Mục Kiền Liên là ai? Sự tích Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

2021-07-27 09:43:51.0
Tôn giả Mục Kiền Liên sinh vào khoảng năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên tại nước Magadha, nay thuộc miền Bắc của Ấn Độ, là một vì bồ tát nổi tiếng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế.

MỤC LỤC

    Ngài Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của đức Phật Thích Ca. Ngài là Tôn giả được mệnh danh là Đệ nhất thần thông và nổi tiếng trong kinh điển bởi hai điển tích: Xuống Địa ngục cứu mẹ, bà Thanh Đề và minh chứng sống về sức mạnh tuyệt đối của Định nghiệp. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Mục Kiền Liên là ai? Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ nhé.

    1. Tôn Giả Mục Kiền Liên là ai?

    Tôn giả Mục Kiền Liên sinh vào khoảng năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên tại nước Magadha, nay thuộc miền Bắc của Ấn Độ, là một vị bồ tát nổi tiếng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế.

    Mục Liên Kiều bồ tát và Tôn Giả Xá Lợi Phất là hai đệ tử xuất chúng của Phật Thích Ca. Ngài đã đắc chứng quả A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả cùng với sự giải thoát và giác ngộ viên mãn. Phẩm hiệu của ngài là "Thần thông đệ nhất" trong hàng Thanh Văn đệ tử của đức Phật. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 6, đức Phật đã thọ ký cho ngài danh hiệu “Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật”.

    2. Hình phật Mục Kiền Liên

    Thân phụ của Tôn giả Mục Kiền Liên tên là Câu Hy La, thân mẫu là bà Thanh Đề thuộc dòng họ Mục Kiền Liên , nên Tôn giả lấy theo họ của mẹ. Trong kinh có chỗ gọi Tôn giả là Câu Ly ca, có chỗ lại ghi là Câu Luật Đà. Thế nhưng cả hai tên này đều không thông dụng bằng tên Mục Kiền Liên.

    Mục Kiền Liên bồ tát thường xuất hiện trong hình ảnh mặc y vấn, tay phải cầm tích trượng, tay trái thường cầm bình bát ngụ ý để mang cơm dâng cho mẹ đang chịu khổ ở dưới địa ngục. Ngài không ngồi mà luôn ở thế đứng, như thể luôn trong trạng thái sẵn sàng đi xuống cõi âm dâng “bát cơm đầy vạn ước mong” để tỏ lòng hiếu kính mẹ.

    Ngài có hình dáng cao lớn, mặt vuôn chữ điền, tai dài, tính cứng rắn lạc quan, khí tiết dùng dũng, không chịu khuất phục trước việc làm trái với chính nghĩa. Nhiều đệ tử của Đức Phật cũng thần thông hơn người, thế nhưng chỉ có Mục Kiền Liên là được khen ngợi là thần thông đệ nhất và cho phép Ngài sử dụng phép thuật của mình để cứu khổ cứu nạn, hóa độ chúng sinh.

    Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả nhanh hơn bình thường là do Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành. Trong hiện đời gặp được Phật, căn hành đời trước của Ngài được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

    Chính nhờ căn duyên với đạo Phật đã thôi thúc cho Mục Kiền Liên quyết tâm làm theo những chỉ dẫn của Đức Phật, luôn nỗ lực thể hiện theo những pháp của 37 trợ đạo phẩm, nhờ đó ngài đã chứng đắc được pháp Không. Dần dần Mục Kiền Liên tu tập pháp Tứ chánh cần, Ngài đã đạt đến trạng thái hoàn toàn tĩnh tâm, đi sâu vào nghiên cứu Thiền định, Ngài chứng đắc Tứ như ý túc, đạt được pháp Xả, không còn vướng mắc với bất cứ pháp hữu vi nào.

    Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả nhanh hơn bình thường là do Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành. Trong hiện đời gặp được Phật, căn hành đời trước của Ngài được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

    Chính nhờ căn duyên với đạo Phật đã thôi thúc cho Mục Kiền Liên quyết tâm làm theo những chỉ dẫn của Đức Phật, luôn nỗ lực thể hiện theo những pháp của 37 trợ đạo phẩm, nhờ đó ngài đã chứng đắc được pháp Không. Dần dần Mục Kiền Liên tu tập pháp Tứ chánh cần, Ngài đã đạt đến trạng thái hoàn toàn tĩnh tâm, đi sâu vào nghiên cứu Thiền định, Ngài chứng đắc Tứ như ý túc, đạt được pháp Xả, không còn vướng mắc với bất cứ pháp hữu vi nào.

