Chú Đại Bi là thần chú do Quán Thế Âm Bồ Tát nói tại pháp hội của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chú Đại Bi có thể tẩy trừ phiền não và nghiệp chướng của chúng sanh.
Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm, gọi tắt là Chú Đại Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.
Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.
Chú Đại Bi có ý nghĩa gì?
Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.
Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?
Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?
Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!
Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.
Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh.Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.
Thần chú Lăng Nghiêm được xem là vua trong các chú. Chú Lăng Nghiêm được tin tưởng rằng có công năng và diệu dụng không thể nghĩ bàn.
Hai chữ Lăng Nghiêm có ý nghĩa gì?
Hai chữ Lăng nghiêm, tiếng Phạn là Suramgama, nói đủ là “Thủ Lăng Nghiêm”, Trung Hoa dịch là “Đại Định Kiên cố”. Nghĩa là cái bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật. Vì thể của nó rộng lớn không có giới hạn ngằn mé, bao la trùm khắp cả pháp giới, nên gọi là “Đại”.
Tâm thể này xưa nay vốn là thanh tịnh, không có tán loạn, thường hằng vắng lặng, không lay động dời đổi, nên gọi là “Định”. Vì tính chất của nó không dời đổi, thấu xưa suốt nay, thường hằng bất động, ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm, hằng hữu bất hoại, nên gọi là “Kiên cố”. Đại khái, đó là nghĩa của ba chữ “Thủ Lăng Nghiêm”, tức là “Đại Định Kiên Cố”.
Điều này mới nghe qua có vẽ như đùa nhưng mà thực tế cũng có khá nhiều bạn trẻ lại đi mất thời gian vào việc hành trì Đại Bi để mong cầu cho mình và anh A, chị B nào đó sau này sẽ có nhân duyên. Cái này việc này rất phản Nhân Quả. Duyên Nợ vợ chồng nó phải có ân hoặc oán nào đó mới gặp nhau và đến với nhau. Còn 2 người vốn dĩ là không có nhân duyên tiền kiếp mà đi hành trì mật chú để mong cầu cho 2 bên sánh duyên thì làm sao thực hiện được? Và thực tế là nhiều người hành trì mật chú để cầu duyên đều bị thất bại từ vòng gửi xe liền. Nên việc tình cảm trai gái mình nên sống bằng lí trí nhiều hơn cảm xúc 1 chút. Tình cảm trai gái nên để Tùy Duyên thì nó sẽ tốt hơn là cưỡng cầu.
Nói như thế không có nghĩa là mật chú không có tác dụng gì trong tình duyên. Trừ khi 2 bên đã xác định cưới nhau và chắc chắn đến với nhau hoặc đã thành vợ chồng rồi và nhận ra 2 bên hay khắc khẩu nhau quá, hoặc bạn đời mình làm khổ mình hoài thì trong điều kiện này mật chú Đại Bi, Lăng Nghiêm sẽ phát huy cao hơn. Ai trì Lăng Nghiêm thì mổi ngày trì 1 biến hoặc nhiều hơn thì càng tốt và dành ra 20-30 phút để niệm hồng danh Nam Mô Giả Đô Ra, là tên của hộ pháp hóa giải oan gia trái chủ xung khắc cho 2 vợ chồng. thì kiên trì lâu ngày tự nhiên 2 vợ chồng hòa thuận, đầm ấm và người bạn đời mình không còn làm khổ mình nửa. Chú Lăng Nghiêm ít ai hành trì chứ nếu ai thuộc lòng nên sám hối giải nghiệp bằng chú Lăng Nghiêm sẽ thấy linh ứng nhanh hơn Đại Bi. Rồi ai mà hổng trì Lăng Nghiêm thì trì Đại Bi để sám hối hóa giải xung khắc giửa 2 vợ chồng cũng hiệu quả, thời gian thì nó lâu hơn 1 chút so với Lăng nghiêm thôi.
Thấy vậy chứ đời sống vợ chồng nó ảnh hưởng lớn để việc tu tập lắm. Vợ chồng mà cứ cải nhau hoặc làm khổ nhau, rồi phiền nảo suốt ngày thì tâm trí đâu mà tụng kinh, niệm Phật. nên đời sống vợ chồng mà hòa thuận thì việc tu tập nó cũng suôn sẽ hơn.
Việc hành trì Đại BI, Lăng Nghiêm để cầu tài lộc, trúng số là có thật nhưng mà hệ quả của nó cũng tai hại lắm.
