Cúng Dường Tam Bảo và ý nghĩa các vật phẩm cúng Phật

2021-01-29 08:26:24.0
Chúng ta thường thấy có rất nhiều Phật tử mua hoa tươi, trái cây... cúng dường Phật, Bồ Tát. Vậy ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường đó là như thế nào?

MỤC LỤC

    Chúng ta thường thấy có rất nhiều Phật tử mua hoa tươi, trái cây... cúng dường Phật, Bồ Tát. Vậy ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường đó là như thế nào?

    “Cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi các bậc tôn kính như Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ, những người có công truyền đạt đạo lý làm người, điều hay lẽ phải như ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng đời đời giúp ta an trụ trong chánh pháp, hiểu rõ chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều là bà con quyến thuộc của nhau trong nhiều đời, nhiều kiếp, cho nên hành động bố thí đối với họ ta phải gọi là cúng dường.

    Trước hết, cha mẹ là hai đấng sanh thành mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn, lo cho ta ăn học tới nơi tới chốn, dựng vợ gã chồng, tạo cho ta gia tài sự nghiệp, ta phải có trách nhiệm cúng dường cha mẹ khi tuổi già hay lúc bệnh hoạn, ốm đau (nghĩa là yêu quý và phụng dưỡng cha mẹ.)

    I. Cúng Dường Tam Bảo

    1. Mục đích của sự Cúng dường Tam bảo: Có 3 mục đích chính

    •  Duy trì ngôi Tam bảo được tồn tại để tiếp tục giáo hóa chúng sanh.
    •  Phát triển ngôi Tam bảo cho phù hợp với thời đại mới, không bị mai một, lạc hậu
    •  Bảo vệ Tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, mưu hại.

    2. Cúng dường Tam bảo gồm có:

    •  Cúng dường Phật bảo
    •  Cúng dường Pháp bảo
    •  Cúng dường Tăng bảo

    “Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.

    Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng.
    Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa.
    Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp.

    Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.” – Hòa thượng Thích Thanh Từ

    3. Các cấp của Cúng dường: Cúng dường có 3 cấp

    • Phẩm vật cúng dường
    • Kính tín cúng dường
    • Hạnh cúng dường

    Phẩm vật cúng dường: là dâng Phật, Bồ Tát và chư Tăng những vật chất như thực phẩm, hoa, áo quần, vật dụng…

    Kính tín cúng dường: là dâng lên tấm lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối vào Phật. Phần kính tín cao hơn phẩm vật cúng dường.

    Hạnh cúng dường: là biến giáo lý của Phật thành hành động lợi ích cho chúng sanh. Đây là cúng dường cao nhất.

    4. Cúng dường Phật bảo

    Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Đức Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.

    Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:

    • Hương thơm
    • Đèn sáng
    • Hoa tươi
    • Trái cây
    • Nước trong
    • Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

    Nhưng quý nhất để cúng dường lên Phật là 5 món diệu hương:

    • Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật
    • Định hương: Tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm
    • Huệ hương: Chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.
    • Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.
    • Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật

    5. Cúng dường Pháp bảo

    Trước hết phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy.
    Sau đó, nếu có tài chánh thì nên xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.
    Người có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.

    6. Cúng dường Tăng bảo

    Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.
    Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.
    Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

    II. Ý nghĩa Vật phẩm cúng Phật 

    1. Ý nghĩa của việc cúng hoa

    Cúng hoa trước tượng Phật tượng trưng cho việc tu nhân. Thế gian hay Phật pháp đều không rời nhân quả, đều dựa trên nền tảng của nhân quả. Đa số các loại hoa cùng có chung mục đích, đó là tỏa ra hương thơm. Thấy hoa, chúng ta nghĩ ngay đến việc phải tu nhân thiện, bằng những việc làm có ích cho mọi người, mọi loài. Có thế, tương lai chúng ta mới gặt hái quả tươi tốt. Trong cuộc sống hằng ngày, khi ứng xử, giao tiếp với mọi người, ta cần phải tỏa ra hương thơm của đức hạnh, phẩm chất, làm tấm gương sáng cho người noi theo..