    3. Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

    Khi nhắc đến tôn giả Mục Kiền Liên, người ta thường nhớ ngay đến sự tích Mục Liên Thanh Đề. Mẹ của Ngài Mục Kiền Liên tên là Thanh Đề, khi còn sống thường hủy báng, phá hoại Tam bảo, không tin cậy mà còn bảo Tam bảo không đáng để tin. Bà có thói quen sống xa hoa bất cẩn, mỗi bữa ăn thường nấu rất nhiều, luôn để thức ăn rơi vãi trên mặt đất. Lúc ấy Ngài Mục Kiền Liên luôn nhặt những hạt cơm rơi vãi rồi rửa sạch bằng nước để tránh lãng phí. Bà Thanh Đề sau khi chết thì bị đày xuống địa ngục và phải chịu nhiều khổ ải dày vò.

    Sau khi xuất gia thành tu sĩ, Ngài đã đắc Thánh quả nhanh chóng, do trải qua nhiều kiếp tu hành, lại gặp được hiện thân của Đức Phật trong kiếp cuối cùng của Ngài nên căn lành của tôn giả Mục Kiền Liên ở đời trước được khai mở. Khi chứng vị quả La Hán, đắc được ngũ căn lục thông, Ngài đã vận tâm một cách kỳ diệu có thể đi lại tự tại trong các thế giới. Ngài đã dùng nhãn quang của mình để đi tìm mẹ, mong được cứu rỗi và trả nợ sinh thành của cha mẹ. 

    Ngài dùng sức mạnh thần thông của mình để đến địa ngục, thấy nơi đây người điên giết hại lẫn nhau, thanh âm khóc la khủng khiếp. Ngài đi qua “địa ngục dây điện”, “địa ngục đói khát”, đến “cửa địa ngục”, “địa ngục nóng”, địa ngục băng” nhưng vẫn không tìm thấy mẹ mình. Cuối cùng Ngài đến nơi giam giữ những con người tội lỗi ghê gớm, thấy một nhóm đói gầy có một hình dáng tương tự như mẹ mình, đến khi nhìn gần hơn, Ngài nhận ra đó thực sự là mẹ mình.

    Bà mặt đói mỏi, chỉ còn da bọc xương, úp mặt trên mặt đất không thể nâng nổi đầu lên. Ngài Mục Kiền Liên lập tức chạy đến ôm lấy mẹ mình mà bật khóc và hối tiếc về những việc làm ác của bà. Thấy mẹ mình đói khổ, bị đọa đày nơi địa ngục đến cơm cũng không có để ăn, Ngài liền mang một bát cơm đầy đến cho mẹ.

    Bà Thanh Đề khi còn sống phỉ báng Tam Bảo, tâm tham nặng nề, dù làm ngạ quỷ dưới địa ngục thì cũng không dứt bỏ được lòng tham. Bà lấy tay đỡ bát, tay kia lấy vạt áo che vội bát cơm rồi chạy đến chỗ không có ngạ quỷ mà lén ăn một mình. Thế nhưng, do nghiệp chướng quá nặng mà cơm trắng khi vừa đưa lên miệng thì tự nhiên hóa thành than đỏ.

    Thấy mẹ mình đói khát khổ sở mà không thể giúp đỡ, Ngài đã đến thưa với Đức Phật. Được Đức Phật bảo rằng mẹ Ngài hủy báng Tam bảo, tội nghiệp nặng nề, sức của mình ông thì không thể giải cứu được. 

     

     

     

     

    Đối với người đã tạo nghiệp thâm trọng, đọa ngạ quỷ rồi, thì cách giải khổ cho họ không đơn giản. Đức Phật dạy rằng phải nhờ oai thần của Tam bảo, mà chủ yếu là pháp lực mới có thể làm cho tâm trí của người bị nghiệp ác bao phủ được tỉnh ngộ. Và pháp lực có được do sức Thiền định công phu của đại Tăng. Chỉ những vị tu hành vận dụng được ngũ căn, thành tựu được ngũ lực, mới tạo thành sức mạnh siêu hình. Và sức mạnh siêu nhiên này của chư Tăng mới có khả năng tác động tâm hồn đen tối của loài ngạ quỷ, chuyển đổi được nghiệp thức sai lầm khổ đau của họ, giúp họ nhận ra được sự đau khổ vô lý mà họ tự đeo mang, tự giày vò. Thật vậy, trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng trong tam giới không có sinh tử, sinh tử chỉ là ảo giác; nhưng chúng sinh vì nghiệp lực đè nặng mà phải chịu khổ vì ảo giác này, trong khi thực chất không có khổ đau.

    Vì vậy, Phật bảo Mục Kiền Liên chỉ có cách duy nhất là nhờ pháp lực, tức đạo lực của chư Tăng mới hóa giải được nghiệp đói khổ của người mẹ. Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật dạy thỉnh chư Tăng chú nguyện. Và đạo lực siêu việt của đại Tăng đã tạo thành thế giới thiên đường tịnh lạc, đạo lực của nhiều bậc chân tu đắc đạo cũng tác động đến nghiệp thức của mẹ ngài Mục Kiền Liên, khiến bà rời bỏ được ảo giác của thế giới ngạ quỷ để bước vào thiên giới an vui, hạnh phúc.

