Đêm Giao Thừa Tụng Kinh Gì thì tốt ?

2023-01-14 19:50:33.0
Truyền Thống của Phật Giáo Đại Thừa ( Phật giáo Phát triển) thì thường cầu an nên hay tụng Kinh Phổ Môn, Kinh Dược Sư - Phật Giáo Nguyên Thủy thường tụng Kinh Châu Báu, Kinh Tam Bảo, Kinh Nhân Quả Nghiệp Báo Sai Biệt, Kinh Điềm Lành ...

MỤC LỤC

    1. Cầu an đầu năm

    Đã là con người, ai ai trong chúng ta cũng có mong cầu sự bình an, bình an trong tâm và bình an đối với gia đình, quyến thuộc, công việc,...rộng hơn quê hương, đất nước, thế giới...Dù là cầu an cho đối tượng nào đi chăng nữa, chúng ta cũng luôn phải nhớ cầu an đúng pháp gọi là "Tác pháp Cầu an" nghĩa là người cầu xin được bình an, người Chủ sám cầu an và những người tham dự lễ cầu an đều phải chí thành để tạo năng lượng mạnh mẽ thiện lành hầu trợ duyên cho người cầu bình an được thành tựu điều cầu xin. 

    Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, nếu chúng ta cầu nguyện đúng cách thì “có kết quả”. Vậy thế nào là đúng cách, ngài giải thích rằng: “Sự cầu nguyện là phải có năng lượng, tương đương với vấn đề phải có dòng điện trong đường dây điện thoại. Trong sự cầu nguyện, dòng điện đó là tình thương, là chánh niệm, là chánh định. Phải có niệm, phải có định, phải có tuệ, và phải có tình thương (tức là từ và bi), thì mới có hy vọng thành công trong sự cầu nguyện… Nếu chúng ta có năng lượng của niệm, của định, của từ, và của bi thì chúng ta có thể cầu nguyện được, và hiệu quả của sự cầu nguyện có thể tức thời, xảy ra cùng một lúc với sự cầu nguyện”.

    Ví dụ như chúng ta được mời đến dự lễ cầu an cho gia chủ, nhưng trong lúc khóa lễ, chúng ta không nhất tâm vào việc mình đang làm, để thân, khẩu, ý lơ đãng đến những chuyện vu vơ nào đó sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của việc cầu an.

    2. Tại sao tụng kinh đầu năm lại có tác dụng cầu an

    Theo Thuyết Nhân Quả của Đạo Phật "Tạo Nghiệp Thiện Lành thì Có Quả An Vui" khi chúng ta tụng Kinh lúc này thân - khẩu -ý được thanh tịnh, thân không làm việc ác, miệng không nói lời xấu, và đặc biệt, nếu ý suy nghĩ theo nghĩa Kinh thì đạt được diệu dụng rất lớn. Khi chúng ta gieo qua Thiện lành từng ngày, từng giờ, thì kết quả sẽ nhận được quả tốt cho ngày mai, cho hôm sau, hoặc ngay trong chính thời điểm đó ta được an lạc.

    Đêm giao thừa nên tụng kinh gì để được Phước Báu

     

    3. Tụng Kinh Nào Tốt Nhất

    - Kinh của Phật thì Kinh nào cũng quý giá, có kinh thì nói diệu lý sâu xa, có kinh nói diệu lý bình dân. Ví dụ Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa là những kinh sâu xa nhưng cũng không thể nói Kinh nào quý hơn Kinh nào vì Pháp của Phật là thuốc trị bệnh cho chúng sinh, Pháp của Phật không có phân cao thấp, Pháp nào không quan trọng, quan trọng pháp nào phù hợp là pháp hay, pháp tốt với chúng ta.

    Ví dụ như Sâm rất bổ, nhưng bị đau bụng thì uống sâm lại bị dữ dội hơn, mặc dù Becberin thì không quý như Sâm nhưng ngay lúc này thì dùng Becberin sẽ hiệu quả hơn sâm, do đó mà: 

    - Kinh nào chữa đúng bệnh cho chúng sinh thì Kinh đó là quý giá nhất.

    - Miễn là hiểu được Kinh Phật và Hiểu được lời Phật dậy mới là Lợi ích.

    4. Nên Tụng Kinh Gì vào Đêm Giao Thừa

    - Truyền Thống của Phật Giáo Đại Thừa ( Phật giáo Phát triển) thì vào đêm giao thừa thường cầu an nên hay tụng Kinh Phổ Môn,

    Tùy vào mục đích mà chọn lựa Kinh phù hợp ví dụ như muốn Cầu Siêu thì tụng Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng. Muốn khỏi bệnh thì Tụng Kinh Dược Sư. Ngắn gọn hơn thì tụng Chú như Chú: Chú Lăng Nghiêm và Thập Chú, Chú Đại Bi...

    - Phật Giáo Nguyên Thủy thường tụng Kinh Châu Báu, Kinh Tam Bảo, Kinh Nhân Quả Nghiệp Báo Sai Biệt, Kinh Điềm Lành ( Kinh Parita - Bảo hộ cho người ấy được tốt đẹp)

    - Dù tụng Kinh nào cũng đều công đức vô lượng. Trong những ngày Tết việc tụng kinh là rất tốt, có tu tập là có phước báu, nếu thật sự làm được như vậy thì đón xuân rất vui có nhiều thiện nghiệp, điềm lành, một năm an khang thịnh vượng.

    Do đó tùy vào điều kiện, nhân duyên mà Phật Tử tùy ý lựa chọn bộ Kinh định tụng.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