Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm

2023-06-09 11:35:00.0
"Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."

MỤC LỤC

    Trong Cuốn Nghiệp và Quả của Nghiệp của ngài tỳ khưu Hộ Pháp nói về Nghiệp Tà Dâm như thế nào

    Xem thêm bài viết về Tội Sát Sanh

    1. Định nghĩa về TÀ DÂM

    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."

    Nếu người đàn ông với người đàn bà là vợ là chồng của nhau, đúng theo phong tục tập quán, được hai bên cha mẹ, bà con dòng họ công nhận, được chính quyền chấp thuận đúng theo luật pháp hiện hành, được mọi người đều công nhận, … thì sự quan hệ tình dục giữa vợ chồng của nhau không gọi là tà-dâm, bởi vì đó là việc bình thường của những người tại-gia, cũng không bị ai chê trách.

    2. Chi-pháp của ác-nghiệp tà-dâm

    Để biết có tạo ác-nghiệp tà-dâm hay không, cần phải căn cứ vào 4 chi-pháp của ác-nghiệp tà-dâm:

    1-  Agamaniyavatthu: Đối tượng là người nữ không được phép quan hệ tình dục.

    2- Tasmiṃ sevanacittaṃ: Tham-tâm muốn quan hệ tình dục.

    3-  Payogo: Cố gắng quan hệ tình dục.

    4- Maggenamaggapaṭipatti  addhivāsaṃ:  Tâm  thỏa thích trong sự tiếp xúc giữa hai bộ phận sinh dục của người nam với người nữ.

    Nếu người nào hội đủ 4 chi-pháp của ác-nghiệp tà- dâm này, thì người ấy đã tạo ác-nghiệp tà-dâm hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 4 chi-pháp này, thì người ấy tạo ác-nghiệp tà-dâm không hội đủ chi-pháp.

    3. Cách cho Quả của 2 loại ác-nghiệp tà-dâm này có sự khác biệt:

    –   Nếu tạo ác-nghiệp tà-dâm hội đủ  4  chi-pháp này thì ác-nghiệp tà-dâm ấy có nhiều năng lực, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

    –   Nếu tạo ác-nghiệp tà-dâm không hội đủ 4 chi-pháp này thì ác-nghiệp tà-dâm ấy có ít năng lực, không có cơ hội  cho  quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisadhi- kāla), mà có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái- sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

    Giảng giải về chi-pháp của ác-nghiệp tà-dâm

    Đối tượng có 20 hạng người nữ mà người nam không được phép quan hệ tình dục là:

    1- Con gái có mẹ trông nom (cha chết hay ở xa).

    2- Con gái có cha trông nom (mẹ chết hay ở xa).

    3- Con gái có mẹ cha trông nom.

    4- Con gái có chị hoặc em gái trông nom.

    5- Con gái có anh hoặc em trai trông nom.

    6- Con gái có bà con trông nom.

    7- Con gái có dòng họ trông nom (nếu con gái sống ở ngoại quốc, thì có người cùng nòi giống trông nom).

    8- Con gái hành phạm hạnh có thầy, bạn trông nom.

    9- Con gái đã được Đức-vua hoặc người có quyền thế đến mai mối rồi.

    10- Con gái đã nhận lễ hứa hôn của đằng nhà trai.

    11- Con gái đã được người đàn ông chuộc về làm vợ.

    12- Con gái đã ưng thuận đi theo người mình yêu, để làm vợ.

    13- Con gái đã ưng thuận làm vợ của một người đàn ông với hy vọng có được của cải.

    14- Con gái đã ưng thuận làm vợ của một người đàn ông với hy vọng có được đồ trang sức.

    15-  Con gái đã làm lễ thành hôn với một người đàn ông đúng theo phong tục tập quán.

    16- Con gái nghèo buôn bán, đã được một người đàn ông thương yêu, rồi đem về nuôi, để làm vợ.

    17-   Con gái là tù nhân đã được người đàn ông lấy làm vợ.

    18-   Con gái làm trong công sở đã được người chủ sở lấy làm vợ.

    19-   Con gái tôi tớ trong nhà đã được người chủ nhà lấy làm vợ.

    20-   Con gái chịu làm vợ trong thời gian ngắn (như các cô kỹ-nữ).

    Trong 20 hạng con gái ấy, có 8 hạng con gái phần đầu kể từ “con gái có mẹ trông nom” cho đến “con gái là người hành phạm-hạnh” tuy có người thân trông nom bảo vệ, nhưng người thân này không phải là chủ cuộc đời của họ. 8 hạng con gái này là người chưa có chồng, chưa có người đàn ông nào làm chủ cuộc đời của họ.

