Bao giờ mới tu? và tu là gì? Tu là khéo biết những gì chưa tu

2021-03-13 20:09:22.0
Tu có nghĩa là chuyển hóa những điều xấu thành điều tốt để sửa mình, mà tự sửa mình để làm được điều tốt thì không phải đợi đến ba mươi, bốn mươi, năm mươi, hoặc đợi đến già rồi hẳn tu.

MỤC LỤC

    1. Bao giờ mới tu?

    Tu có nghĩa là chuyển hóa những điều xấu thành điều tốt để sửa mình, mà tự sửa mình để làm được điều tốt thì không phải đợi đến ba mươi, bốn mươi, năm mươi, hoặc đợi đến già rồi hẳn tu.


    Ở cái cõi ta bà này có ai biết được ngày mai sẽ ra sao, vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy gieo những nhân lành, mỗi giây phút trôi qua đều phải trân trọng và sống bằng chất liệu của đạo đức và tình thương. Ta hãy sống cho trọn vẹn cuộc sống hai bốn giờ qua của ta và chuẩn bị cho hai bốn giờ sắp tới trong tinh thần "từ bi hỉ xả" của Đức Phật. 


     Thức dậy miệng mỉm cười
     Hăm bốn giờ tinh khôi
     Xin nguyện sống trọn vẹn
     Mắt thương nhìn cuộc đời

    Hãy mỉm cười vào mỗi sáng ta thức dậy. Cười cho ta, cười cho người, và cười cho cuộc đời. Ta biết rằng hai bốn giờ sắp tới của ta là tinh khôi, là ta sẽ sống với lòng "từ bi hỉ xả" của Đức Thế Tôn. Ta hãy sống trọn vẹn với những gì mà Ngài đã dạy. Đơn giản vậy thôi nhưng mấy ai chịu làm!

    2. Tu là gì?

    Ăn chay niệm Phật chưa phải tu
    Đi chùa vái lạy cũng tu mù
    Tụng kinh trì giới sinh trí tuệ
    Quán tâm sửa tính thật chân tu.
    Tu thì phải sửa mới là tu
    Sửa tính tham lam thành bố thí
    Sửa tính ganh tị thành hoan hỷ
    Sửa tính ích kỷ thành vị tha
    Sửa tính vô tâm thành hòa nhã
    Sửa tính cố chấp thành buông xả
    Sửa tính khinh khi thành kính mến
    Sửa tính cao ngạo thành khiêm tốn
    Sửa tính hẹp hòi thành bao dung
    Sửa tính bi quan thành tích cực
    Sửa tính lười biếng thành siêng năng
    Sửa tính hơn thua thành nhẫn nhịn
    Sửa tính si mê thành trí tuệ….


    Tu với ai? Tu với Ông Bà Cha Mẹ của chúng ta, phải có lòng hiếu thảo. Tu với Anh Chị Em của chúng ta, phải biết yêu thương, nhường nhịn, kính trên bảo dưới, phải sống tròn đạo nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với con cái… Tu với những người xung quanh chúng ta, hoan hỷ hòa nhã, đối xử tốt với mọi người, Tu với công việc của chúng ta, hãy làm tốt công việc của mình dù là những việc nhỏ nhặt nhất… nên có câu “trước khi Tu Phật hãy Tu Nhân“.

    Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

    3. Tu là khéo biết những gì chưa tu

    Chưa tu, chấp trách lỗi người
    Tu rồi, lỗi ấy không ngoài chính ta.

    Chưa tu, hở chút ba hoa
    Tu rồi, nhìn lại, đấy là trẻ con.

    Chưa tu, thế sự chen bon
    Tu rồi, chỉ cốt vẹn toàn nội tâm.

    Chưa tu, đụng đến nổi sân
    Tu rồi, mặt đỏ... lặng thầm soi gương.

    Chưa tu mười ghét, một thương
    Tu rồi độ lượng trùng dương cõi lòng.

    Chưa tu, xuôi ngược đèo bòng
    Tu rồi, vui bước ngược dòng thế nhân.

    Chưa tu Muốn bội hơn Cần
    Tu rồi nguyện bỏ dần dần...''cái thêm''.

    Chưa tu, nghịch cảnh là rên
    Tu rồi, nhờ đó mà nên Đạo mầu.

    Chưa tu, van vái, khẩn cầu
    Tu rồi, nhớ...'Hạt Minh Châu' của mình.

    Chưa tu, năm dục kết tình
    Tu rồi, thấy cảnh, quay gìn giữ tâm.

    Chưa tu, nói thuyết cao thâm
    Tu rồi, lặng lẽ... âm thầm thực thi.

    Chưa tu, thích thú thị phi
    Tu rồi, Như Thị, có chi để màng.

    Chưa tu, mộng tưởng Niết Bàn
    Tu rồi, Phật giữa trần gian phút này.

    Chưa tu, thích được làm Thầy
    Tu rồi, chỉ muốn độ bầy vô minh.

    Chưa tu, rộn rã sắc thinh
    Tu rồi vô sự, an bình quí hơn.

    Chưa tu, bỏ vọng tìm chơn
    Tu rồi, lấy bỏ là nhơn luân hồi.

    Chưa tu, đời thấy đơn côi
    Tu rồi, bạn hữu không ngoài giác tâm.

    Kiếp người hữu hạn trăm năm
    Tu rồi, biết bỏ mê lầm - ấy tu...

    Sakya TánhTuệ Như Nhiên.


    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Nam Mô A Di Đà Phật.

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