Hồi xưa, mình có thói quen đi làm về là ghé 1 ngôi chùa ở quận 4,Thành phố HCM để trì chú,tụng kinh. Có anh chàng thường đến chùa này tu tập bị nợ người ta 1 tỷ, bị chủ nợ họ đòi ráo riết. Và anh ta phát nguyện trì chú Đại Bi để xin Bồ Tát gia hộ trúng 1 tờ vé số để trả nợ. Và suốt 1 tháng đó, anh ta hành trì miên mật và kết quả là được Bồ Tát cảm ứng cho trúng 1 tờ độc đắc để trả nợ. Việc hành trì Đại Bi để cầu tài lộc là có thật.
Và có 1 anh chàng nọ mổi ngày hành trì Đại Bi 108 biến trong 3 năm để cầu tài, và 3 năm sau, anh ta có 1 số tiền lớn rồi từ đó phát triển làm ăn thêm và càng ngày càng nợ nần cả 100 tỷ.
Mình có biết 1 bạn Phật Tử tu mật tông, nhưng rất lười lao động tay chân, cũng có chút nhan sắc, nhưng suốt ngày cứ hành trì mật chú để có phước thôi. Mà không biết là có phước sinh ra từ mật chú thiệt hay không mà thấy vị này muốn có xe, có tiền hay có vật chất gì là tự nhiên có người đáp ứng cho à. Không phải làm lụng cực khổ gì cả. và kết quả là người này càng ngày nhan sắc càng tiều tụy xuống sắc dữ lắm. Mượn chút nhan sắc để đổi lấy chút phước hữu lậu và cũng chính nhan sắc lại xuống cấp 1 cách rất nhanh luôn.
Việc mà hành trì mật chú để cầu tài lộc nó như con dao 2 lưỡi vậy đó. Mình trì chú Đại BI, Lăng Nghiêm để cầu tài thì nó gom lại các phước báo mà mình đã làm trong tiền kiếp, gom lại 1 thời điểm để mình có tiền bằng cách trúng số hay 1 món lợi nhuận nào đó. Và cái giá của nó là mình bị hao tổn 1 cái phước rất lớn về sau. Nếu mà người này còn phước báo lớn thì dùng số tiền đó đầu tư làm ăn sẽ rất thành công. Và nếu người này mà phước báo còn lại mỏng manh quá và dùng số tiền trúng số đó đầu tư làm ăn thì càng làm ăn càng đổ nợ. Quý vị thử để ý 1 việc xem. Hầu như những người từng trúng số độc đắc là dể bị nghèo về sau lắm,toàn bộ tiền trúng số đội nón ra đi hết. Chưa kể những trường hợp trúng số xong rồi lại thích làm trời làm đất thiên hạ lên, ăn chơi trác táng rồi cuối cùng hậu vận sống trong nghèo khổ túng quẩn. rất nhiều vụ như vậy luôn đó. Nên mà ai mà trúng số độc đắc, làm ăn thịnh vượng thì nên phát tâm làm từ thiện, bố thí, giúp đỡ người nghèo để tự gieo trồng phước báo cho mình đi. Chứ ham đầu tư làm ăn hoặc ăn chơi quá đà là trước sau gì cũng lụn bại à. Nên tại sao mà Phật dạy đồng tiền kiếm ra chia làm 4 phần, 1 phần lo gia đình, 1 phần tích lũy, 1 phần lo cho gia quyến và 1 phần thì làm việc bố thí là như vậy.
Ở Việt Nam còn tồn tại câu nói: Không ai giàu 3 đời, không ai khó 3 họ. Tư duy mình lạc hậu lắm. Cày bừa cả đời kiếm tiền ra lúc nào cũng mong con cái sung túc, rồi đời nó ăn chơi trác táng, không biết quý trọng mồ hôi nước mắt tài sản cha mẹ để lại, rồi đến đời cháu chắt khổ cực lại. Còn trong khi các gia tộc lớn ở Châu Âu giàu có 5 đời rồi, có nghèo đâu. Bởi vì cha mẹ dạy con họ tự lập, sống trong nhung lụa nhưng tiết kiệm từng đồng và thường xuyên dùng tiền làm lợi lạc cho xã hội, người phương đông mình gọi là tu hạnh bố thí đó. Tôi khá ấn tượng với lối sống của tổng thống Trump lắm. Tuy giàu có nhưng không có ăn chơi gì cả, rất tiết kiệm chi tiêu. Nên nhà Phật mình mới nói Giàu có mà biết tu tập mới là khó đó.
