Giải Hạn theo Phật Giáo

2021-05-15 16:34:25.0
Các nhà tu hành cho rằng trong giáo lý nhà phật không có việc cúng sao giải hạn. Đối với phật giáo, không có ngày xấu, ngày đẹp, sao xấu, sao tốt như nhiều người lầm tưởng.

MỤC LỤC

    Trong giáo lý Phật giáo không có việc cúng sao giải hạn đầu năm, việc thành công hay thất bại mà chúng ta gặp trong đời đều do luật nhân quả chi phối, không có ngôi sao nào "giải" được việc này. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu giải hạn theo Phật Giáo nhé.

    Quan niệm dân gian cho rằng có 9 vì sao chiếu mệnh luân phiên ảnh hưởng đến con người. Nếu gặp sao xấu cần phải dâng sao giải hạn. Tuy nhiên, dựa trên góc nhìn của đạo Phật thì cách suy nghĩ này hoàn toàn mang tính chất mê tín dị đoan.

    Trong tín ngưỡng dân gian Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, mỗi tuổi trong một năm đều chịu ảnh hưởng của một sao. Có tất cả 9 sao lần lượt là: Kế Đô, La Hầu, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Kim Tinh, Thổ Tinh. 9 sao này cứ luân phiên ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trong từng năm.

    Các sao này có tốt có xấu. Sự tốt xấu của nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của đương số. Do đó mới sinh ra việc cắt sao giải hạn để mong làm nhẹ bớt đi những ảnh hưởng xấu khi gặp sao xấu.

    Những người đăng ký dâng sao giải hạn tin rằng cúng dâng sao có thể giúp con người giải vận hạn khi tuổi của họ bị sao xấu chiếu mệnh. Tuy nhiên, dựa trên góc nhìn của đạo Phật, cách suy nghĩ này hoàn toàn mang tính chất mê tín dị đoan.

    Các nhà tu hành cho rằng trong giáo lý nhà phật không có việc cúng sao giải hạn. Đối với phật giáo, không có ngày xấu, ngày đẹp, sao xấu, sao tốt như nhiều người lầm tưởng.

    Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, khẳng định trong giáo lý nhà Phật không có sao xấu, sao tốt cũng như ngày tháng đẹp, xấu trong năm. Phật giáo luôn lên án các hành vi mê tín dị đoan trong đó có cúng sao giải hạn, xem bói, xem ngày tốt xấu…

    Đức Phật có dạy (trong kinh Tiểu bộ, tập 4, HT. Thích Minh Châu dịch):

    “Chờ đợi các vì sao

    Kẻ ngu hỏng điều lành,

    Ðiều lành chiếu điều lành,

    Sao trời làm được gì?”.

    Trong quyển "Mê tín, chánh tín", HT.Thích Thanh Từ có nói:

    “Lệ cúng sao hạn, thật là lạc hậu lỗi thời, sao là những hành tinh cách xa chúng ta bao nhiêu ngàn cây số. Nó là cái gì mà chúng ta phải cúng! Tục lệ các chùa quê, vào ngày mùng chín tháng Giêng là cúng sao Hội. Người Phật tử nào không gửi tên cúng sao, xem như năm ấy không được bảo đảm an ninh. Song người chủ cúng sao cho quý vị, có bảo đảm an ninh chưa? Có lẽ quý vị ấy quên ghi tên mình trong bài sớ cúng sao chớ gì? Thật là vô lý, đạo lý nhân quả Đức Phật dạy rành rành trong kinh, mà người ta bất chấp. Thân tổng báo của chúng ta có lẫn lành với dữ, khi nhân lành đến thì hưởng quả lành, khi nhân dữ đến thì chịu quả dữ, không thể chạy trốn được. Chỉ có tạo nhân lành nhiều, khi quả dữ đến sẽ nhẹ đi hay giảm bớt”.

    Đến hẹn lại lên, vào dịp đầu năm mới Âm lịch, hàng vạn người lại đổ về các ngôi chùa Phật giáo để làm lễ dâng sao giải hạn nhằm tránh những tai ương, rủi ro trong năm.

