Ăn chay và Ăn mặn, Ăn Chay có tốt hơn Ăn Mặn không?

2020-10-14 11:14:09.0
Các nhà khoa học đã khẳng định “ Chế độ ăn kiêng và tập thể dục không phải là yếu tố quan trọng nhất để có tuổi thọ.” Tiến sĩ Elizabeth Blackburn, người đoạt giải Nobel năm 2009 về sinh lý học, tổng kết các yếu tố sống thọ: Nếu bạn muốn sống hơn 100 năm, chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác 25%, trong khi cân bằng tâm lý chiếm 50%.

MỤC LỤC

    Ăn chay hay ăn mặn ? Ăn chay có tốt hơn Ăn mặn không ? Ăn chay để chữa bệnh thì có đúng không ? Làm thế nào để ăn uống thật sự có khoa học, có một đời sống sức khỏe lành mạnh. Lịch Vạn Niên 365 sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề ăn chay và ăn mặn để có một câu trả lời thỏa đáng.

    Các nhà khoa học đã khẳng định “ Chế độ ăn kiêng và tập thể dục không phải là yếu tố quan trọng nhất để có tuổi thọ.” Tiến sĩ Elizabeth Blackburn, người đoạt giải Nobel năm 2009 về sinh lý học, tổng kết các yếu tố sống thọ: Nếu bạn muốn sống hơn 100 năm, chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác 25%, trong khi cân bằng tâm lý chiếm 50%. 

    Việc ăn uống chiếm đến 25% yếu tố gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. Có câu "bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất", có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Do đó ăn uống thực sự quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ của con người.

    1. Thế nào là ăn chay, thế nào là ăn mặn

    Ăn chay là chế độ ăn những sản phẩm chỉ xuất xứ từ thực vật, không ăn những loại đồ được chế biến từ động vật. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đây là một cách tốt để mang lại lối sống khỏe mạnh và là cơ hội để học cách điều khiển thói quen ăn uống của bạn. Đồng thời cũng giúp chúng ta có một cuộc sống thanh thản, an nhàn, không phiền muộn.

    Tuy nhiên theo các định nghĩa khác nhau của các tôn giáo mà ăn chay cũng có đôi chút khác biệt, theo như Kito giáo thì ăn trứng, ăn động vật không có máu đỏ như Ngao, Sò.., động vật biển máu lạnh vẫn có thể được coi là ăn chay.

    Ăn chay có 2 hình thức

    • Ăn chay trường: là hình thức ăn chay cả đời, trường kỳ mà không sử dụng bất kỳ thứ gì liên quan đến động vật, ngay cả những đồ dùng hàng ngày. Hình thức này tuy kham khổ, khắt khe nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người ăn. Đối với phụ nữ mang thai thì dinh duong cho ba bau an chay truong đều có nhiều rau, củ, quả. Điều này giúp các chị em thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên “táo bón”. Nhờ có chất xơ mà đường tiêu hóa được làm sạch hơn, đào thải các chất cặn bã tốt hơn.
    • Ăn chay kỳ: là ăn chay theo những ngày nhất định trong tháng 
    • Xem thêm: Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2020

