Những người nên cầu siêu cho thai nhi để được an lành

2022-02-23 09:07:40.0
Theo thuyết nhân quả: "Khi một người mẹ phá thai, tức là đã phạm tội giết người, người mẹ đó mang nghiệp lực rất nặng. Nghiệp lực này sẽ không thể tự nhiên mất đi mà cứ ràng buộc nhau mãi, nhiều khi còn gặp lại nhau trên dương thế để đòi nợ nhau, cũng có khi đứa bé đi theo oán hận mà cuộc sống người mẹ gặp muôn vàn trắc trở.

MỤC LỤC

    Ai cũng nghĩ chỉ người mẹ phải gánh chịu tội chối bỏ thai nhi và chỉ người mẹ phải đi cầu siêu thai nhi, nhưng theo các nhà sư là không phải thế.
    I/ Những Ai Nên Đi Cầu Siêu cho Thai Nhi 

    Hàng năm, thông thường vào Tháng 7 âm lịch hàng năm tại các chùa diễn ra Lễ Cầu Siêu cho Thai Nhi. Khi làm lễ cầu siêu thai nhi tại chùa, bố mẹ hoặc người làm lễ chỉ cần thành tâm tham dự, việc sắm lễ do nhà chùa đảm nhận.

    Theo thượng tọa Thích Giải Hiền, giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết, trong đạo Phật cầu siêu là lễ cầu chung cho những người quá cố. Dù con người được sinh ra hay chưa thì tâm thức vẫn tồn tại, vẫn có những mối dây liên hệ với người thân. Những thai nhi không được chào đời, bị cha mẹ chối bỏ là những dạng chết đi mà không cam lòng, không chấp nhận nên không thể siêu thoát. Cầu siêu có ý nghĩa chung là người sống dùng sự thành tâm, sự sám hối, dùng công đức hồi hướng cho người đã mất, để cho những vong hồn sớm được siêu thoát.

    "Khi vong linh đứa trẻ không siêu thoát, niềm oán hận không được giải trừ thì người còn sống không được thanh thản, cuộc sống cũng sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong quan niệm của nhà Phật, đến với nhau là một niềm duyên. Tạo ra một đứa trẻ mà vứt bỏ đi thì vô tình người làm cha mẹ đã tạo ra một niềm oán đối với những người thân yêu nhất. Bậc làm cha mẹ nên hiểu được điều này để giữ gìn, không làm điều sai. Còn khi lỡ rồi thì phải đối mặt để giải quyết, sám hối, ăn năn cho mình, cho người. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với một gia đình mà còn có ý nghĩa đối với một xã hội, một quốc gia", thượng tọa nói.

    Những người đã phá thai và những người bị sảy thai, hay vì lý do nào khác bác sỹ chỉ định buộc phải bỏ, cũng nên cầu siêu cho thai nhi siêu thoát. Việc này có ý nghĩa tâm linh vô cùng lớn. 

    Với những thai nhi bị sảy, em bé có thể rong chơi quanh quẩn bên bố mẹ để tìm cách đầu thai tiếp về nhà đó, dân gian gọi là con lộn, những em bé này trên người hay có những nốt bớt để "đánh dấu", cũng có bé không đầu thai được, chỉ quanh quần bên mẹ của bé suốt nhiều năm. Việc cầu siêu giúp các bé dễ siêu thoát hơn, các bé do cha mẹ cố tình phá bỏ khó siêu thoát hơn những bé bị sẩy, có bé phải cầu siêu đến lần thứ ba mới siêu thoát được.

    Việc siêu độ cho thai nhi phải được làm theo đúng nghi thức, không thể tùy tiện muốn làm thì làm được. Sau 21 ngày kể từ khi làm lễ cầu siêu, Ngài Địa Tạng sẽ giúp vong linh các bé siêu thoát hoặc đi tìm cha mẹ mới để chuyển kiếp.

    Theo thuyết nhân quả: "Khi một người mẹ phá thai, tức là đã phạm tội giết người, người mẹ đó mang nghiệp lực rất nặng. Nghiệp lực này sẽ không thể tự nhiên mất đi mà cứ ràng buộc nhau mãi, nhiều khi còn gặp lại nhau trên dương thế để đòi nợ nhau, cũng có khi đứa bé đi theo oán hận mà cuộc sống người mẹ gặp muôn vàn trắc trở. Người phá thai phải nhớ rằng, mình đã tạo nghiệp sát bên cạnh cái nghiệp chưa thanh toán giữa mình và đứa nhỏ chưa ra đời đó. Hai nghiệp chồng lên nhau, sẽ rất là nặng nề, tạo nên vô số cảnh huống, nhiều bi kịch khi hai thần thức đối diện nhau qua một cơ duyên nào đó".

