lẻ thường sẽ tượng trưng cho số dương và sự may mắn. Song, đa số mọi người sẽ thường thắp khoảng 3 nén nhang.

    Sau khi đã châm lửa và dùng hai tay để kẹp nén hương lại thì bạn đưa lên trán để vái khấn 3 lần, sau đó là cắm lên bàn thờ. Tờ sớ hoặc văn khấn đền phủ sẽ được đặt lên cùng một chiếc đĩa nhỏ, vậy nên người tham gia cũng cần cầm nó lên để ngang chân mày và vái 3 lần.

    Hướng dẫn đọc văn khấn

    Bạn cần đọc nội dung của văn khấn và sớ trình ngay tại các ban trước khi chuẩn bị thắp hương. Sau khi đã thấy hóa vàng cần hóa văn khấn thì nên sớ trước. Cuối cùng khi đã kết thúc hết tất cả mọi nghi thức thì bạn có thể viếng thăm nơi thờ tự những vị anh hùng hoặc thánh nhân.

    Cần lưu ý những gì khi dâng lễ đền phủ

    Thật ra thì không phải ngẫu nhiên mà văn khấn đền phủ lại trở thành một chủ đề hot được nhiều người quan tâm. Nếu như gia chủ muốn hiểu hơn về những vấn đề này thì có thể chú ý những điều như sau:

    • Đền thờ là những nơi linh thiêng và trang nghiêm, vì vậy khi tham gia lễ hội và đến những nơi như này thì du khách nên ăn mặc lịch sự để tránh những trường hợp bị dị nghi do ăn mặc phản cảm, quần áo hở hang hay là váy ngắn.
    • Trước khi tham gia lễ đền thì bạn phải xem thử lễ vật cần chuẩn bị là gì khi tham gia đền phủ. Đôi khi đến những nơi này có thể là vì quá gấp gáp và trễ thời gian mà nhiều du khách gặp phải những người bán lễ vật như vàng, hương, hoa quả với giá rất cao.
    • Văn khấn đền phủ và những lễ  vật chuẩn bị dâng hương sẽ phải đầy đủ và chỉnh tề để bày tỏ lòng thành tâm và cầu xin được gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống.

    Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết và đầy đủ về văn khấn đền phủ. Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn hiểu thêm về những nét đặc trưng trong văn hóa tinh thần cũng như cách giữ gìn và phát huy những truyền thống này.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Tags:
    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Tổng hợp các vị Phật trong chùa có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-12 07:00:00.0
    Bạn biết được bao nhiêu tên vị phật trong chùa? Ai là vị phật đầu tiên? Liệu có bao nhiêu vị phật và bồ tát? Cách nhận biết các vị phật trong chùa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay.
    Chia sẻ