    2. Những Tôn Giáo Ăn Chay, Ăn Mặn trên thế giới:

    2.1. Đạo Phật

    • Trong giới luật, giới đầu là giới tránh sát sinh, hơn thế nữa phật tử còn thực hành tránh gây khổ đau cho chúng sinh, cho nên trên căn bản Phật giáo khuyến khích việc ăn chay nhưng cũng không cấm đoán ăn mặn.
    • Phật giáo Nam Tông (Thượng tọa bộ) thường không ăn chay. Tuy nhiên, những người xuất gia (tì kheo) nếu nghe tiếng con vật bị giết, thấy con vật bị giết hoặc nghi con vật đó bị giết để thết đãi mình thì không được ăn, nếu ăn thì sẽ phạm vào giới luật.
    • Mỗi tông phái của Phật giáo Đại thừa lựa chọn những kinh điển khác nhau để làm theo, cho nên một số tông phái, bao gồm cả phần lớn các tông phái của Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nhật Bản đều ăn thịt, trong khi nhiều tông phái khác của Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc thực hành ăn chay.
    • Ở Việt Nam, do sự du nhập của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào rất sớm cho nên ăn chay đã có từ lâu, và thịnh hành từ đời nhà Lý, nhà Trần vì Phật giáo phát triển vào những thời này.
    • Ăn chay hay ăn mặn trong giới luật Phật giáo không quy định, bởi thực tế từ xưa tới nay các vị sư tu theo Phật giáo Nam tông vẫn ăn mặn, do các vị sư tu theo hệ phái này phải giữ nguyên truyền thống từ khi Đức Phật còn tại thế. Thời đó do điều kiện sống của xã hội còn nhiều khó khăn, các vị sư thực hiện hạnh khất thực, tín đồ dâng cúng đồ ăn là chay hay mặn, sư đều phải nhận mà không có quyền lựa chọn. Về sau này khi Phật giáo phát triển trong bối cảnh xã hội có nhiều điều kiện đáp ứng cho việc ăn uống, ăn chay được thực hiện trong Phật giáo Bắc tông, tuy nhiên ở một số vùng do điều kiện sinh hoạt, do hoàn cảnh từ trước tới nay các vị sư tu theo Phật giáo Bắc tông vẫn ăn mặn mà không phạm giới.
    • Như vậy ăn mặn hay ăn chay xuất phát từ chính truyền thống tu tập và điều kiện hoàn cảnh sống của các vị sư ở từng địa phương, giới luật Phật giáo không cấm việc ăn mặn. Tuy nhiên do Phật giáo là tôn giáo từ bi, trí tuệ nên việc ăn chay được khuyến khích. Ăn chay giúp không phạm giới sát sinh đồng thời thực hiện được tâm từ bi của người xuất gia hoặc người tại gia tin theo Phật giáo. Ăn chay còn giúp thanh lọc cơ thể sạch, tốt lành hơn. Trong giá trị tâm linh, ăn chay không sát sinh thì không tạo ra trường năng lượng xấu ảnh hưởng tới trường năng lượng sống của con người, tạo nên những giá trị đạo đức, tâm linh tốt lành cho cuộc sống con người.
    • Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

    Nhiều vị Đại sư, tăng ni, Phật tử do ăn chay mà đạt được công hạnh cao vời; nhiều vị khác không lưu tâm nhiều đến sự chay mặn vẫn đạt được đức hạnh trí tuệ lớn lao. Đức Đạt-lai Lạt-ma có nhiều lần vui vẻ bàn rằng: “Ăn một bát tôm là giết nhiều sinh mạng, nhưng một con cừu, một con bò có thể nuôi sống nhiều người bằng thịt của nó”. Ngài ủng hộ việc ăn chay nhưng do Ngài bị viêm gan B, các bác sĩ buộc Ngài phải theo chế độ ăn uống gồm nhiều protein động vật. Tính ra, mỗi năm Ngài ăn chay khoảng sáu tháng.

    Ăn chay và ăn mặn, ăn chay có tốt hơn ăn mặn không

    Ngày này, trong buổi đầu tu học Phật, chư Tăng Đại thừa đã chọn các ngày trong tháng như mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 âm lịch để tiêu chuẩn hoá các ngày ăn chay. Song tuỳ theo sự phát tâm của mỗi người để thực hành việc ăn chay với thời gian khác nhau là 2 ngày, 4 , 6 hoặc 10 ngày.

    2.2. Đạo Kito Giáo ( Thiên Chúa Giáo)

    Đạo Kito Giáo cũng có những điều luật ăn chay trong tháng.

    • Theo nguyên tắc chung, người Kitô hữu phải kiêng thịt, hay kiêng một thức ăn nào khác theo quy định của Hội Đồng Giám Mục, vào các ngày thứ sáu trong năm (Điều 1251).
    • Tuy nhiên luật này không còn buộc, khi ngày thứ sáu cũng trùng với ngày lễ trọng 
    • Ngoài ra Giáo Hội còn buộc kiêng thịt (và ăn chay) trong ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.

    Ăn chay trong đạo Kito là như thế nào ?