    Để giải quyết món nợ duyên giữa thai nhi và người mẹ, không phải chỉ đơn giản là cầu siêu, mà các mẹ cần phải tu tập chân chính, chỉ có sự chân thành và tình yêu thương của người mẹ mới giúp được thai nhi hết oán hận, buồn bã.

    Thông thường, các bé bị phá bỏ rất ngây thơ và cần tình yêu thương nồng ấm, sự quan tâm của mẹ bé. Trước khi cầu siêu, phải đặt cho bé một cái tên thật đẹp, mẹ không biết là con trai hay gái thì chọn một cái tên trung lập, có ý nghĩa một chút. Các sư thầy khuyên rằng, khi mẹ nghĩ con là bé trai thì con sẽ là bé trai, khi mẹ tin con là bé gái thì con là bé gái, đó là sự liên kết vô hình, tâm linh giữa mẹ và bé.

    Bạn nên biết rằng, dù bạn có đi đâu, làm gì thì bé thường hay đi theo mẹ và luôn chờ đợi mẹ ở nhà. Nếu bạn lấy chồng, sinh em, đứa bé bị bỏ đi thường hay ghen tỵ với em khi thấy em được chăm sóc, yêu chiều, cũng có khi chúng ngồi cạnh em chơi đùa đấy.

    Vậy bạn nên làm gì? Đừng sợ, bé là con bạn nên bé chỉ cần sự quan tâm của bạn thôi. Bạn hãy mua đồ chơi, quần áo đẹp cho bé nhé. Và bạn hãy nói cho bé biết tên bé là gì, gọi tên bé một cách thân mật, rồi bạn cho bé xem quần áo đẹp, bạn hãy vừa ngồi chơi món đồ chơi mới - như là đang chơi cùng bé và trò chuyện thân tình với con, con đang chơi cùng bạn đấy. Bạn hãy nói rằng bạn yêu bé nhiều lắm, bạn sẽ vui hơn nếu như bé siêu thoát để đi tìm bố mẹ mới. Khi bạn ăn, bạn nên để phần bé và gọi bé ăn cùng, bé không ăn đâu nhưng bé cảm nhận được bạn yêu bé nhường nào. Bạn hãy làm như thế một thời gian đến khi bé cảm thấy tin cậy, được an ủi, lòng bé vui vẻ, lúc đó bạn nên đi cầu siêu cho bé.

    Nói chuyện trẻ em cả tin, các thầy kể, một vài thầy cao tay có thể nhìn thấy linh hồn người chết và có thể biết được đứa bé trong bụng là trai hay gái, dù mới mang thai có vài tuần, đến người mẹ còn không biết mình mang thai mà các thầy đã biết bé trai bé gái rồi (như trụ trì Chùa Hương Thích Viên Thành có khả năng đó, tiếc là thầy đã không còn). Quay lại chuyện nhìn thấy linh hồn, trước cổng một ngôi chùa nhỏ ở Bắc Ninh có một cái cây to, một hôm các thầy quyết định phải chặt bỏ cây đó để xây dựng lại cổng chùa. Các sư có mời một cao tăng giỏi ở chùa khác đến xem và tư vấn, khi vị cao tăng đến, liền nói với các sư là chưa thể chặt bỏ cây này vì có một em bé đang sống ở đó. Các sư hết sức sửng sốt. Rồi vị cao tăng mới nói chuyện với đứa bé, hỏi là sao con lại ở đây? Đứa bé mới nói là mẹ con dặn con cứ ở đây chờ, rồi mẹ sẽ quay lại, nên con không đi đâu hết.

    Lúc này các sư mới nhớ ra là 6 năm trước có một em bé bị bỏ rơi bên gốc cây, vì phát hiện muộn mà bé lại bị sinh non nên các sư không cứu được. Thế là các sư phải làm lễ cầu siêu 2 lần đứa bé mới đi đó các bạn ạ. Nên sư thầy nói là các bạn không được thất hứa với bé, nếu đã hứa gì với bé thì phải thực hiện, vì bé sẽ luôn tin lời bạn nói và chờ đợi bạn thực hiện lời hứa đó!

    Các thầy cũng kể là có rất nhiều trường hợp, sau khi phá bỏ thai, người phụ nữ đó lấy chồng mà mãi không mang bầu, dù đi khám sức khỏe không có vấn đề gì hết. Chữa đông tây không được, đến lúc đi xem bói, thầy bói mới nói có vong hồn trẻ em đi theo ám nên các linh hồn khác không đầu thai được, nghiệp nặng nên phải giải nghiệp mới có bầu lại. Họ về nhờ các thầy cầu siêu xong, vài tháng sau có bầu liền, những phụ nữ này thường trở nên tâm linh và họ thường xuyên ghé chùa để trò chuyện, tìm sự thanh thản trong tâm hồn.

