Chàng trai 28 tuổi và nguyện vọng hiến tạng

2020-11-23 15:13:46.0
Chàng trai Phùng Văn Quân không biết mặt bố, mẹ cũng bỏ đi khi anh 2 tháng tuổi. Khó khăn, anh bỏ học kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng cả ông bà ngoại và anh trai đều ra đi mãi mãi. Giờ đây, hàng ngày đối mặt với bạo bệnh, anh vẫn gắng đi hát gây quỹ từ thiện giúp những mảnh đời bất hạnh.

MỤC LỤC

    1. Cuộc sống nghiệt ngã đến tột cùng của chàng trai cô độc Phùng Văn Quân

    Tìm đến thôn Tri Lai, xã Đồng Thái (huyện Ba Vì, Hà Nội) khi nhắc đến anh Phùng Văn Quân thì ai ai cũng biết và xót xa cho số phận bất hạnh của chàng trai ấy.

    Dù mới ở tuổi 28 nhưng anh Quân có vẻ bề ngoài tiều tuỵ, già hơn nhiều so với độ tuổi của mình. Căn nhà lụp xụp, nhỏ xíu nằm xa khu dân cư mà anh đang sống vốn dĩ trước đây là cái kho chứa đồ làm đồng ruộng của gia đình ông bà ngoại. Chẳng còn ai là người thân bên cạnh, nhiều năm qua, anh vẫn sống một mình hiu quạnh trong căn nhà ấy, gặm nhấm tủi hờn, đau đớn.

    Chàng trai suy thận 28 tuổi

    Sinh ra tại một vùng thôn quê, bố bỏ mẹ con Quân từ khi anh chưa chào đời. Khi anh được 2 tháng tuổi, mẹ anh cũng bỏ đi. Đến nay, anh cũng chưa một lần được gặp lại mẹ. Ngày qua ngày, hai anh em Quân được ông bà ngoại cưu mang, chăm sóc. Ông bà cũng chính là điểm tựa duy nhất mà hai anh em có.

    Căn nhà nhỏ của anh Quân trước đây từng là một cái kho chứa đồ được cải tạo để anh sinh sống

    Nam thanh niên qua đời hiến tạng cứu sống 6 người khác

    Tuổi thơ của hai anh em Quân gắn liền với ông bà ngoại nhưng lại chẳng có bạn bè. Có lẽ, không ai muốn cho con mình gần gũi với "đứa mồ côi". Ngày tháng trôi đi, ông bà ngày càng tuổi cao, sức yếu, nhập viện liên miên. Anh trai Quân cũng mắc căn bệnh suy thận mãn tính từ khi lên 3 tuổi.

    Hàng ngày nhìn cảnh ông bà lay lắt nuôi hai anh em, khiến Quân không thể kìm được lòng. Năm lên lớp 6, Quân quyết định tự ý nghỉ học để đi làm kiếm tiền, giúp đỡ ông bà và chăm anh trai bệnh nặng.

    "Đi làm, kiếm tiền nuôi ông bà, nuôi anh", Quân chỉ nghĩ được vậy rồi nghỉ học. Thế nhưng, suy nghĩ đơn giản của cậu bé lên 12 tuổi ấy sớm bị dập tắt ngay sau khi "bước vào đời".

    "Sau đó mình đi đến đâu xin việc họ cũng đuổi mình về. Người ta bảo mình tuổi này là tuổi học hành, chưa đến lúc phải đến nỗi đi làm kiếm tiền. Thậm chí nhiều người còn nghĩ mình là đứa trẻ hư hỏng, không chịu học hành bỏ nhà đi làm", anh Quân nhớ lại.

    Căn nhà tuềnh toàng của anh Quân không có lấy một món đồ giá trị

    Con trai thay mẹ đăng ký hiến tạng cha để cứu người

    Không xin được việc, Quân lại trở về nhà tay trắng. Khi ấy, dù còn nhỏ tuổi nhưng Quân có ý chí mạnh mẽ, Quân không chấp nhận số phận, không muốn ông bà phải khổ cực và nhìn anh trai ngày ngày phải chịu đau đớn. Thế rồi, Quân ra sông mò mẫm, ngụp lặn ở các con mương để bắt con cua, con cá bán lấy tiền chữa bệnh cho anh.

