Lời Phật dạy rằng, một gia đình nếu xuất hiện 3 điềm lành báo hiệu gia đình có phúc dưới đây chứng tỏ phúc khí sắp đến, gia đạo chắc chắn sẽ thịnh vượng, con cái gặp nhiều may mắn, cha mẹ mạnh khỏe trường thọ, tài lộc dư dả không chỉ ở đời này mà còn cả đời sau. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Sự thịnh vượng của một quốc gia là nằm ở việc hòa thuận, hiếu thảo, sinh năng và tiết kiệm. Người xưa có dạy đạo hiếu đứng đầu trăm điều thiện, cha mẹ chính là Phật sống ở trong nhà. Nếu gia đình nào coi trọng đạo hiếu hơn vật chất thì gia đình đó sẽ ngày càng hưng vượng.
Hiếu thuận với cha mẹ chính là nền tảng của gia đình. Cha mẹ là gốc rễ của gia đình, chỉ khi phần gốc đứng vững thì cả gia đình mới có thể hạnh phúc mỹ mãn. Con người ta thường chỉ biết tìm kiếm, cúng bái để mong sao nhiều vạc bạc, vật chất. Nhưng lại không biết cúng dường cha mẹ mới cahính là phương pháp cúng dường cao quý nhất.
Bởi thế nên một gia đình chỉ cần coi trọng đạo hiếu, phúc báo ắt sẽ tự tìm đến. Còn nếu khinh chữ hiếu thì cho dù cả đời có thắp hương bái Phật thì cũng sẽ không có phúc đức.
Nếu gia đình của bạn coi trọng việc tu thân tu đức thì chắc chắn sẽ gia đạo thịnh vượng, vận may tìm đến. Người trong gia đình làm gì cũng suôn sẻ và bình an.
Một người có đức hạnh thì chắc chắn dù đi đâu cũng được kính trọng, đạt được thành tựu lớn.
Một gia đình nếu như lúc nào mâu thuẫn thì con cái khó mà nhận định đúng đắn về giá trị của đạo đức và rơi vào con đường tội lỗi, bê tha. Thế nên con người cần phải biết cách đối nhân xử thế, của cải, vinh hoa cũng chỉ là vật ngoài thân mà thôi.
Cuốn “Kinh Dịch” có câu: Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương. Trích "Kinh Dịch"
Tức là, nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương.
Ý nói những gia đình chú trọng tích đức hành thiện, nhất định sẽ có chuyện tốt đang chờ, tất yếu sẽ hưng thịnh. Còn nếu gia đình đó làm những điều xấu xa, độc ác, hại người lợi mình, tức là đang tích toàn những điều "bất thiện" thì sớm muộn gì cũng đi đến suy bại.
Người xưa dạy: "Tích kim dĩ tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ, tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng độc; bất như tích âm đức u minh minh chi trung dĩ vi tử trường cửu chi kế".
Nghĩa là: Tích trữ vàng dành cho con cháu, chưa chắc con cháu giữ nổi; tích trữ sách dành cho con cháu, chưa chắc con cháu đọc nổi; không bằng tích âm đức trong cõi mờ mịt để làm kế hoạch lâu dài cho con cháu sau này.
Còn nếu không tích phúc thì dù sinh ra trong gia đình giàu có, trước sau gì cũng sẽ trải qua gia đạo suy sút.
Lại có câu: "Đời cha ăn mặn đời con khát nước".
Quan niệm này mới nghe qua, thì dường như có sự chống trái với luật Nhân quả của đạo Phật. Vì theo luật Nhân quả, ai làm người đó chịu, không thể người này ăn mà người khác lại no, hay người này uống mà người kia hết khát. Nghiệp mình gây ra thì mình phải chịu nhận lấy quả báo, không ai thay thế cho ai.
Tuy nhiên, sở dĩ có hiện tượng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” chính là do “Cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: Người có nghiệp chung mới sinh ra ở chung một nước, nói cùng một ngôn ngữ, sống cùng một tập quán... Kinh "Thủ Lăng Nghiêm"
Mặc dù bị chi phối bởi phúc và nghiệp của chính mình từ nhiều kiếp trước nhưng khi một đứa trẻ được sinh ra, người gần gũi nhất với chúng lại là cha mẹ. Và mọi hành động, lời nói, tính cách của con cái, ảnh hưởng từ cha mẹ rất nhiều.
Cha mẹ làm điều tốt, thì con sẽ nhìn vào đó học theo để trở thành người tốt.
Còn nếu như cha mẹ là người lấy oán báo ân, buông lời cay độc, hãm hại người lành, thì đứa con khi lớn lên cũng đâu thể nào là người lương thiện.
Cha mẹ luôn mở lòng từ bi giúp đỡ người nghèo, thì con cái từ nhỏ đã nhìn thấy điều ấy, đứa trẻ lớn lên cũng sẽ là một người nhân hậu.
Vậy nên không chỉ hưởng phúc - nghiệp của mình từ nhiều kiếp trước mà chính phúc báo của trẻ cũng đều liên quan đến cha mẹ.
Mọi việc chúng ta làm hôm nay đều liên quan phúc báo của con cái chúng ta sau này. Như cha mẹ là người tàn phá môi trường, thì con ắt sẽ phải sống trong một môi trường ô nhiễm, đầy những rủi ro bệnh tật. Cha mẹ là phường trộm cắp vô ơn, thì con cái khó có thể là người thật thà trung thực.
Nếu cha mẹ trồng những cái cây, thì con cái là người hưởng trái ngọt. Cha mẹ có tích lũy thì con cái mới nhận được của để dành.
Cho đi không phải là hết, cho đi là còn mãi, vì cho đi là cha mẹ đang tích đức hành thiện, và mọi phúc báo của con cái đều từ những việc làm thiện lương của cha mẹ mà ra.
Chỉ khi một gia đình chú trọng tích lũy phước báo thì mới có thể ban ơn cho con cháu đời sau. Một khi con cháu được thừa hưởng phúc lành từ đời trước, vinh hoa phú quý chẳng bao giờ lo thiếu, số mệnh suôn sẻ, hạnh phúc ấm no.