Ananda đệ nhất thị giả của Đức Phật, đọc để hiểu hơn về sự vĩ đại của Ngài

2021-09-29 05:29:20.0
Ngài Anan có bốn Như ý đức của một vị Chuyển luân thánh vương, là sao? Có nghĩa là khi mà người ta gặp mặt Ngài người ta vui, mà chưa gặp mặt Ngài người ta trông ngóng gặp cho bằng được, khi gặp mặt Ngài rồi Ngài nói chuyện người ta nghe cũng thích, mà người ta ngồi người ta nhìn Ngài người ta cũng đã thấy thương.

MỤC LỤC

     Trong hàng Phật Giáo, có nhiều vị đại tông đồ rất đáng cho hậu thế noi gương! Một trong những vị đại tông đồ ấy là Thánh Tăng A Nan Đa một cái tên đã chiếm trọn vẹn sắc thái phổ thông trong kinh điển đạo Phật. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu thêm về Ngài qua bài viết dưới đây nhé.

    Nếu mà mình chỉ biết đọc sách như một em bé thì cái chuyện về Ngài Anan chẳng có gì đặc biệt, có nghĩa là Ngài là người hầu cận của Đức Phật như là bao nhiêu vị Thị giả của chư Phật quá khứ và vị lai, chỉ vậy thôi, có gì đâu mà ghê gớm. Nhưng mà không, hiểu như vậy thì nghèo lắm, mà chúng ta phải nhớ cái này: Bất cứ một người hay một vật, một sự cố, sự kiện nào trên đời này mà nó muốn tồn tại, nó muốn hiện hữu thì nó phải luôn luôn cần đến vô số cái điều kiện trợ duyên. Cái này mới quan trọng: Bất cứ một cái sự tồn tại, sự hiện hữu, sự có mặt của người nào, vật nào, sự kiện nào, sự cố nào trên đời nó cũng luôn luôn cần đến sự hỗ trợ, sự trợ duyên của vô số điều kiện. 

    Cái sự ra đời và thời gian trụ thế độ sinh của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng vậy, Ngài không thể một mình mà Ngài làm hết, không thể một mình mà Ngài có được cái Phật Quả đâu quý vị, không thể đâu quý vị à, không có nha. Vị Phật nào cũng phải có người chịu làm Da-du, làm Rāhula, vị Phật nào cũng phải có thân quyến hỗ trợ nhiều đời nhiều kiếp, chứ không thể một mình, cho nên cái Phật Quả lúc mà Ngài hành ba-la-mật, thì cái ba-la-mật của vị Chánh Đẳng Chánh Giác hướng đến ba cái lợi ích sau đây:

    1. Nhắm đến Phật Quả của mình sau này,

    2. Nhắm đến sự đền đáp ơn nghĩa cho những quyến thuộc đã hộ trì, hỗ trợ mình nhiều đời, nhiều kiếp,

    3. Nhắm đến vô lượng chúng sinh.

    Nhớ cái này quan trọng lắm, một cái hành động mà tu tập ba-la-mật của Bồ Tát Cháng Đẳng Giác nhắm tới 3 cái này: một là cho Phật Đạo của chính mình, hai là để đền ơn, đáp nghĩa cho những người hỗ trợ mình trong vô số kiếp huân tu ba-la-mật, và cái thứ ba là nhắm đến vô lượng chúng sanh sẽ nhờ cậy mình sau này. Tức là mình rồi thân thuộc rồi thứ ba là chúng sinh.