    Dâng hoa cúng dường Tam bảo chính là cơ hội để mình học từ hoa những bài học vô thường, hương thơm đức hạnh, khéo nói thì phải khéo làm… Từ việc dâng hoa cúng dường thường ngày, nếu khéo tác ý thì việc cúng dường ấy cũng trở thành một pháp tu thiết thực, mang đến an lạc cho hàng Phật tử.

    Hãy học những hạnh lành của các ngài để noi theo tu tập. Tu phải hành, cũng giống như nói là phải làm, chứ nói mà không làm thì lời nói vô dụng, không đem đến kết quả hay lợi ích chi cả, ví như hoa có sắc nhưng chẳng có hương thơm.

    Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện.

     2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

    Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.

     Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tu trồng hoa tốt. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

    Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.

     Giữ được hạnh trì giới, thì thân – khẩu – ý được thanh tịnh, an lạc, ngăn ngừa được các hạnh nghiệp xấu ác, được mọi người xung quanh hoan hỷ tin tưởng, kính trọng. Phật dạy: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Hiện nay, ngoài xã hội có rất nhiều loại bệnh kỳ lạ, những cuộc xảy bất hòa, chiến tranh đều do bởi cửa miệng mà ra.

    3. Ý nghĩa của việc cúng thực phẩm

    Cúng dường thực phẩm mới, sạch cho Tam bảo là thể hiện tâm thành kính, ngưỡng mộ Đức Phật. Chúng ta muốn mình dùng những thức ăn ngon thì phải lấy những thứ mình ưa thích đó cúng dường đến Phật và Bồ tát.

    Lợi ích bố thí cúng dường bằng thức ăn không cần nhiều hay cầu kỳ nhiều món, ai có gì cho nấy, chỉ cần đảo bảo cho các vị tăng ni có bữa ăn đạm bạc, đơn giản, đủ sức tụng kinh, gõ mõ, tu luyện là được.

    4. Ý nghĩa của việc cúng thắp hương

    Hương hay nhang cũng là một biểu hiện của Phật pháp. Đốt nhang là phương pháp nhắc nhở chúng ta học tập, nghĩ đến việc tu giới, tu định, tu tuệ.

    Ý nghĩa người Việt Nam thường thắp ba nén hương như sau: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

    Ba loại hương này thuộc năm phần pháp thân cùng hai loại nữa là giải thoát và giải thoát tri kiến hương. Cho nên dùng phương pháp cúng dường là để tự nhắc nhở mình tu học giới, định và tuệ.

     5. Ý nghĩa của việc cúng đèn

    Mục đích của đèn là tỏa ra ánh sáng. Giúp cho người sử dụng thấy được những vật xung quanh. Do đó, việc thắp đèn cúng dường Phật được hiểu là thiêu đốt chính mình, chiếu sáng kẻ khác; nghĩa là Phật tử đem những lời dạy từ trong kinh điển của đức Phật áp dụng vào cuộc sống, dùng thân giáo làm tấm gương sáng cho mọi người học theo, noi theo, để cùng nhau được giải thoát.

    Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy, ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu.

    Đèn giúp tịnh nghiệp vô minh, đặc biệt là xua tan bóng tối cõi trung ấm, đặc biệt cho người đang trong giai đoạn cận tử, 49 ngày sau khi chết.

    Nhất là đèn dầu, ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Đó là phương pháp dạy chúng ta cầu trí tuệ, xả mình vì người, lấy trí tuệ, năng lực của chính mình mà phục vụ cho xã hội. Trợ giúp cho tất cả chúng sinh mà không cầu đền đáp, đó là phương pháp Phật dạy chúng ta.

    6. Ý nghĩa của việc cúng nước trong

    Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn, trí - ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày”.tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm chân thật, thanh tịnh, bình đẳng, vì vậy mới nói nước là vật phẩm cúng dường quan trọng.