    Hiện nay, những lời truyền từ câu chuyện của thế giới tâm linh như “Sao Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, “nam La (sao La Hầu), nữ Kế (sao Kế Đô)”, “49 chưa qua, 53 đã đến”…  đã len lỏi sâu vào đời sống nhân dân, đem đến cho con người nỗi sợ hãi, xen lẫn lo âu. Thay vì dành thời gian làm việc, tuân theo các quy định của pháp luật, nhiều người quẳng tiền bạc và thời gian vào những cuộc “mặc cả” với thánh thần. Các hoạt động cúng, lễ, bói toán, dâng sao giải hạn diễn ra vô cùng sôi động vào dịp đầu năm mới.

    Đại đức Chúc Phú với bài viết “Khảo sát về tín niệm cúng sao giải hạn” có nêu rõ nguồn gốc của tục cúng sao:

    “Bà-la-môn giáo là một tôn giáo đa thần (ở Ấn Độ). Trăng sao đối với người Bà-la-môn là những vị thần có năng lực đặc biệt. Trong vô vàn những vì tinh tú, trăng sao, thì niềm tin vào chín vị sao, Phạn ngữ gọi là Navagraha, Trung Hoa dịch là Cửu diệu, là một tín niệm có lịch sử hình thành rất sớm, có cơ sở lý luận rõ ràng và hiện còn được tiếp tục duy trì tại một số khu vực ở Ấn Độ.

    Theo cách hiểu xưa nay, khi bàn về thờ tự trăng sao, cụ thể là tín niệm cúng sao giải hạn, phần lớn đều cho rằng đó là một tín niệm có nguồn gốc từ Trung Hoa. Tuy nhiên, căn cứ theo William Monier, William Edward Soothill, thì tập tục phụng cúng các vì sao cũng như quan điểm về chín vị sao (Cửu diệu) vốn có mặt từ lâu trong triết học về thiên văn và ngành chiêm tinh của Ấn giáo.

    Đức Phật đã chỉ rõ: Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu. Nghiệp có thể thay đổi. Con người hoàn toàn có thể làm chủ vận mạng của mình, thông qua những nỗ lực chuyển hóa bản thân mà không phải cầu xin một vị thần thánh, hay phụng cúng một vì tinh tú nào. Đó là một trong những điểm khác biệt căn bản giữa Phật giáo và các triết phái tư tưởng tôn giáo khác tại Ấn Độ nói chung và Bà-la-môn giáo nói riêng”.

    Đức Phật đã từng căn dặn:

    “Môn đệ của ta sẽ không ếm bùa chú,

    không giải mộng, không chiêm tinh,

    không đoán lành dữ từ tiếng thú kêu,

    không làm phép chữa bệnh, hay trị vô sinh”.

    (trích "Tuvataka Sutata" - Kinh Lối đi nhanh chóng).

    Mong mọi người luôn vững đạo tâm, tìm hiểu thấu rõ hơn pháp Phật, để hạn chế niềm tin lệch lạc.

    Hạn là do con người tạo ra

    “Việc cúng sao giải hạn, giải sao vào mỗi tháng chỉ nên hiểu như một lễ cầu an để tự mình răn mình, tự tạo Nhân – Quả cho mình mà buổi lễ mỗi tháng như một dịp nhắc nhở mà thôi. Không nên hiểu việc đi giải hạn, giải sao sẽ có thể tránh được cái hạn, cái không may. Tôi thấy nhiều người đến giải hạn giải sao mà dùng cả hình nhân thế mạng, rồi hóa gây ô nhiễm và lãng phí. Nếu làm như vậy mà tránh được thì ai cứ có tiền để mua những thứ đó mà đốt sẽ tránh được hết mà không cần phải tích đức hay sao?”, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu chia sẻ.

    Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong giáo lý nhà Phật không có việc dâng sao giải hạn, nhà Phật không khuyến khích việc này.