    Nếu các bạn theo dõi đề tài tâm linh về cầu siêu sẽ biết

    1/ Thứ nhất, các bạn không được thờ cúng thai nhi, các bạn chỉ được phép thờ những đứa bé đã sinh ra nhưng không may mất đi và đã được làm ma chay rồi. Không nên lập bàn thờ cho thai nhi bởi vì nếu lập bàn thờ thai nhi sẽ quanh quẩn bên cạnh gia đình và không thể nào đi đầu thai vào gia đình khác được. Vì vậy người mẹ hãy cầu nguyện, cầu siêu cho thai nhi có thể đầu thai vào một thân xác khác, có nghĩa là tái kiếp của thai nhi đó. Khi cầu siêu bạn có thể đặt cho bé cái tên, sắm đồ cho bé theo yêu cầu của sư thầy như vậy thai nhi sẽ được an ủi và yên tâm hơn. Vì vậy, với những thai nhi đã mất trong bụng mẹ thì không nên thờ cúng và chỉ nên cầu siêu. Xem chi tiết hơn ở bài viết: “Có nên lập bàn thờ cho thai nhi”

    2/ Thứ hai, sau khi đã cầu siêu cho bé, mỗi đêm bạn phải niệm 21 lần câu thần chú vãng sanh cho đến khi bé đã thật sự siêu thoát qua 21 ngày, bé siêu thoát rồi nghiệp bạn mới giảm được, từ đó hành thiện để giải hết nghiệp. Thần chú vãng sanh có 3 phiên bản: Tiếng Phạn, Tiếng Hán và Tiếng Việt. Thông thường mọi người hay sử dụng bản Tiếng Hán tụng trong các chùa.

    Dưới đây là bản tiếng Hán của chú vãng sanh 

    Nam-mô a di đa bà dạ

    1. Ða tha dà đa dạ

    2. Ða điệt dạ tha.

    3. A di rị đô bà tỳ

    4. A di rị đa tất đam bà tỳ

    5. A di rị đa tì ca lan đế

    6. A di rị đa, tì ca lan đa

    7. Dà di nị dà dà na

    8. Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

    3/ Thứ ba, phải xin lỗi con, các bạn có lỗi thì nên thành tâm xin lỗi, có thể con chưa hiểu được lời xin lỗi của mẹ, nhưng ý nghĩa tâm linh thì xin lỗi sẽ giảm được nghiệp. Các bạn cũng nhớ nên nói với đứa bé bố của bé là ai, vì nhiều bé chỉ biết có mẹ mà không biết bố, có thể do hai người đã chia tay không gặp lại nên bé mất đi ý niệm này, cũng có bé biết rõ bố và đi theo bố mà không theo mẹ đấy.

    4/ Thứ tư, khi em bé mất, bị phá bỏ, các bạn phải chờ qua 35 ngày mới cầu siêu được, càng cầu siêu sớm thì bé càng nhanh siêu thoát, thường những bé này sẽ chuyển kiếp luôn mà không đi theo mẹ bé nữa.

    Thầy Thích Thanh Tuấn, chùa Quán Sứ cho biết: "Nhiều trường hợp người đàn ông cũng đi cầu siêu. Đó là một người đàn ông 40 tuổi, cứ ngập ngừng trước phòng khách nhà chùa. Khi được hỏi, người đàn ông này mới giãi bày tâm sự. 10 năm về trước, bạn gái anh lỡ có bầu, nhưng vì điều kiện hai người còn vất vả nên đành bỏ đi “giọt máu” ấy. Sau này lấy nhau, gần chục năm trôi qua, nhưng hai vợ chồng vẫn chưa thể có con. Anh bảo, rất ân hận vì việc làm ngày xưa của mình và muốn làm lễ cầu siêu để mong đứa trẻ bị bỏ rơi kia đỡ tủi, phù hộ cha mẹ mình để  hai người có thêm “mầm sống” mới.

    Đó cũng là câu chuyện về một người đàn ông đang là quan chức. Vợ mất sớm, nhưng ông không đi bước nữa, mà “gá nghĩa” với một người phụ nữ ngoài 30 tuổi. Khi người phụ nữ này thông báo đang mang trong mình “giọt máu” của ông, ông mới giật mình và nghĩ đến sự nghiệp. Bằng mọi cách, ông bắt người phụ nữ kia bỏ đứa trẻ… Nỗi day dứt ấy đã làm bao đêm ông không ngủ được. Năm nay, ông đã 60 tuổi, nhưng vẫn đăng ký cầu siêu cho hài nhi của mình để thanh thản sống tiếp quãng đời còn lại" - trích báo Pháp luật Việt Nam. Qua đây để thấy dù là nam hay nữ thì cũng nên thức tỉnh, không nên tùy tiện sống buông thả rồi phá bỏ đi đứa con của mình.