    Do đó, nếu 8 hạng con gái này tự ý lén lút  yêu thương một người con trai còn độc thân, và hai người này đã có quan hệ tình dục với nhau.

    * Nếu xét về nghiệp, thì người con gái ấy tạo ác- nghiệp tà-dâm không hội đủ 4 chi-pháp, chỉ có người con trai tạo ác-nghiệp tà-dâm mà thôi vì hội đủ 4 chi-pháp, bởi vì người con trai ấy đã xúc phạm đến hạng người con gái mà người thân của cô ấy chưa cho phép, không hợp với thuần phong mỹ tục, nên bị bậc thiện-trí chê trách.

    Tuy người con gái không tạo ác-nghiệp tà-dâm vì không hội đủ 4 chi-pháp, nhưng đó là một hành vi xấu  xa không đúng theo thuần phong mỹ tục của xứ sở của chúng ta, nên cha mẹ, bà con dòng họ bị mang tiếng  xấu, nên người con gái bị mọi người chê trách. Cho nên, người con gái cảm thấy hổ thẹn, hối hận về hành vi xấu xa của mình, làm cho tâm bị ô nhiễm bởi phiền-não, thuộc về ý-ác-nghiệp.

    Sau khi người con gái chết, nếu ác-nghiệp có cơ hội thì  cho  quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhi- kāla) trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

    Còn lại 12 hạng con gái, kể từ hạng con gái thứ 9  cho đến hạng con gái thứ 20 là người con gái đã có chồng, đã có người đàn ông làm chủ cuộc đời của họ (cô kỹ-nữ ưng thuận làm vợ của một người đàn ông trong thời gian ngắn, cô vẫn được xem như đã có chồng).

    Trong 12 hạng con gái này, nếu người con gái nào tự ý ngoại tình và có quan hệ tình dục với một người đàn ông nào khác (không phải là chồng của mình), thì người con gái ấy đã phạm điều-giới tà-dâm tạo ác-nghiệp tà- dâm hội đủ 4 chi-pháp. Và người đàn ông có quan hệ tình dục với 12 hạng người con gái này cũng phạm điều- giới tà-dâm tạo ác-nghiệp tà-dâm hội đủ 4 chi-pháp.

    Như vậy, người con trai không được phép quan hệ tình dục với 20 hạng con gái này. Nếu người con trai nào có quan hệ tình dục với 1 trong 20 hạng người con gái này, thì người con trai ấy tạo ác-nghiệp tà-dâm.

    Và người đàn ông nào đã có vợ (dù là vợ chưa cưới), người vợ ấy đã là chủ cuộc đời của ông, nếu người đàn ông ấy tự ý ngoại tình và có quan hệ tình dục với một người đàn bà nào khác (không phải là vợ của mình), thì người đàn ông ấy tạo ác-nghiệp tà-dâm.

    Sự cố gắng hành dâm

    Sự cố gắng tà-dâm là hành vi của thân-môn, không phải lời nói từ khẩu-môn. Do đó, người tạo ác-nghiệp tà- dâm chính tự thân mình, không phải sai khiến người khác. Cho nên ác-nghiệp tà-dâm chỉ được tạo do chính tự mình mà thôi, không do người khác. Còn ác-nghiệp sát-sinh, ác-nghiệp trộm-cắp, v.v… được tạo do chính mình và do sai khiến người khác.

    Ác-nghiệp tà-dâm nặng hoặc nhẹ

    –   Người nào tạo ác-nghiệp tà-dâm với người có giới-đức, thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng.

    –   Người nào tạo ác-nghiệp tà-dâm với người không  có giới-đức, thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.

    –    Người nào tạo ác-nghiệp tà-dâm bằng cách hiếp- dâm, dù với người không có giới, thì người ấy vẫn tạo ác-nghiệp nặng.

    –   Người nào tạo ác-nghiệp tà-dâm giữa hai bên nam nữ cùng thỏa thuận với nhau, thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.

    –  Người nào tạo ác-nghiệp tà-dâm với bậc Thánh-nhân thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng hơn tạo ác-nghiệp tà-dâm với hạng phàm-nhân.

    –    Người nào tạo ác-nghiệp tà-dâm với bậc Thánh- nhân càng cao, thì người ấy tạo ác-nghiệp càng nặng.

    –   Người nào hiếp-dâm bậc Thánh nữ A-ra-hán, thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng nhất.

    Như trường hợp tên Nanda hiếp-dâm Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā, là bậc Thánh A-ra-hán. Tên Nanda đã phạm ác-nghiệp trọng-tội nặng làm cho mặt đất nứt nẻ ra, hút y vào sâu trong lòng đất.

    Sau khi tên Nanda chết, ác-nghiệp trọng-tội ấy cho quả tái-sinh vào cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài trải qua nhiều đại-kiếp trái đất.