    Khi thấy mình lớn hơn một chút, Quân đi xin được chân phụ hồ được bao ăn, bao ở nên tiền kiếm được Quân gửi về cho ông bà để chi tiêu gia đình, chữa bệnh cho anh.

    Tưởng rằng cuộc sống cứ thế trôi đi trong yên bình bên người thân nhưng đến năm 2009, Quân nhận thấy sức khoẻ mình giảm sút lạ thường. Quân vẫn cố đi làm và chỉ nghĩ do mình làm việc quá sức nên mệt mỏi. Đến khi không còn sức lực nữa anh mới đến bệnh viện thăm khám.

    Anh Quân buồn rầu kể về cuộc đời bất hạnh của mình

    Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán anh bị mắc căn bệnh suy thận quái ác: "Giai đoạn cuối rồi. Các bác sĩ bảo vậy, sức khoẻ sẽ ngày càng giảm sút, nhưng mình không dám nói với gia đình vì sợ ông bà và anh lo lắng. Khám xong mua thuốc rồi cũng đi về chứ không có ý định nằm viện vì mình đâu có tiền", anh Quân kể.

    Xem thêm các bài viết thuộc chuyên mục Phật Pháp Nhiệm Màu

    Hàng ngày anh vẫn cố gắng đi làm, khi trong mình vẫn đang phải đối mặt với căn bạo bệnh. Anh bảo, khi ấy anh là chỗ dựa duy nhất của ông bà ngoại và anh trai nên không thể từ bỏ. Cũng chính vì vậy, bệnh tình mỗi ngày một nặng hơn, nó tàn phá cơ thể anh từ một chàng trai trẻ trở nên tiều tuỵ và trông già đi.

    Đau đớn hơn, năm 2011, anh trai anh Quân ra đi mãi mãi sau 19 năm chống chọi với bệnh tật khi mới bước sang tuổi 22. Các năm sau đó, ông bà ngoại anh cũng lần lượt ra đi. Anh chỉ còn một mình cô độc chống chọi với căn bệnh trong ngôi nhà nhỏ.

    "Nhiều lúc mình có cảm giác thèm người nói chuyện lắm. Ước ai đó đến nhà mình nói những câu chuyện linh tinh thôi mình cũng vui rồi. Một mình trong căn nhà hiu quạnh, đêm xuống vắng lặng đến rợn người. Chắc mẹ mình sinh mình ra vào cung giờ xấu, cuộc đời mình không có được vui", Anh Quân tâm sự.

    Từ một chàng trai nặng 60kg, cơ thể anh bị phù nề sưng lên 74kg, nhiều phần da trên cơ thể cung bị rạn thành từng mảng lớn.

    Hơn 600 bác sĩ, cán bộ y tế đăng ký hiến tạng

    "Nếu ông trời muốn mình phải ra đi, mình cũng đã sẵn sàng cho điều đó từ lâu rồi. Mình muốn cố gắng sống thật tốt những ngày còn khoẻ", anh Quân chia sẻ

    "Khi mình không cố được nữa thì mong được hiến những phần lành lặn cho y học"

    Nhắc về căn nhà nhỏ lụp xụp nơi mình đang sinh sống, anh Quân tâm sự: "Trước đây nó không phải là nhà. Đây vốn là cái kho chứa đồ đi làm đồng ruộng của ông bà ngoại. Ngày trước cậu của mình sống cùng ông bà ngoại nhưng cậu bị mắc bệnh tâm thần nên mỗi khi lên cơn cậu thường chửi bới, đánh đuổi bọn mình đi. Ông bà thấy thương quá nên cho bọn mình ra đây ở cho đỡ khổ", anh Quân kể.

    "Sống thế này mình cũng phải đấu tranh tư tưởng nhiều lắm. Nhiều lần cũng chỉ muốn làm một liều thuốc ngủ cho xong nhưng suy nghĩ mãi lại thôi. Cũng may có âm nhạc, nhiều khi mình thở cũng khó khăn nhưng khi đỡ đau mình lại hát được. Âm nhạc cũng làm mình trở nên mạnh mẽ hơn", anh Quân tâm sự.