    Điều này cho chúng ta hiểu rằng nghiệp thức rất quan trọng, vì nó đã chủ động cuộc sống kế tiếp của chúng ta sau khi chấm dứt mạng sống này. Làm nhiều việc ác, nghĩ điều ác, nói điều ác, tất cả những ác nghiệp này chất chứa trong tiềm thức của chúng ta, mà từ chuyên môn gọi là A lại da thức. Khi xác thân hữu hình này chết, thì a lại da thức, hay thường gọi là thần thức của người chết vẫn còn tồn tại và nó sẽ chi phối mọi cảm nhận của người chết. Nếu thần thức nghĩ tưởng đói khát thì người chết sẽ cảm thấy bị đói khát, nếu thần thức nghĩ đến khổ đau thì họ bị khổ đau. Thần thức nghĩ tưởng, hay tất cả vọng tâm này đều là ảo giác, chỉ có chân linh mới là thật và chân linh không bao giờ bị đói khát, khổ sở gì cả. Phải sống với thần thức mê mờ và bị nó chi phối hoàn toàn, nên vong hồn người chết mới cảm nhận bị đói khát, nóng lạnh, khổ đau, tức giận, v.v… Chỉ có đạo lực của những bậc chân tu mới tạo thành sức mạnh cảm hóa được thần thức người chết, khiến họ xa rời được thế giới ảo giác của nghiệp lực, để trở về thế giới chân thật an vui. 

    Nương theo pháp lực, đạo lực của chư Tăng đã thâm nhập thế giới thanh tịnh, giải thoát, người mẹ của Mục Kiền Liên rời bỏ được thế giới đói khát của ngạ quỷ và được siêu thăng, đi vào thế giới chư Thiên. Các loài ngạ quỷ cũng nương nhờ đạo lực của đại Tăng truyền cho người mẹ của Mục Kiền Liên mà họ được thoát khỏi thế giới đói khổ.

    Từ pháp Phật dạy Mục Kiền Liên về đạo lực của đại Tăng cứu mẹ siêu sanh về cảnh giới chư Thiên, sau này chư Tăng tu hành ở nơi nào cũng thường vào Thiền định, thâm nhập các loại hình thế giới để cứu độ chúng sinh. Thiết nghĩ thể nghiệm được pháp Phật dạy trong chính cuộc sống tu hành của chúng ta là phương cách hiệu quả nhất để cứu giúp mọi người thoát khỏi cảnh giới khổ đau, an trú trong thế giới vĩnh hằng bất tử. Thành tựu như vậy, chúng ta báo đáp được bốn ân sâu nặng trong mùa Vu lan Báo hiếu.

    Hình ảnh tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ ở địa ngục từ đó trở thành hình tượng hiếu đạo trong Phật giáo, cũng là nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan. Ngài là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ khỏi cảnh khổ, sau khi đắc quả A La Hán, Ngài đã dùng trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của mình để độ hóa chúng sinh.

    4. Tại Sao Tôn Giả Mục Kiền Liên Thần Thông Đệ Nhất vẫn phải chết thảm

    Tôn giả Mục Kiền Liên không chỉ có Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, mà còn có thể biết được trong lòng người khác nghĩ gì. Bất kể là đường xa đến đâu, trong nháy mắt ông lập tức đến nơi. Ông còn có thể lên trên Trời, xuống lòng Đất, nước ngập không chết, lửa thiêu không cháy. Thần thông của Tôn giả Mục Kiền Liên chỉ sau Phật Đà, nên được gọi là đệ nhất Thần thông. Ông đã từng một chân đứng trên địa cầu, một chân bước lên Phạm Thiên, làm rung động núi Tu Di, rung chuyển Trời Đất, các tỳ kheo không ai không thán tán khâm phục.
    Tôn giả Mục Kiền Liên toàn tâm trợ giúp Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng dương Phật pháp, công đức vĩ đại, do đó cũng bị đố kỵ ghen ghét. Một số người ngoại đạo cho rằng, chỉ cần trừ khử được Mục Kiền Liên thì có thể hủy hoại được thanh danh Phật Thích Ca.

    Một lần Tôn giả Mục Kiền Liên vào thành La Duyệt (Rāja-gṛha – cũng gọi là thành Vương Xá) hóa duyên, những người ngoại đạo mình trần luôn tìm thời cơ ám sát ông. Họ liền đem theo đá, gậy vây lấy ông đánh túi bụi. Đá như mưa rơi tới tấp ném vào ông. Ông bị đánh đến mức máu thịt nát bét, xương sọ vỡ nát, đau đớn vô cùng, cuối cùng bị đánh đến chết.