    Về thủ tục cầu siêu mỗi chùa mỗi khác, trước khi đến chùa, các bạn nên ghi ra tờ giấy đầy đủ họ tên bố, mẹ của em bé, tên em bé, địa chỉ (của cả bạn và bạn trai hoặc chồng), số tuần tuổi của bé, năm mất. Rồi đưa cho thầy. Về sắm lễ cũng không phức tạp, nhà chùa sẽ hướng dẫn các bạn hoàn thành thủ tục, nên sắm gì và không nên sắm gì. 

    Ở Việt Nam, rất nhiều chùa đều làm lễ cầu siêu nhưng không phải lúc nào các thầy cũng cầu. Thời gian thực hiện lễ cầu siêu của các chùa thì không cố định vào một tháng nào cụ thể nhưng thường hay thực hiện vào tháng 7 âm lịch. 

    II/ Sai lầm hay mắc khi cầu siêu cho thai nhi

    -    Phần đông người đi cầu siêu thai nhi là những người lớn tuổi, trải qua nhiều thăng trầm, hiểu và tin tưởng luật nhân quả cuộc đời.

    -    Còn giới trẻ lỡ lầm rất nhiều người không dám đi, hoặc ngại ngồi hết ngày, hết buổi mới xong khóa lễ cầu siêu thai nhi. Vì vậy họ chỉ đăng ký, gửi tiền, hoặc lễ cho sư thầy làm lễ. Nhưng theo các nhà tâm linh, làm như thế là không đến nơi đến chốn. Những cha mẹ đã có tâm đăng ký cầu siêu cho thai nhi, khi vào đàn lễ cần có mẹ, hoặc cha dự lễ. Tốt nhất là khóa lễ cầu siêu nên có mặt đủ bố và mẹ.

    -    Thời điểm làm lễ cầu siêu thai nhi thường tổ chức nhiều từ dịp Vu lan tới cuối năm.

    -    Các bậc cha mẹ lỡ lầm muốn cầu siêu cho thai nhi nên dự lễ cầu siêu cho thai nhi ở chùa, vì ở đó có các nhà sư chân chính được học hành tu tập bài bản, hàng năm còn tập trung học 3 tháng kiết hạ, nên có năng lượng cao để làm lễ cầu siêu an toàn, giúp các cha mẹ lỡ lầm sám hối trước tòa án lương tâm để lấy lại sự nhẹ nhõm, thanh thản, và quan trọng nhất là niềm tin giúp các thai nhi siêu thoát.

    -    Theo lời giảng của sư thầy Thích Thanh Tịnh (trụ trì chùa Tây Thiên Phù Nghì), trong đàn cầu siêu thai nhi, nhờ nguyện lực cứu độ của Phật, tâm thành của mỗi người với ngọn nến kết lại sẽ thành đuốc lửa thiêng, tạo ra năng lượng từ bi sáng soi đường về cõi Tịnh độ cho các hài nhi, giúp cho mọi người cùng thấm ngộ, lan tỏa một niềm tin tâm linh. Ước nguyện lớn của các sư thầy là đánh thức giới trẻ, giúp những người sắp làm cha mẹ sống lành mạnh, hiểu và giữ mình để không mắc những sai lầm.

    Một số chùa cho biết cha mẹ biểu hiện tấm lòng quan tâm tới các bé Đỏ chỉ cần sắm lễ đơn giản, gồm:

    - Sữa, bánh kẹo, đồ chơi…

    - Mỗi thai nhi 2 bộ quần áo mã (vì không biết giới tính nên 1 thai 2 bộ mã cả trai và gái), cha mẹ cần tự cắt quần áo giấy cho thai nhi. Nếu có điều kiện thì nên cúng quần áo váy vóc đồ thật, rồi đem từ thiện thì tốt hơn.

    - Cha mẹ đừng quên phóng sinh.

    Một số việc không nên làm trong lễ cầu siêu thai nhi:

    - Không đốt quá nhiều giấy tiền vàng mã.

    - Không nên cúng đồ mặn, không sát sinh để cúng.

    - Không than khóc với vong linh vì như thế được cho là làm cho vong linh sanh tâm luyến ái, không muốn bỏ đi nên không được siêu thoát.



     

    Tác giả: Thanh Ngân

    Tags: cầu siêu
    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