    Đối mặt với muôn vàn bất hạnh nhưng anh Quân vẫn luôn nghĩ đến những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. Anh tham gia vào một nhóm thiện nguyện rồi cùng một số thành viên khác đi hát tại một số hàng quán để lấy tiền gây quỹ từ thiện.

    "Nếu được ghép thận thì tốt lắm, nhưng mình không dám ước điều đó vì xa vời với mình. Giờ mình chỉ có nguyện vọng là nếu như đến một ngày nào đó, mình không còn cố gắng được nữa, thì mong được hiến các bộ phận khoẻ mạnh cho y học", anh Quân tâm sự

    2. Hiến tạng cứu người: Phép mầu có ở mỗi người

    "Khoảng hai tháng trở lại đây, sức khoẻ mình yếu quá nên không thể đi làm phụ hồ được nữa. Các hoạt động của nhóm thiện nguyện thì mình vẫn tham gia. Kinh phí xin được thì bọn mình hỗ trợ một số cụ già neo đơn và em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đợt vừa rồi, bọn mình cũng gác lại hoạt động hỗ trợ này để dồn kinh phí hỗ trợ đồng bào Miền Trung gặp bão lũ", anh Quân tâm sự.

    Giờ đây, khi chỉ còn một mình, anh Quân chẳng còn mong ước nào to lớn cả. Anh bảo: "Nếu được ghép thận thì tốt lắm, nhưng mình không dám ước điều đó vì xa vời với mình. Giờ mình chỉ có nguyện vọng là nếu như đến một ngày nào đó, mình không còn cố gắng được nữa, thì mong được hiến các bộ phận khoẻ mạnh cho y học. Mình chỉ hỏng mỗi hai quả thận thôi mà, những bộ phận khác mình sẽ giữ gìn khoẻ mạnh", Quân nghẹn lại.

    "Các bác sĩ bảo, nếu chạy thận sẽ tốt cho sức khoẻ mình hơn, nhưng mình không muốn vậy. Nếu chạy thận thì xác định mình phải gắn bó từ giờ tới khi chết đi ở bệnh viện. Mình muốn được làm những gì thấy thoải mái, tự do. Nếu ông trời muốn mình phải ra đi mình cũng đã sẵn sàng cho điều đó từ lâu rồi. Mình muốn cố gắng sống thật tốt những ngày còn khoẻ", anh Quân tâm sự.

    3. Hiến tạng cứu người theo quan điểm của Đạo Phật:

    Từ trước đến nay, khi nhắc đến việc mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác, nhiều người ái ngại do quan niệm khi chết cần phải lành lặn và đầy đủ các cơ phận. Việc yêu quý xác thân khi sống cũng như lúc chết là tập nghiệp sâu dày của con người. Một phần họ chịu ảnh hưởng lâu đời của văn hóa địa táng khi sống cần có nhà, lúc chết phải có mồ.

    Bằng cách áp dụng triết lý Phật giáo, người Phật tử có quan niệm về sống chết nhẹ nhàng hơn. Theo nhà Phật, mỗi con người được chia gồm hai phần, thân thể được gọi là sắc uẩn và tâm thức còn được gọi là thọ, tưởng, hành hay thức uẩn. Khi chết, tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại thì trả về cho đất, nước, gió, lửa; nơi mà nó sinh ra. Thân người chết hay xác chết vì thế không có gì quan trọng, an táng cách nào cũng được. Người Phật tử chấp nhận các cách thức tống táng ngoài truyền thống địa táng như hỏa táng và thiêu, rải tro cốt, kể cả hiến xác cho y học khá dễ dàng.

    Trong Phật giáo có khái niệm bố thí nội tài bên cạnh bố thí các tài sản vật chất, bố thí tri thức và bố thí niềm vui, không sợ hãi. Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm toàn bộ sự sống trên cơ thể con người và ở mức độ mà y học ngày nay quan tâm là những tri phần trực thuộc trong sự sống này bao gồm hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học. Phật giáo về bản chất, lý thuyết và thực tiễn là khích lệ việc hiến mô, tạng, vì đó là sự bố thí nội tạng.