    Vấn đề liên quan đến tà-dâm

    Người đàn bà nào đã có chồng, nghĩa là người đàn bà đã có người đàn ông làm chủ và cũng đã chấp thuận làm vợ của người đàn ông ấy rồi. Như vậy, người đàn bà ấy đã có chủ, bà ấy cần phải giữ gìn một lòng chung thuỷ với người chồng của bà mà thôi.

    Nếu người đàn bà ấy ngoại tình với người đàn ông nào khác, có quan hệ tình dục với người đàn ông khác thì người đàn bà ấy đã phạm điều-giới tà-dâm, tạo ác- nghiệp tà-dâm.

    Cũng tương tự như vậy, người đàn ông nào đã có vợ, nghĩa là người đàn ông đã có người đàn bà làm chủ và cũng đã chấp thuận làm chồng của người đàn bà ấy rồi. Nếu người đàn ông ấy ngoại tình và người đàn bà khác, có quan hệ tình dục với người đàn bà khác, thì người đàn ông ấy đã tạo ác-nghiệp tà-dâm.

    4. Quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm

    Nếu người nào đã tạo ác-nghiệp tà-dâm với vợ, chồng, con người khác, thì sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp tà-dâm ấy trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng tâm) có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái- sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì  có  suy-xét-tâm  đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới.

    Sau khi thoát ra khỏi cõi ác-giới, * trường-hợp nếu có đại-thiện-nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

    * Và trường hợp, người nào tạo ác-nghiệp tà-dâm nhẹ. Sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp tà-dâm ấy không có cơ hội cho quả thì đại-thiện-nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  đại-quả-tâm  gọi  là  tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

    Cả 2 trường-hợp này, người ấy còn phải chịu 11 quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong quá-khứ là:

    Kiếp hiện-tại của người ấy:

    1- Là người có nhiều người oan trái.

    2- Là người có nhiều người thù ghét.

    3- Là người nghèo khổ, thiếu thốn.

    4- Là người ngủ không được an-lạc.

    5- Là người thức không được an-lạc.

    6-   Là người khó tránh khỏi 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).

    7-  Là người ái nam, ái nữ (không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà).

    8-  Là người có tính hay nóng giận.

    9-   Là người sinh vào dòng họ thấp hèn, hạng người thấp hèn.

    10-   Là người có tính không minh bạch, hay che giấu tội lỗi.

    11-  Là người có thân hình tật nguyền, xấu xí.

    12-  Là người có sắc diện mặt mày sầu não, khổ tâm.

    13- Là người bị mọi người coi thường khinh bỉ, không tin tưởng.

    14-  Là người khuyết tật: đui mù, câm điếc, …

    15- Sinh làm người đàn bà (tiền-kiếp là người đàn ông).

    16- Là người có nhiều chứng bệnh đáng ghê sợ.

    17-  Là người không biết đủ, sống khổ cực.

    18-  Là người sống nơi nào cũng không được an-lạc.

    19- Là người thường gặp tai hoạ, hay oan trái với nhiều người.

    20- Là người sống xa người thân yêu, hay bị ruồng bỏ.

    Đó là 20 quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong thời quá-khứ.

    Tóm lại, thân ác-nghiệp là ác-nghiệp phần nhiều được tạo bằng thân-môn hành động, còn gọi là thân hành-ác, có 3 loại ác-nghiệp:

    –  Ác-nghiệp sát-sinh.

    –  Ác-nghiệp trộm-cắp.

    –  Ác-nghiệp tà-dâm.

    Ác-nghiệp sát-sinh và ác-nghiệp trộm-cắp không chỉ được tạo phần nhiều bằng thân-môn hành động, mà còn có thể được tạo bởi khẩu-môn sai khiến, ra lệnh, truyền lệnh người khác sát-sinh, trộm-cắp theo lời nói của người ấy.

    Như vậy, tuy ác-nghiệp sát-sinh và ác-nghiệp trộm- cắp cũng được tạo bằng khẩu, nhưng không thuộc về khẩu ác-nghiệp mà thuộc về thân ác-nghiệp là vì 2 ác- nghiệp này phần nhiều được tạo bằng thân-môn hơn là bằng khẩu-môn.

    Ác-nghiệp tà-dâm chỉ được tạo bằng thân-môn do tự mình hành động mà thôi. Ác-nghiệp tà-dâm này không phải tạo bằng khẩu-môn sai khiến người khác.

    5. Xem đầy đủ toàn bộ nội dung của NGŨ GIỚI trong cuốn sách Ngũ Giới là thường giới của Ngài Hộ Pháp

    Link Tải sách Ebook Ngũ Giới là thường giới của Ngài Tỳ Khưu Hộ Pháp

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