    • Chúng ta không được ăn thịt, nhưng được ăn trứng, được dùng các thức ăn làm với sữa hay các loại nước chấm làm bằng mỡ động vật.
    • Thịt bị cấm là thịt các loài hữu nhũ và thảo cầm.
    • Không được xem là thịt bị cấm sử dụng: như các loại cá và các thức ăn biển, những loài có máu lạnh (ếch, trai, sò, rùa), những loài vừa sống trên bờ vừa ở dưới nước (lưỡng cư) và những loài bò sát…

    Như vậy, việc ăn chay cũng được đạo Kito coi trọng, tuy nhiên thì không khắt khe trong các loại thịt, vẫn có thể ăn các loài cá và các loài sinh vật biển...

    2.3. Đạo Hồi

    • Ăn chay ở đạo Hồi là cầu nối giữa ý thức con người tới thánh thần, nó giúp củng cố mối quan hệ của bạn với thánh thần. Đây được xem là cách để bày tỏ lòng biết ơn đến giá trị của thức ăn và người đạo Hồi chỉ ăn vừa đủ.
    • Đối với người theo đạo Hồi, ăn chay là kiêng tất cả thức ăn và đồ uống từ bình minh đến hoàng hôn. Theo quan niệm của họ, ăn chay trong lễ Ramadhan là một cách để thể hiện sự thành tâm với Thánh thần. Những người được phép không phải ăn chay như bị ốm, mang thai, mẹ đang cho con bú, người du lịch. Tuy nhiên họ phải thực hiện bù với những ngày sau. Đối với người không thể thực hiện, họ phải tặng một số tiền từ thiện.

    Hình thức ăn chay ở đạo Hồi có nhiều khác biệt

    Người ăn chay theo đạo Hồi thường chỉ ăn các thực phẩm như sữa, tinh bột (bánh mỳ, khoai tây, ngũ cốc), thịt cá, hoa quả, rau và thức ăn có chất béo, đường. Họ tránh thức ăn chiên, cà ri hay những món nhiều dầu. Với đồ uống, họ tránh cà phê vì thức uống này làm mất nước nhanh.

    Chúng tôi hy vọng rằng bài biết trên đây là bổ sung được những thông tin chi tiết nhất cho bạn về văn hóa ăn chay của các tôn giáo trên thế giới. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp ăn chay thích hợp cho mình. Chúc sức khỏe!

    2. 4. Ấn Độ Giáo:

    • Các tín đồ trong Ấn Độ giáo ban đầu vẫn ăn thịt (bao gồm cả thịt bò) với những điều kiện nhất định. Trong bộ luật Manu (Manusmṛti) cho phép ăn thịt, cá và xác định các điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, dần dần những luật lệ được đặt ra và nghiêm khắc áp dụng hình thức ăn chay có sử dụng sữa. Trong thời kỳ Ấn Độ còn là thuộc địa thì phần lớn những người thuộc giai cấp thượng lưu mới giữ giới luật này, còn những người nghèo và thuộc giai cấp hạ đẳng thì họ ăn tất cả những gì mà họ có được.
    • Hầu hết các tông phái chính của Ấn Độ Giáo như Yoga và Vaishnavas (các tín đồ thờ thần Vishnu) giữ kiên định trong vấn đề ăn chay. Có 3 nguyên nhân chính cho việc này, đó là: nguyên tắc đạo đức không hành hạ súc vật (ahimsa); mục đích chỉ dâng cúng cho một vị thần những thức ăn "tinh khiết" (món chay) và sau đó nhận lại nó dưới dạng món prasad (một loại thực phẩm giống như kẹo); và niềm tin xác tín rằng những thức ăn mặn có thể ảnh hưởng đến tâm thức và việc khai sáng tâm linh. Các tín đồ Ấn Độ giáo thường kiêng trứng nhưng họ vẫn dùng sữa và các chế phẩm từ sữa, do đó họ là những người ăn chay theo chế độ có dùng sữa (lacto).

    Tuy nhiên, thói quen ăn uống của các cộng đồng theo Ấn Độ giáo vẫn có sự khác nhau. Trong quá khứ cũng như hiện tại, vẫn có một số nhóm tín đồ ăn thịt, với điều kiện thịt đó phải được giết mổ theo cách thức Jhatka, tức là động vật bị giết bởi một nhát dao hoặc rìu duy nhất chặt đứt đầu, khác với những thịt giết mổ thông thường theo phương thức thọc tiết và chết từ từ.