    Thì Ngài Ananda tức là vị Thị giả là một trong những cái điều kiện cực kỳ quan trọng. Cách đây 100 ngàn đại kiếp Ngài từng là một vị Hoàng tử vào chùa nhìn thấy một vị Tỷ-kheo Thị giả của Đức Phật Padumuttara, vị này có thần thông, Ngài Anan thì không có thần thông, nhưng vị Thị giả kia thì có thần thông, vị kia lo lắng chu tất, chu toàn mọi sự Đức Thế Tôn Padumuttara, coi như là chỉ đưa mắt nhìn thôi là vị kia biết Thế Tôn cần gì, muốn gì, từng cái ánh mắt, từng cái cử chỉ lớn nhỏ của Đức Phật thì đều được vị đó ghi nhận và hiểu ý một cách tinh tường, chính xác, kịp thời, mà thiên hạ nhìn vào phải tâm phục, khẩu phục, có nghĩa là không ai hiểu được Chánh Đẳng Chánh Giác từng ly từng tý như là vị Thị giả kịp thời đáp ứng. Và có những việc mà không tiện cho vị A-la-hán, nhưng mà vị Tu-đà-hườn thì có thể làm được, rất là nhiều chuyện như vậy. Cho nên Ngài Anan Ngài thấy Ngài thích quá, Ngài mới làm phước cúng dường cho Đức Phật và chư Tăng rồi Ngài mới nguyện là: 

    - Xin cho con một kiếp lai sinh xa xôi nào đó trong đời một vị Phật tương lai nào đó, con cũng sẽ trở thành một vị Đệ nhất Thị giả như vậy, một vị đệ nhất hầu cận như vậy. 

    Thì công viên, quả mãn sau 100 ngàn đại kiếp tu tập, thì đến cái đời cuối cùng, Ngài gặp được Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni trong cái thân cuối đó là Vessantara, trong cái thân đó Bồ Tát Vessantara trước khi sanh về Đâu-suất mà chờ chư Thiên thỉnh giáng sinh, thì Bồ Tát Thích Ca có trải qua một kiếp cuối cùng ở cõi người đó là cái kiếp làm Hoàng tử Vessantara, cái kiếp đó mới vừa được 7 tuổi là Ngài đã phát nguyện ai cần gì thì Ta sẽ cho theo khả năng Ta có, mắt, móc mắt Ta cũng móc, cần thịt, cần da, cần gân, cần xương, cần gì Ta cũng cho. Tự nhiên vị Bồ Tát sắp thành khiến cho Ngài 7 tuổi mà Ngài có một cái tâm tư kỳ lạ như vậy, 7 tuổi mà dám nói rằng ai cần mắt, ai cần tim, ai cần gan, ai cần tay chân, máu, thịt Ta cho sạch sành sanh! Thì ngay trong kiếp đó thì Ngài Anan cũng có mặt bên cạnh Bồ Tát để hỗ trợ cho Bồ Tát tu tập. Thí dụ như có nhiều kiếp lắm chứ không phải kiếp đó không, Bồ Tát vô rừng mà làm Đạo sĩ thì Anan đi theo để làm Thị giả, rồi Bồ Tát làm vua thì Ngài làm tướng, làm thừa tướng, cận thần, Ngài kế bên để mà chăm sóc, nhiều lần và rất nhiều lần Bồ Tát thực hành những cái đại sự nhân duyên là cũng có Ngài Anan kế bên hỗ trợ. 

    Chúng ta thấy Lưu Bị cũng phải có Khổng Minh, thí dụ như vậy, rồi cũng phải có Ngũ hổ tướng, rồi mình thấy ngay cả Khổng tử cũng phải có Thất thập nhị hiền, Chúa Jesus cũng có 12 Thánh tông đồ, nói chung là mình thấy ở đâu cũng phải có những bậc đại nhân làm đại sự thì cũng phải có cái người hỗ trợ, người trợ duyên.

