Mười phúc phước báu dành cho người hay chia sẻ Phật Pháp

2021-04-05 15:20:37.0
Mỗi ngày chúng ta hãy tập chia sẻ Phật Pháp. Hãy tập chia sẻ đúng chánh Pháp. Vì bố thí Pháp là thù thắng nhất, là cho người chiếc phao, là vạch con đường để hướng chung sinh đến với sự giải thoát, ngộ đạo. Nên công đức của người truyền trao thật chẳng thể nào nghĩ bàn.

MỤC LỤC

    Mỗi ngày chúng ta hãy tập chia sẻ Phật Pháp. Hãy tập chia sẻ đúng chánh Pháp. Vì bố thí Pháp là thù thắng nhất, là cho người chiếc phao, là vạch con đường để hướng chung sinh đến với sự giải thoát, ngộ đạo. Nên công đức của người truyền trao thật chẳng thể nào nghĩ bàn.

    1. Phúc báu là gì?

    “Phúc báu” là một lực thiêng liêng, vô hình chi phối hạnh phúc, khổ đau của con người. Chính vì thế con người mới cầu xin phúc đức. Thế nhưng suy nghĩ và phân tích tới nơi tới chốn, dù là lực vô hình, ta có thể thấy:

    Phúc báu là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báu. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực. Phúc báu có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báu đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.

    Vợ chồng dù giàu nghèo, sống hòa thuận với nhau là có phúc. Gây gổ, đánh đập, giết hại hoặc ly dị nhau là vô phúc. Anh em hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau là có phúc. Anh em chia lìa hận thù là vô phúc. Bệnh tưởng chết, gia đình chuẩn bị hậu sự, may đâu gặp được thầy được thuốc, bệnh hết, người đời gọi là “phúc mà qua khỏi”. Một đất nước yên lành, không chiến tranh, không khủng bố, ít thiên tai, dù giàu dù nghèo cũng là “phúc báu”.

    2. Có mười phúc báu cho một người mà thường hay chia sẻ Phật Pháp cho nhiều người biết 

    1. Khả năng về Phật Pháp của người ấy sẽ ngày càng giỏi, xuất sắc và uyên thâm hơn, trí tuệ,  tâm linh sẽ ngày càng khai mở, tăng trưởng.

    2. Đạo đức, lòng Thánh thiện, tâm từ bi của người ấy càng ngày càng rộng lớn.

    3. Nếu tu chưa đắc giải thoát thì sinh ra kiếp nào cũng đều có duyên gặp được Phật Pháp khi còn rất trẻ để tiếp tục tu hành.

    4. Đi đâu, làm gì, ở đâu, lúc nào cũng có các Vị Thiện Thần, Chư Thiên theo bảo vệ, giúp đỡ :Vấn đề này tôi cảm nhận được rất rõ.

    5. Đi nơi đâu, sống trong môi trường nào cũng đều gặp người tốt giúp đỡ, thương yêu quý mến, thường gặp được Thiện Tri Thức hướng dẫn.

    6. Nếu giáo Pháp Phật chia sẻ mà đúng chánh pháp, đúng nhân quả, đúng đạo lý thì người này được cái phúc là khó gặp tà đạo, tà Sư.Mà luôn gặp chánh pháp Phật để tu tập, tiến đạo.

    7. Trong vị lai, người ấy sẽ có đủ phúc duyên để trở thành một Vị giảng Sư giỏi, thuyết pháp hay và được nhiều người mến mộ, kính trọng .

    8. Tài sản, vật chất, cái ăn, đồ mặc luôn được đầy đủ mà không bị thiếu thốn.

    9. Tâm hồn luôn được an lạc, bình yên, hạnh phúc nhẹ nhàng, khuôn mặt từ ái, phúc hậu, điềm nhiên.

    10. Vào một kiếp nào đó, chắc chắn sẽ tu đắc đạo, an trụ niết bàn.

    Phật pháp tại thế gian – bất ly thế gian giác. Quả vậy, bất cứ ở thời đại nào, Phật pháp cũng đều thích hợp với những hiểu biết, với trí tuệ của thế gian.

    Bao nhiêu lầm lỡ cũng do tâm
    Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
    Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
    Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong

    XIN THƯỜNG NIỆM 
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Thanh Tâm

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