    Ở Ấn Độ có 43% trong tổng số tín đồ Ấn Độ giáo ăn chay và 28% trong tổng số những người ngoại đạo cũng ăn chay.

    3. Ăn Chay, Ăn Mặn dưới góc nhìn của Khoa học:

    Trước tiên, chúng ta sẽ bàn về trạng thái tâm lý tác động đến cơ quan nội tạng như thế nào

    • Theo Y Học Cổ Truyền Trung Hoa:

    - Có 1 câu nói rất nổi tiếng trong sách “Hoàng đế nội kinh” (Trung Quốc) viết rằng: “Tức giận hại gan, quá khích hại tim, buồn phiền hại phổi, lo lắng hại lá lách, sợ hãi hại thận. Bách bệnh đều sinh ra do tức giận mà nên.”

    - Nếu nhìn từ góc độ y học cổ truyền, khi tức giận thì nói chính là hỏa khí bốc lên giống như thiêu đốt phủ tạng, đặc biệt là gan, khí huyết sẽ tăng xông, lên đến đỉnh đầu, làm cho đỉnh đầu phát nhiệt. Cơn nóng giận càng nghiêm trọng, có lúc sẽ gây ra xuất huyết trong gan, trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị nôn ra máu.

    - Khi máu trong gan có thể xuất huyết ra một chút thì mức độ sẽ nhẹ bớt, nếu để xuất huyết trong gan, một thời gian sau sẽ hình thành huyết khối. Những điều này nghe rất đáng sợ, nhưng đây thực sự là tình hình thực tế sẽ xảy ra nếu bạn tức giận.

    • Theo Khoa Học Hiện Đại

    Còn nếu xét theo các phân tích hiện đại, khi tức giận sẽ thấy huyết áp, nhịp tim, nồng độ các hormone “đáp ứng khẩn cấp với stress” như adrenaline, noradrenaline trong cơ thể đều tăng lên.

    Cơn nóng giận kích thích cơ thể giải phóng cortisol, đây là hormone quan trọng do vỏ tuyến thượng thận tiết ra, có liên quan đến một số chức năng trong cơ thể như điều hòa chuyển hóa đường glucose, điều hòa huyết áp, phóng thích insulin để duy trì lượng đường trong máu, nâng khả năng miễn dịch trong cơ thể, đáp ứng viêm…

    • Khoa học đã chứng minh khi con vật như Trâu, Bò, Khỉ, Chó, Hổ Beo, Rắn,...Bị giết hại nó sợ hãi, tức giận,nội tạng sẽ sinh ra chất độc ngấm vào trong thịt, con người ăn phải sẽ không tốt. Theo bên tâm linh thì giải thích “Thực vật là loài có rung động tốt, cao; ngược lại thì thịt động vật luôn chứa rung động thấp. Khi con thú bị giết, chúng phát ra 1 năng lượng sợ hãi lớn. Năng lượng này tỏa ra xung quanh và “ngấm” sâu trong thịt, khi ta ăn thì “oán khí” ấy vào bụng và sẽ sinh ra nhược khí gây nên ung thư. Đó là lý do giải thích tại sao những người bị ung thư chữa bệnh theo tâm linh thì thường phải ăn chay trường. 

    Chúng ta có thể thấy, ngày nay người ăn chay ngày càng đông và mục đích ăn chay của họ cũng khác biệt, có thể ăn chay vì sức khỏe, dưỡng sinh, trị bệnh hoặc vì thương tưởng chúng sanh, trau dồi nhân cách và phát triển từ bi. Dù ăn chay với mục tiêu nào đi nữa cũng góp phần hạn chế bớt sự giết hại, nuôi dưỡng sự sống, bảo vệ môi trường… và giúp người ăn chay hiền thiện hơn. Bài viết trên đây chỉ mang đến cái nhìn đa chiều cho bạn đọc về quan niệm ăn chay và ăn mặn, chúng tôi không cổ súy việc ăn chay và bài trừ việc ăn mặn. Tuy nhiên, phân tích dưới cả góc độ tâm linh và khoa học thì ăn chay cũng có những lợi ích nhất định. Chỉ cần xen kẽ một vài ngày ăn chay thôi là bạn đã giúp cơ thể được thanh lọc tốt hơn. Chúc bạn đọc một sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc. 

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