    Thì trong trường hợp của Đức Phật mình thì Ngài Anan là một nhân vật như vậy, vừa là đệ tử, vừa là người bạn đường, vừa là cái người bạn cộng sự, một cộng sự viên, một người hợp tác để mà hỗ trợ cho Bồ Tát. Thì đến đời cuối cùng sau khi gặp nhau ở cái kiếp Vessantara rồi thì Đức Bồ Tát sanh về Đâu-suất để mà chờ nhân duyên đến mới giáng sinh xuống trần để làm Đức Phật Tổ, thì lúc đó Ngài Anan cũng ở trên Đâu-suất. Rồi khi Bồ tát hứa với chư Thiên Ngài giáng sinh, thì ngay cái ngày mà Bồ Tát nhập thai vào bụng của bà Maya thì cũng trong cái ngày đó Ngài Anan cũng sanh xuống trong dòng Thích Ca, sanh vô bụng của hoàng hậu vợ vua Amitodāna Thiên Phạn, amita đây có nghĩa là chư Thiên, bên đây Bồ Tát sanh vô làm con của vua Suddhodana Tịnh Phạn, đều là trong dòng Thích ca. 

    Ngài đi theo Thế Tôn như bóng với hình, trong Kinh nói một đêm như vậy là Ngài Anan đi vòng quanh cốc Đức Thế Tôn 9 lần, Ngài cầm cái cây đuốc Ngài đi vòng quanh như vậy để xem coi có cái chuyện gì cần phải làm cho Thế Tôn hay không.

    Và Đức Phật dạy rằng giống như trong một cái dấu chân con bò không thể nào có một cái khối nước mà nó lớn như đại dương, cũng vậy trong cái đầu óc bình thường, trong cái khả năng cường ký cái trí nhớ bình thường của mỗi người bình thường thì không ai có được cái sức nhớ như Anan. Trong cái dấu chân con bò thì không thể nào có một cái khối nước như đại dương, trong một đầu óc của người bình thường không thể nào có một sức nhớ hoành tráng đáng nễ như là cái sức nhớ của Ngài Anan, có nghĩa là những gì Ngài Anan nghe một lần thì không cần hỏi lại, và cứ như thế mà nhớ cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay, cứ mà nhớ, nhớ hết không sót cái gì hết. 

    Ngài Anan có bốn Như ý đức của một vị Chuyển luân thánh vương, là sao? Có nghĩa là khi mà người ta gặp mặt Ngài người ta vui, mà chưa gặp mặt Ngài người ta trông ngóng gặp cho bằng được, khi gặp mặt Ngài rồi Ngài nói chuyện người ta nghe cũng thích, mà người ta ngồi người ta nhìn Ngài người ta cũng đã thấy thương. Trong Kinh nói bốn cái này chỉ có vua Chuyển luân vương hoặc Chánh Đẳng Chánh Giác mới có thôi, nhưng Ngài Anan lại có mới ghê chứ! 

    Và trong vô số kiếp sanh tử là Ngài từng nhiều lần chết cho Bồ Tát, đến kiếp cuối cùng gặp Phật thì Ngài cũng sẵn sàng chết cho Thế Tôn. Các vị biết rồi trong cái lần mà con voi Nālāgiri mà tấn công Thế Tôn, lúc đó là bị phục rượu cho say, Ngài Anan là vị Tu-đà-hườn biết chớ, biết là không có ai mà có thể tấn công Thế Tôn được, nhưng mà cái phản xạ tự nhiên là khi thấy con voi từ xa nó phóng tới thì cái phản xạ tự nhiên là Ngài đứng phía trước Đức Phật để cho con voi nó làm thịt mình đi, chứ đừng có xăm phạm đến Thế Tôn, thì Đức Thế Tôn mới nói:

    - Anan, bước ra phía sau.