    Các tỳ kheo vô cùng đau lòng, không thể chịu nổi: “Thế gian quá bất công, Mục Kiền Liên dốc sức duy hộ Phật pháp, sao lại chết thảm thế này? Tại sao không được Phật Thích Ca bảo hộ?”


    “Hơn nữa, Tôn giả Mục Kiền Liên có đủ Pháp lực Thần thông, dẫu tất cả chúng sinh trong tam giới nổi dậy tấn công, ông cũng có đủ năng lực trốn thoát, tại sao ông không dùng Thần thông kháng cự lại với những người ngoại Đạo? Tại sao không thoát được khỏi sự ám sát của ngoại Đạo?”

    Hết thảy mọi việc thế gian, Phật Thích Ca đều biết trước, Ngài không xúc động như các tỳ kheo, rất bình tĩnh khai thị cho các tỳ kheo: “Thần thông rốt cuộc cũng không chống lại được nghiệp lực, nghiệp báo cuối cùng cũng phải hoàn trả. Đời này, Mục Kiền Liên chết thảm bởi ném đá cũng không trái với tội nghiệp trước kia đã tạo”.

    “Trong đời quá khứ, Mục Kiền Liên đã từng bắt cua cá bên bờ biển để mưu sinh, những sinh mệnh bị giết nhiều không đếm xuể. Những món nợ này đều phải trả hết”.

    “Ngoài ra trong một đời, vợ Mục Kiền Liên bất hảo đối với cha mẹ chồng bị mù. Một lần, vợ Mục Kiền Liên tố cha mẹ chồng với ông, nói xấu họ. Thế là Mục Kiền Liên bị mê hoặc đã nảy sinh ác niệm: ‘Nếu cha mẹ bị đánh tơi bời như cỏ lau thì tốt quá’. Thậm chí Mục Kiền Liên còn bị ác niệm khống chế, muốn giả dạng kẻ cướp giết chết cha mẹ”.
    “Mục Kiền Liên đưa cha mẹ vào trong rừng, sau đó giả dạng kẻ cướp, một mặt thét: “Có cướp, có cướp”, một mặt cầm gậy đánh cha mẹ. Cha mẹ đầu tiên lo lắng cho an toàn của con, lại không nhìn được ai đang đánh mình, họ thét to: “Con trai, mau chạy trốn đi, mau chạy trốn đi”. Mục Kiền Liên cảm động, cuối cùng lương tâm xuất hiện, quỳ trước cha mẹ hối hận khôn nguôi, cuối cùng được cha mẹ tha thứ”.

    “Lần tạo nghiệp này khiến Mục Kiền Liên bị rớt xuống địa ngục rất nhiều năm, nghiệp báo vẫn chưa hết. Mục Kiền Liên bị ném đá không thể nào chống lại được, Thần thông đều mất hết, thực tế là có nguồn gốc từ nghiệp lực chưa trả hết này”.


    Mục Kiền LIên bị hành hung đến chết. (Ảnh: Wikipedia)
    Một người tu luyện thì chết cũng chẳng sợ, sống cũng chẳng mừng, sống chết đều có thể buông bỏ được. Hơn nữa, Mục Kiền Liên từ trước đây đã phát nguyện hiến dâng sinh mệnh cho Phật pháp, nên đời này phải thực hiện lời thề nguyện của mình, trở thành vị Giác giả đầu tiên đổ máu hy sinh cho môn giáo trong lịch sử Phật giáo.

    Hết thảy những nhân duyên tao ngộ của chúng sinh đều là nghiệp lực thiện ác, tự làm tự chịu. Dẫu Thần thông lớn đến mấy cũng không thể phá hoại phép tắc nhân quả được.
    Thậm chí bản thân Phật Thích Ca, cũng vì đời trước tạo nghiệp, gõ 3 cái vào đầu một con vua cá, tuy chưa ăn nó, nhưng sau khi thành Phật cũng vẫn phải chịu quả báo đau đầu ba ngày.

    Ngày nay có người không tin quả báo, cho rằng người tốt sao lại gặp vận hạn, kẻ xấu sao vẫn cứ ngày ngày hưởng lạc?

    Nhân quả thông 3 đời hoặc còn lâu hơn. Những người ác hiện nay đang hưởng lạc, cũng bởi vì xưa kia họ tu thiện, nên phúc báo hiện nay vẫn còn tiếp tục do nhân thiện. Hiện nay họ làm ác, tương lai ắt sẽ chịu quả báo, không phải là không báo mà là chưa đến lúc mà thôi.

    Tác giả: Tiểu Ngọc

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Bổn Phận của người Cư Sĩ với các mối quan hệ trong Đạo Phật
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-19 09:54:43.0
    Trong kinh Sigàlovàda Sutta, Đức Phật Gotama hướng dẫn về đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ,
    Chia sẻ