    Vào thời điểm khi Đức Phật đề cập đến sự khích lệ, bố thí nội tài thì nhiều người không hiểu là Ngài nói đến điều gì, vì khi đó y học chưa tiến bộ như ngày nay. Khi y học phát triển thì tầm nhìn của Đức Phật về khích lệ lòng nhân ái mang lại sự sống là rất sâu sắc. Do đó những người tu học Phật có được thuận lợi ở chỗ là đã được Đức Phật khích lệ hãy hiến tặng bằng lòng từ bi lớn, bằng thái độ vô ngã lớn, bằng sự quan hoài lớn đối với những ai có nhu cầu lắp ghép để sự sống của họ có thể tái sinh thêm một lần nữa ngay trong kiếp sống này. 

    Đi theo Phật giáo thì cái chết không phải là dấu chấm cuối cùng trong cuộc đời. Chỉ trong vòng vài tích tắc sau khi chết là sự sống được tái sinh trong hình thái một phôi thai của một người mẹ mới. Lúc đó thì tâm thức của người chết đã hiến mô, tạng và thi thể sẽ được tái tạo trong bào thai của một người mẹ mới và phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ đó, di truyền của người mẹ và người cha mới nên khi sinh ra vẫn toàn vẹn, ngoại trừ những trường hợp bị dị tật bẩm sinh do chế độ ăn uống không thích hợp trong thời kỳ mang thai.

    Đồng thời, những món quà mà người hiến tạng để lại thông qua việc hiến tặng mô, tạng sẽ là cơ hội sống cho rất nhiều người trong đó có những người bạn chưa hề quen biết. Dù người hiến tạng không muốn thì họ vẫn trở thành “bất tử”, là “Anh hùng” trong trái tim của rất nhiều người đang sống. Bởi vậy, đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.

    4. Những Người Nên Hiến Tạng :

    Phật giáo quan niệm chết lâm sàng với các biểu hiện như tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết. Phải mất thêm một thời gian nữa thường là sau 8 giờ, đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết. Bởi khi thần thức chưa ra khỏi xác thân mà có những can thiệp, tác động khiến người chết không vừa ý, hoặc đau đớn thì thần thức khởi phiền não, oán giận, hình thành cận tử nghiệp xấu, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh.

    Thường thì người Phật tử có tâm nguyện hiến xác sau khi chết lâm sàng khoảng 8 giờ, thân nhân mới báo tin cho các cơ quan hữu quan đến nhận xác. Sự chậm trễ này là có chủ ý, sẽ giữ cho thần thức an tịnh ra khỏi xác thân, tránh tạo ra cận tử nghiệp xấu cho người chết. Tuy nhiên, sự trì hoãn này khá bất lợi cho bên cơ quan nhận xác vì nhận xác càng sớm sẽ bảo quản tốt và dễ hơn.

    Hiến xác là cho/tặng cả xác thân để phục vụ nghiên cứu, học tập, thực hành giải phẫu. Hiến tạng là cho/tặng một số cơ phận nội tạng, mô như gan, thận, giác mạc... để cấy ghép cho người bệnh đang rất cần. Hiến tạng khác hiến xác ở chỗ là phải thực hiện ngay sau khi chết não, không được chậm trễ. Như vậy, theo Phật giáo, những Phật tử nào mang tâm nguyện thí xả cao cả, chí nguyện thật kiên cường, làm chủ cận tử nghiệp bất động như tâm nguyện Bồ tát mới có thể hiến tạng để mình và người đều được lợi ích. Tuy nhiên, nếu thiếu hiểu biết và không tự lượng sức để tạo cận tử nghiệp xấu thì chưa hẳn là điều hay. 

    Một số nguồn bài viết: ( Báo Dân Trí có Số tài khoản của em Quân)

    Bài viết trên báo Dân Trí trực thuộc bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội  : Nhói lòng tiếng kêu cứu khắc khoải của chàng trai suy thận

    Bài viết trên báo Phật Giáo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Chàng trai không người thân thích và nguyện vọng hiến tạng ở tuổi 28

    Cập nhật tình hình đến ngày 23-11-2020: Hiện tại em Quân đã vào bệnh viện Bạch Mai, hy vọng qúy bạn đọc giúp đỡ một phần nhỏ để giúp em có kinh phí ghép thận. Trung bình chi phí cho 1 ca ghép thận từ 100 triệu đến 400 triệu đồng.

     

     

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