     Vì lý do này mà cúng nước là phương pháp cúng dường cực kỳ thù thắng. Không ai mang nước ra cúng mà băn khoăn ít nhiều, mắc rẻ. Nước là món dễ kiếm, bất cứ một ai, dù giàu hay nghèo, đều đủ khả năng cúng mỗi ngày. Đây là phương pháp tạo công đức dễ dàng nhất, lại không bị tâm lý tham lẫn làm tổn hại công đức.

    Chỉ cần nước sạch sẽ tinh khiết. Có thể đun sôi để nguội hoặc nước mưa, nước giếng, nước lọc đều được, không cúng nước nóng.

    7. Ý nghĩa của việc cúng dường bằng tâm sáng

    Chúng ta phải hiểu rằng cúng dường là để tâm ta thanh tịnh, là ta được nhắc nhở về những bài học của Phật, Bồ Tát vì các Ngài không cần những thứ kể trên và ý nghĩa các vật phẩm cúng dường là trong con mắt người thường nhằm nhắc nhở bản thân noi gương Phật và Bồ Tát về cách sống, lối tu tập.

    Chư Phật và Bồ tát có năng lực rất lớn, trí tuệ cao sâu vậy mà cũng không thể thay đổi được luật nhân quả, Phật và Bồ tát không thể giúp chúng ta thăng quan phát tài, chỉ có thể dạy chúng ta phương pháp tu học. Chúng ta nếu hiểu được rồi nương theo đó mà tu học.

    Chớ nên cúng dường xuất phát từ tâm tham, ví dụ như một người đệ tử mua một cái chuông thật đắt để cúng dường sư phụ và chỉ mong nhìn thấy sư phụ có dùng cái chuông của mình chứ không phải của người khác. Nếu sư phụ mang chuông tặng cho người khác, chắc chắn trong bụng sẽ không vui, nghĩ sao cái chuông mình tặng mà Thầy lại nỡ lòng đem cho người khác.

    Tất cả mọi trạng thái tâm lý này rất quen thuộc với chúng ta, mặc dù đã cúng dường nhưng vẫn tiếp tục giữ làm của mình, không xả được tâm lý tiếc lẫn. Chính tâm lý tiếc lẫn này sẽ khiến công đức bị chiết giảm trầm trọng, thậm chí không còn công đức gì lại còn tạo thêm ác nghiệp..

    "Nhân chi sơ tính bản thiện" nhưng chúng ta do vô minh nên có vọng tưởng, chấp trước và phân biệt. Chính nguyên nhân này mà hàng ngày chúng ta dễ nổi sân hận, hân biệt, vọng tưởng và chấp trước, thương ghét, giận hờn.

     Vì vậy, Phật pháp dạy cho chúng ta phương pháp nuôi dưỡng thân tâm. Đến như phước báo cũng vậy, người giàu sang có thể đạt được hạnh phúc mỹ mãn, người nghèo hèn cũng có thể đạt được hạnh phúc tương đồng, và người người cũng đều có thể đạt được hạnh phúc như vậy.

     Chúng ta gieo nhân gì nhất định sẽ thọ quả ấy, đạo lý này tuyệt đối không sai. Nếu đời quá khứ và trong hiện tại, chúng ta không chịu tu nhân, lại muốn phát tài thì tài đâu mà có!

    Phật, Bồ tát không thể nào thay đổi quy luật tự nhiên, chính chúng ta đã gieo nhân bố thí, khi nhân duyên đến giai đoạn chín mùi, tự nhiên chúng ta có thể phát tài mà chẳng phải do Phật, Bồ tát hay thiên thần linh hiển.

    Vì thế, cúng dường là điều tốt nhưng cẩn thận kẻo bị khác lừa bởi những kẻ tham lam, nên hiểu đơn giản cúng dường Phật và Bồ tát chỉ là một pháp tượng trưng, không phải là nhu cầu.

     Chúng ta dùng những vật phẩm cúng dường là từng giây từng phút nhắc nhở chúng ta, ngày ngày tiếp xúc ngoại cảnh lục trần phải luôn luôn niệm niệm tỉnh giác, không bị mê hoặc, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm.

     

     

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