    Đức Phật nói ba lần như vậy, thì Ngài Anan vẫn đứng đó, Đức Phật dùng thần thông dẹp Ngài Anan ra phía sau, tức là Ngài Anan chưa có bước đi được cái gì hết là thấy mình đã đứng sau lưng Đức Phật rồi. Đức Phật dùng thần thông dời Ngài Anan ra phía sau và con voi Nālāgiri chạy cắm thẳng tới chỗ Ngài, thì cách Ngài khoảng trong Kinh nói 16 karīsas, thì cái sức mạnh Từ Bi của Đức Thế Tôn làm cho toàn bộ sự căng thẳng trong cái đầu, trong cái não của nó là lắng dịu xuống, nó cảm nhận được một cái sự mát lạnh toàn thân, và nó nhìn Đức Phật là nó nhìn giống như voi con mà đi lạc mẹ vậy đó! Đặc biệt như vậy, nó cảm nhận một sự mát lạnh và chính cái sự mát lạnh đó nó làm cho toàn cái thân, toàn cái sự căng thẳng của cơn điên nó lắng xuống ngay lập tức và nó nhìn Đức Phật bằng cái nhìn, bằng cái cảm tình của con voi con mà bị lạc mẹ mà chiều nay lại gặp mẹ. Thì lúc đó, Đức Phật chỉ nói một câu thôi:

    - Voi chúa không hại Voi chúa, ngươi sẽ là một vị Phật tương lai, mà Như Lai lại là vị Phật hiện tại, không thể có sự tấn công của hai nhân vật như vậy! 

    Và kể từ khi mà Ngài xác nhận như vậy rồi thì từ đó về sau ai cũng biết con voi đó chính là một vị Phật tương lai Nālāgiri, và lúc đó con voi được gọi tên là Nālāgiri là ngọn đồi lau.Rồi thì Ngài Anan Ngài đối với Thế Tôn như vậy đó, tội nghiệp lắm, Ngài là Thánh Sơ Quả, vậy chứ Ngài còn nặng tình lắm, thí dụ như khi mà bà Gotami mà tịch Ngài khóc, khi bà Da-du đến từ giả Đức Phật để tịch Ngài cũng khóc, khi Ngài Rāhula đến từ giả Thế Tôn để đi viên tịch, Ngài cũng khóc, khi Ngài Xá-lợi-phất tịch Ngài cũng khóc, tội nghiệp lắm, mà cái khóc của Ngài khác cái khóc của mình, Ngài khóc là bởi vì quá nhiều kiếp đi chung với nhau, Ngài biết rằng kể từ bây giờ trở đi, không thể nào gặp lại một cái nhân cách giống như vầy nữa. Còn mình thì thương là tại vì người này từng là máu mủ của mình, người này từng cho mình tài sản, người này từng thương mến mình, cái đó là cái thương tào lao, thương nghèo của phàm phu. Còn Ngài khóc là chỉ vì Ngài biế,t Ngài quý cái Pháp tánh, Ngài biết cái Tánh hạnh của mấy vị này cao vời xuất sắc, khả kính, khả ái cỡ nào, mà kể từ bây giờ trở đi thì cái con người đó, cái nhân cách của bà Gotami như vậy đó không còn dịp gặp nữa, cái nhân cách như là bà Da-du, cái nhân cách như là Ngài Rhāula, nhân cách như là Ngài Xá-lợi-phất mình không còn dịp gặp nữa, Ngài mới khóc. Và có một bữa trưa đó, tội nghiệp lắm, Ngài đang nằm trong cái cốc kế bên cốc của Phật, Ngài nghe địa cầu nó rung động, nó lắc giống như động đất vậy đó, thì Ngài hết hồn Ngài mới chạy qua hỏi Thế tôn:

    - Bạch Thế Tôn, con có vừa nghe một cái tiếng động lớn như vậy, xin hỏi đó là cái gì? 

    Thì Đức Phật nói rằng:

    - Như Lai vừa hứa với Ác ma Thiên tử là Như Lai sẽ níp-bàn trong ba tháng nữa.

    Trời đất ơi Ngài Anan Ngài khóc, Ngài khóc, rồi Đức Phật nói:

    - Anan, Như Lai từng đã dạy rất là nhiều lần, cái gì có rồi phải mất mà, các pháp hữu vi có sanh thì phải có diệt.

    Rồi có một lần đó, trong ba tháng có những lúc Đức Thế Tôn không thấy Ngài Anan, Ngài mới hỏi chư Tăng:

    - Anan đâu rồi? 

