Cuộc đời này nhiều ngang trái lắm. Cha mẹ khi sanh con muốn con mình sau này khôn lớn được tốt, được nên người. Nhưng đến khi lớn khôn, chúng muốn tu, muốn ăn chay, muốn làm người tốt trong xã hội thì Cha Mẹ hay người chồng không cho (phàn nàn, lời vào lời ra). Chắc là họ muốn người vợ hay con mình đi cờ bạc, uống rượu, tà dâm... như vậy họ mới chịu hay sao ấy. Đứa con mình hay vợ/chồng, ai biết tu hành thì mình nên ủng hộ về vật chất hay tinh thần, có đâu lại đi cản trở?
Họ tu được, bạn phải nên hoan hỷ. Vì họ tu thì đâu có cờ bạc, đâu có tà dâm, đâu có làm điều gì xấu, gây tội lỗi cho gia đình, cho xã hội?
Bạn thân mến! Trong cái xã hội mà nhu cầu hưởng thụ đang ngày càng “leo thang”, không ít bạn trẻ đã bị cuốn vào dòng xoáy ấy để rồi phải chịu thương tích dai dẳng cả cuộc đời. Có thêm một người trẻ có được những suy nghĩ như bạn hẳn là một tin vui đối với cuộc sống.
Bạn mến! Mình rất đồng cảm với bạn. Bởi lẽ cách đây 9 năm, mình cũng đã đứng ở “thế” như bạn ngày hôm nay: tâm bồ đề thì “rừng rực cháy” mà song thân thì chẳng hiểu cho. Mẹ mình cũng đã từng nói tương tự như mẹ bạn: “Nhà này vô phước nên mới có con đi tu”. Mình giận và trách mẹ đã cản ngăn. Nhưng sau đó thì nhận ra rằng, mẹ nói vậy; bởi mẹ chưa hiểu (gia đình mình thuần túy tín ngưỡng đạo thờ cúng tổ tiên, và ba mẹ không hiểu nhiều về đạo Phật). Hơn nữa, đó cũng là một cách thể hiện tình thương của ba mẹ dành cho con cái thôi. Bởi vì, ba mẹ nghĩ rằng: “Nó sẽ cực khổ khi đi tu, và mình sẽ mất nó mãi mãi”. Bạn đã trải qua cái cảm giác sắp mất một cái gì quý giá chưa? Tình yêu thông thường của người đời là vậy đó; “hơi” có chút vướng mắc. Muốn mẹ chấp nhận nguyện vọng của mình thì cần phải giúp mẹ hiểu. Nhưng vội vàng, thiếu khéo léo sẽ làm hỏng mọi việc. Yếu tố giúp mình thành công trong việc thuyết phục mẹ là thời gian cộng với một chút sự kiên nhẫn, sự mềm dẻo, và nhất là không nên trách móc giận hờn, xa lánh mẹ. Tự làm thuyết khách cho chính mình mà rời bỏ đối tượng sao mong thuyết phục được đối tượng phải không? Hãy giúp mẹ tiếp xúc với đạo Phật qua những băng giảng, sách, những mẩu chuyện có thực (những khổ đau được chuyển hóa, những tệ nạn được thay đổi, những mảnh đời vượt lên được nhờ có phương pháp thực tập của đạo Bụt); nhưng mỗi ngày một ít thôi, vì thuốc có hay mức nào đi nữa mà nhiều quá thì cũng phản tác dụng. Bạn có thể một mặt tự làm thuyết khách cho chính mình một mặt nhờ người có tiếng nói trọng lượng, có được niềm tin và sự tin tưởng của mẹ làm thuyết khách giúp. Nhưng điều quan trọng, điều có giá trị quyết định thay đổi được cục diện vẫn là nơi chính bạn. Xuất gia cũng như xuất giá vậy. Nhà gái cần biết được một cách rõ ràng, nhà trai có ổn định không? Có đảm bảo được cuộc sống cho con gái mình không? Bạn đã thể hiện được gì để thuyết phục được mẹ bạn rằng, “nhà trai” có thể “đảm bảo” cho cuộc sống của bạn? Cái cụ thể nhất mà bạn có thể giúp “nhà gái” hiểu được “nhà trai” là cách vận dụng những phương pháp thực tập của đạo Phật trong cách hành xử hằng ngày của bạn với những người thương và những người xung quanh. Đó là điều bạn cần làm nhất lúc này.
Bạn mến! Chữ tu có nghĩa là sửa. Chuyện sửa đổi không liên quan nhiều lắm đến việc mình có cạo đầu hay không cạo đầu, mặc áo nâu hay mặc áo “màu”. Những lời Phật dạy dành cho tất cả mọi người; tu sĩ cũng được hưởng mà cư sĩ cũng được hưởng. Bạn biết không, có nhiều cư sĩ đã thực tập rất giỏi; họ có nhiều chuyển hóa trong nội tâm, họ phục hồi được niềm tin, và họ có cách sống rất hay. Như vậy, nói người tu sẽ giúp được nhiều người hơn thì chưa chắc. Bởi nhiều người tuy xuất gia nhưng khổ đau, khó khăn vẫn còn nguyên như khi chưa xuất gia. Nguyên do là vì họ không có được một phương pháp thực tập cụ thể rõ ràng để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau của chính họ. Nếu chưa tự giúp được chính mình thì làm sao có khả năng giúp được người khác. Tuy nhiên, được xuất gia, mình sẽ có nhiều cơ hội hơn để tu tập, để chuyển hóa so với người cư sĩ.
Vì người đệ tử Phật lúc nào cũng cố gắng giữ gìn năm giới:
một cách trọn vẹn nhất.
Họ sống chung thủy một vợ một chồng, sống có hiếu giữa hai bên chồng và vợ, dạy con ngoan, sống lương thiện... Như vậy là quá tốt rồi.
Người phụ nữ hay đàn ông nào biết quay về ba ngôi Tam Bảo, biết giữ năm giới, biết tôn kính Phật, biết kính trọng Sư... thì người đó đáng nên lấy làm vợ hay làm chồng. Bởi họ chính là người tạo phúc, mang phước báo đến cho gia đình.
Gia đình nào có người biết tu là đại phước báo vậy.