Nói đi thì phải nói lại, nhiều khi cuộc sống cơm áo gạo tiền nó ảnh hưởng đến việc tu tập tại gia lắm. Nhà Phật nói nghèo mà chịu bố thí là điều khó. Đời sống bây giờ khó khăn, mưu sinh vất vả, phải lo toan miếng cơm hằng ngày thì tâm tư nào mà niệm Phật, tụng kinh, gõ mỏ nửa chứ. Nên ai mà khó khăn quá thì có thể 1 ngày sau thời khóa công phu tu tập, rồi mình dành ra 15 phút tụng Lăng Nghiêm, Đại Bi để giải trừ cái nghiệp lận đận cơm áo gạo tiền của mình cho nó an ổn để mình trụ tâm mà tu tập. Mình phải xác định kỉ, tu tập giải thoát là chính, còn cơm áo gạo tiền là phụ. Chứ đừng có mổi ngày dành 5 phút niệm Phật cầu sanh Tây Phương mà lại bỏ ra 2 tiếng ngồi trì chú Đại Bi xin trúng số là trật đường đi rồi đó. Phật pháp không có dạy cho mình bi quan yếm thế mà là dạy cho mình làm giàu, mà phải giàu chân chính. Mình giàu có kiến thức mình chia sẽ kiến thức cho người khác, mình giàu tiền bạc thì mình bố thí giúp người nghèo, mình giàu lòng vị tha thì mình lan tỏa tình thương với xả hội.
Người mà hành trì mật chú lâu năm là tự nhiên trực giác, linh tính của người này sẽ cao hơn người thường. Khi 1 việc gì xấu sắp đến là có người họ biết trước, có người họ bức rức trong tâm dữ lắm.
Thầy Tổ mình có dạy 1 việc. Đứng trước ngã rẽ trong 2 phải chọn 1 đáp án đúng nhất, chậm chí là ranh giới sinh tử cuộc đời thì mình hãy bình tâm lại, ngồi xuống, nghĩ đến chuyện đó và trì mật chú, trì liên tục đến khi nào nội tâm tỉnh lặng lại và nghĩ đến việc đó mà tâm mình nó an ổn, vui vẽ thì hãy làm, còn nếu bức rức khó chịu là nghiệp xấu đến đòi mình đó.
Đây là phần lý thuyết thôi chứ khi vô thực hành thì nó còn tùy căn tánh từng người nửa. Người xuất gia nội tâm thanh tịnh thì chiêu cảm khác, còn mình tại gia hành trì vọng tưởng nhiều ít khác nhau nên nhiều khi cũng thực hành mà lúc thì đoán trúng, lúc đoán trật.
Hồi xưa mình cũng gặp chuyện trời ơi đất hỡi cũng mấy vụ này nè. Hồi đó mình ở chung tập thể nhưng vẩn giữ thói quen sáng dậy niệm Phật, trì chú Đại Bi, Lăng Nghiêm. Rồi 1 hôm có mấy ông tướng ham mê cá độ, đánh đề, bài bạc để cho nợ nần chồng chất lên rồi qua kiếm mình nhờ vã rằng:” Nếu buổi sáng mà anh có dậy tụng kinh, trì chú mà bề trên có giáng cơ xuống cho anh thấy con số gì trong đầu thì anh nhớ chia sẽ con số đó cho em đánh đề nhé, em thua sạch tiền hết rồi, trăm sự nhờ ở anh hết đấy”. Tôi nghe xong lời đề nghị này là tôi âm thầm chuyển chổ ở liền luôn. Cốt tủy của công phu là an trú nội tâm thì làm gì có số nào hiện lên đâu mà xin? Riếc rồi bây giờ đánh bài, cá độ cũng xin Bồ tát giúp luôn mới gớm không chứ.
Rồi mình biết cũng có những vị hành trì chú Đại Bi nhưng lại hành nghề …coi bói. Ban đầu coi còn rất linh nhưng càng về sau thì mất hết lộc nên coi đâu trật đó hết à. Nhiêu khê vậy đó. Nhiều khi cứ nghĩ việc cầm chú Đại Bi lên đọc và an trú nội tâm là đủ rồi. Nhưng mà không ngờ ra ngoài đời sống thật thì nó lại muôn hình vạn trạng như vậy. Những ai tu tập lâu năm thì không sao, nhưng ai mới hành trì thì cũng nên rút kinh nghiệm từ thất bại người đi trước.
Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.
Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.
Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?
Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?
Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!
Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.
Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.
Mặc dù chú Lăng Nghiêm dài và khó nhất nhưng khi tụng thì nghe hay nhất. Người con Phật gặp được chú Lăng Nghiêm là nhân duyên lớn. Hơn thế nữa, người nào hiểu được nghĩa lý của chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên không thể nghĩ bàn.
Chú Lăng Nghiêm được xem là cốt tuỷ trong Phật giáo, dù là người xuất gia hay tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.
Điều lưu ý rất quan trọng khi trì tụng chú Lăng Nghiêm là chúng ta cần hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều không thể nghĩ bàn được. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.
Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh.
Nam Mô Thủ Lăng Nghiêm hội thượng Phật Bồ Tát.