    Thì chư Tăng nói:

    - Bạch Thế Tôn, Ngài Anan đang đứng bên ngoài khóc, khóc là vì Thế tôn sắp ra đi.

    Thì Đức Phật Ngài mới cho gọi Ngài Anan vào, Ngài nói:

    - Nếu mà kiếp này Anan không phải là La-hán thì Anan sẽ thênh thang muôn ngàn dặm, muôn vạn dặm mây ở các cõi ở vị trí cao nhất, nhưng mà vì kiếp này Anan sẽ là một vị La-hán. Trong bấy nhiêu năm đó Anan đã đối xử với Như Lai bằng thân nghiệp từ hòa, khẩu nghiệp từ hòa, và ý nghiệp từ hòa, không có một mảy may lầm lỗi nào có thể trách được, có thể quở được. Chư Phật quá khứ đã có một Thị giả như vậy, chư Phật vị lai đều cũng sẽ có một Thị giả như vậy và hôm nay Như Lai cũng đang có một Thị giả như là Anan. 

    Đặc biệt như vậy! Trong Kinh nói Ngài đẹp lắm, Ngài có cái hảo tướng đặc biệt lắm, cho nên là Ngài cũng có gặp ít rắc rối với phái nữ, Ngài thì ok Ngài là viên ngọc thì không có rắc rối, nhưng mà chút phiền khi mà người ta cứ phải lòng Ngài, rồi người ta khổ, rồi Ngài biết được Ngài cũng không có vui, mà trường hợp đó Ngài cũng hơi bị nhiều, nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ, Ngài Anan thì chúng ta biết rằng Ngài bên cạnh cái vai trò một vị Thị giả hầu cận cho Thế Tôn, thì Ngài còn là cái vị mà trong Kinh gọi là Saddhamma bhaṇḍāgārika nghĩa là vị giữ kho Chánh Pháp, có nghĩa là Ngài ghi nhớ toàn bộ, trọn vẹn những gì mà Ngài đã được nghe từ Đức Phật trong suốt mấy mươi năm kề cận. Và Ngài có cái trí nhớ phải nói là vô song, đã nghe một lần thì dầu bao nhiêu sau Ngài cũng không có quên mà cũng không có cần phải hỏi lại, Ngài cũng là vị mà có cái đặc biệt thí dụ như là Đa văn, là Ngài nghe nhiều nhất mà Ngài cũng là người có sức nhớ tốt nhất, bởi vì nghe nhiều nhưng chưa chắc là người nhớ giỏi, còn Ngài nghe nhiều nhớ giỏi, Ngài có cái sức tinh tấn, Ngài có cái khả năng đi bộ rất là giỏi, Thế Tôn đi đến đâu thì Ngài đi đến đó, Ngài có nhiều cái hạnh đặc biệt lắm. 

    Bên cạnh Ngài Xá-lợi-phất là biểu tượng cho Tuệ học, Ngài Mục-kiền-liên là biểu tượng cho Định học, Ngài Ca-diếp là biểu tượng cho cái tinh thần Ly dục và Ngài Anan được xem là biểu tượng cho Pháp Bảo. Có một ông Bà-la-môn đó đến hỏi Phật: 

    - Vậy chứ con từng cúng dường Thế Tôn, tức là Phật Bảo, con từng cúng dường cho chúng Tỷ-kheo tức là Tăng Bảo, nhưng mà con muốn cúng dường cho Pháp Bảo thì con phải làm sao? 

    Thì Đức Phật Ngài dạy rằng: 

    - Hãy cúng dường cho cái vị nào mà thọ trì, lưu trử Phật Pháp nhiều nhất. 