    Phật ở tại tâm, khi chúng ta có sự tôn kính, thành tâm thì nơi nào cũng có thể cầu nguyện, không bắt buộc phải đến chùa. Đôi khi người dân có những suy nghĩ trái với giáo lý nhà phật, nghe tên một ngôi chùa thiêng, họ kéo nhau đến đó cúng bái.

    Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh, việc dâng sao giải hạn về thực chất chỉ là sự cầu an chứ không có khả năng loại bỏ tai ương và nhà chùa chỉ là phương tiện giải tỏa tâm lý, cho họ bớt lo lắng.

    Thượng tọa nói: "Hiện nay việc dâng sao giải hạn có xuất hiện ở một số chùa, ta dễ dàng nhận thấy một vấn đề trong tâm lý người dân, đó là hiệu ứng đám đông. Người nọ truyền tai người kia, kháo nhau đi giải hạn ở chùa này, chùa kia rồi đổ xô tìm đến đó mà không hiểu bản chất thực sự là gì. Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian.

    Nghi thức của lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn chứ không phải làm lễ để bài trừ được tai họa như nhiều người lầm tưởng".

    Làm thế nào mới giải được hạn?

    Phủ nhận khả năng “giải hạn” bằng nghi lễ dâng sao, quan điểm của Phật giáo cho rằng những điều tốt lành hoặc tai ương đến với mỗi người đều chịu sự chi phối của luật nhân quả - nghiệp báo. Đây là một quy luật phù hợp với tư duy khoa học, đã được người Việt đúc kết qua một câu nói ngắn gọn: “Ở hiền gặp lành”.

    Nói cách khác, không phải một thể lực siêu nhiên nào mà chính hành vi ứng xử của mỗi người trong cuộc sống sẽ quyết định việc người đó có “gặp hạn” hay không, và làm nhiều điều thiện là cách thích đáng nhất để “giải hạn”.

    Đề cập cụ thể về vấn đề này, trên tạp chí Giác Ngộ, Đại đức Thích Lệ Tâm (Phó Ban trị sự Phật giáo huyện Hóc Môn, TP HCM) chia sẻ:
    “Những người yêu mến đạo Phật trong dịp đầu xuân nên phát tâm quy y Tam bảo, lễ Phật sám hối, tụng kinh trì chú, siêng năng học kinh đọc sách thánh hiền, công phu công quả vun bồi phước đức, làm lành lánh dữ, ấn tống kinh sách, phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam bảo, giúp đỡ người nghèo, thương già giúp trẻ, ôn hòa nhẫn nhịn, siêng năng lao động và sản xuất trong cuộc sống, biết tin và biết sợ nhân quả, am tường và luôn thực hiện tốt những oai nghi tế hạnh, những bài học ban đầu dành cho người Phật tử tại gia…

    Được vậy, chắc chắn sẽ tăng trưởng phước đức, mọi tai ương, tật ách sẽ được tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, gia đạo bình an, thân tâm an lạc, đó là những việc làm thực tế, đúng tinh thân nhân-quả thay vì chỉ có đến chùa cầu nguyện (tôn vinh cho chủ nghĩa cực đoan hình thức xin cho) xa rời Chánh pháp...”.

    Còn việc đi chùa lễ Phật đầu năm thì tâm phải cung kính Tam bảo, miệng phải hòa nhã, lịch thiệp hoan hỷ vui tươi, thân phải trang nghiêm tề chỉnh, áo quần lịch sự theo đúng phong cách của người Phật tử khi đi chùa, lễ hội... Có như vậy thì chúng ta mới hưởng được một mùa xuân vui tươi và ý nghĩa theo đúng tinh thần của đạo Phật”.

    Xem Vận Hạn: https://lichvannien365.com/xem-van-han

    Xem Vận Hạn: https://lichvannien365.com/cach-giai-han-theo-quan-niem-dan-gian.html

    Xem Vận Hạn: https://lichvannien365.com/bang-tinh-sao-han-theo-tuoi-hang-nam.html

     

    Tác giả: Tùng Dương

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