    Ngài nói như vậy nhưng mà Ngài không có nói đích danh Ngài Anan, thì ông Bà-la-môn này ổng đi hỏi khắp chư Tăng, thì chư Tăng ai cũng trả lời là Ngài Anan chính là cái người mà lưu trử, tích luỹ, bảo trì Phật ngôn nhiều nhất, do đó ổng đến cúng dường Ngài Anan, giống như là ổng cúng dường cho Pháp Bảo vậy đó. Ngài thọ được 120 tuổi, khi mà xét thấy là nhân duyên cũng tròn đủ, tuổi thọ cũng không còn nữa, Ngài mới về thăm lại quyến thuộc, tức là dòng họ Thích Ca sau cuộc tàn sát mỗi bên còn lại một mớ, còn một mớ thì chạy lên Tuyết sơn trốn, và cái đám chạy trốn lên núi về sau trở thành Tổ tiên của dòng Moriyā tức là dòng vua Khổng Tước bởi vì trên đó con công nhiều lắm, tức là Thái tổ của vua A-dục sau này, có nghĩa là khi mà dòng Thích Ca bị tàn sát, có một số bỏ chạy lên núi, còn một số ở lại thì ngoi ngóp mà cũng còn sống được, thì nhóm mà chạy lên núi sau trở thành ra là tổ tiên của dòng Moriyā chính là dòng của vua A-dục. Cho nên vua A-dục xét về huyết thống thì có chút đỉnh dính líu đến dòng Thích Ca, vua biết được chuyện đó vua vui lắm, vua tự thấy mình về góc độ phật tử mình phải có trách nhiệm hoằng Pháp, mà về góc độ tình thân thì mình coi như là kế thừa sự nghiệp tinh thần di sản tâm linh của tổ tiên vậy thôi, bắt buộc phải làm, vua có hai nguồn động lực lớn như vậy đó, để trở thành một vị minh quân phật tử. 

    Ngài Anan sau khi mà Ngài về Ngài từ giả thân thuộc xong, ai cũng thương Ngài hết, ai cũng muốn Ngài nhập diệt trên đất của mình, thì để không làm phiền lòng hai bên nội ngoại, Ngài bèn dùng thần thông bay ra giữa dòng sông Rohīnī, Ngài ngồi giữa dòng Ngài thuyết Pháp cho hai bên xong rồi Ngài mới chú nguyện thế này: Khi mà ta vừa viên tịch xong thì lửa tự phát cháy để hỏa thiêu cái thân xác của ta và xá lợi của ta sẽ được chia đều cho hai bên nội ngoại. Ngài chú nguyện xong, bắt đầu Ngài nhập định, Ngài nhập Tam muội hỏa giới, xong rồi Ngài bắt đầu níp-bàn, khi mà Ngài nhập vào tứ thiền, xuất tứ thiền, theo cách tịch của Đức Phật, là xuất khỏi tứ thiền Ngài lập tức viên tịch, viên tịch xong rồi lửa bắt đầu cháy cái hình hài mà hình hài không có rớt xuống, cháy hết cho quyến thuộc hai bên nhìn thấy để mà cảm cảnh vô thường, xong xuôi rồi thì xá lợi tự động chia hai cho bên nội và bên ngoại thờ, còn phần Ngài coi như vĩnh viễn không bao giừ trở lui tái sanh nữa. 

    Đó là chúng ta vừa học xong cái câu chuyện về một bậc Đại Thánh, một vị Đại cao đồ mà khi ra đi rồi để lại rất là nhiều cái tiếc thương và để lại một khoảng thống không sao lấp đầy được cho cái tam giới.
     

    Nguồn trích từ lời Sư Toại Khanh

    Cúi đầu xin mười phương Phật Pháp Tăng chứng minh cho phần phước này có được xin nguyện sẽ là nhân duyên cho con và tất cả chúng sanh đời đời có đủ lòng tôn kính Phật và sinh ra luôn sống trong thương yêu hạnh phúc tràn đầy.

    Xem thêm: https://lichvannien365.com/ton-gia-a-nan-ananda-la-ai-mot-so-cau-chuyen-ve-ngai.html

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