Khi niệm danh hiệu ngài Quan Thế Âm thì Không còn bị những bệnh nan y: Dù có mắc chứng bệnh nan y cùng vô số bệnh khác đi nữa, bạn cũng sẽ được khỏi. Vì trong Ngũ Bách Danh có tán thán đức hiệu ngài: “Không bị chết vì bệnh ác triền thân”.
Nếu ai là người theo đạo Phật thì chắc hẳn không còn lạ lẫm với danh xưng Quan Thế Âm bồ tát. Vậy Người là ai? Lịch Vạn Niên 365 sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé.
1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai
- Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
2. Biểu tượng và hình ảnh của Quan Thế Âm:
- Quán Thế Âm Bồ Tát là bồ tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại Bi. Dạng kia của Phật tính là Trí tuệ là đặc tính được Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện, bên tay phải của Phật A Di Đà. Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy.
- Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng
- Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen)
- Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt.
3. Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không?
- Chư vị Bồ-tát chỉ xuất hiện trong kinh điển Đại thừa, mà kinh Đại thừa thì được nhiều người cho là sự sáng tạo sau này, chứ không phải do kim khẩu Đức Phật nói, cho nên Bồ-tát cũng được cho là không có thật, mà chỉ mang ý nghĩa triết lý nào đó mà thôi. Như Bồ-tát Quán Thế Âm tiêu biểu cho lòng từ bi, Bồ-tát Địa Tạng tiêu biểu cho đại nguyện, Bồ-tát Văn Thù tiêu biểu cho trí huệ, Bồ-tát Phổ Hiền tiêu biểu cho hạnh dấn thân, v.v… Việc thờ phụng và lễ lạy các ngài là để nhắc nhở mình cũng có những đức tính đó, và phát huy những đức tính đó ở nơi mình chứ không hề có Bồ-tát thật bên ngoài.
4. Những ngày lễ liên quan đến ngài Quan thế âm:
- Ngày vía Phật Quan Âm là ngày mà Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế gian đều hướng đến việc tổ chức lễ cúng long trọng cũng như ăn chay, niệm phật và phóng sinh để cầu mong được sự phù hộ, che chở của Phật bà. Vậy một năm có bao nhiêu ngày vía mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát và đó là những ngày cụ thể nào?
- Trong một năm sẽ có 3 ngày vía của mẹ Quan Âm và đó là những ngày:
- Ngày 19 tháng 02 lịch âm chính là ngày mẹ Quan Thế Âm Đảng Sinh
- Ngày 19 tháng 06 âm lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm thành đạo
- Ngày 19 tháng 09 âm lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm xuất gia
- Tất cả 3 ngày này đều được gọi chung là ngày vía mẹ Quan Âm. Vì vậy, vào những ngày này, gia chủ sẽ tiến hành làm lễ cúng với những món ăn chay, hoa quả tươi và nước thờ để thành kính dâng lên đức Phật.
- Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày
Những lưu ý khi cúng ngày Quan thế âm:
- Cùng với việc thực hiện đúng nghi thức cúng trong ngày vía mẹ Quan Thế Âm, các gia chủ cần lưu ý những điều cơ bản sau để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng:
- Tuyệt đối không cúng Phật Bà Quan Âm bằng đồ cúng lễ mặn mà phải cúng hoàn toàn bằng đồ chay
- Luôn giữ cho bàn thờ Phật được sạch sẽ, gọn gàng và không bám bụi bẩn
- Không được để đồ cúng đã bị hỏng trên bàn thờ, đồng thời phải thường xuyên thay đồ cúng để thể hiện sự thành tâm và tôn kính đối với Phật bà.
- Gia chủ nên lau dọn, vệ sinh bàn thờ Phật trước một ngày khi diễn ra lễ cúng để thể hiện sự biết ơn và thành kính, luôn nhớ đến ngày của của Ngài.
- Đồ cúng sau lễ nên được chia cho người ngoài để thể hiện tấm lòng quảng đại, rộng rãi bố thí của Gia chủ.
5. Khi niệm danh hiệu ngài Quan Thế Âm Bồ Tát ta được lợi ích
-
Không còn tánh tham: Vì Bồ-tát sẽ giúp cho bạn nuôi lớn lòng từ, hành pháp bố thí, khiến cho bạn lúc nào cũng muốn dâng tặng cho người khác chớ không có ý tước đoạt tài vật của người.
-
Không còn sân giận: Vì Bồ-tát sẽ giúp cho bạn có lòng từ bi và trí tuệ rộng lớn. Có từ bi bạn sẽ thông cảm và hiểu cho hoàn cảnh của người mà không sân. Có Trí tuệ bạn sẽ hiểu được thế gian là vô thường, vạn vật là do duyên sanh, nên nó có đến hay mất đi bạn cũng không giận.
- Không còn si mê: Vì Bồ-tát sẽ giúp bạn khai mở trí tuệ thanh tịnh. Có trí tuệ bạn sẽ hiểu được lý duyên sanh, có hợp có tan, bạn sẽ không chấp trước hay luyến ái một người hay sự vật nào đó.
- Không sợ mình bị đọa vào ba đường ác nữa: Khi bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ Tát: Bạn sẽ không sợ mình bị đọa vào ba đường ác vì bạn đã đoạn trừ ba độc tham sân si.
- Không còn bị những bệnh nan y: Dù có mắc chứng bệnh nan y cùng vô số bệnh khác đi nữa, bạn cũng sẽ được khỏi. Vì trong Ngũ Bách Danh có tán thán đức hiệu ngài: “Không bị chết vì bệnh ác triền thân”.
- Không còn bất cứ sự đau khổ nào nữa: 7. Cầu con trai hay con gái chi cũng đều được toại ý
- Sanh con trai có phước đức trí tuệ, con gái thì đoan chánh xinh đẹp. Vì trong kinh Phổ Môn ngài đã phát thệ nguyện đó.
- Cảm thấy yên tâm trong bất cứ hoàn cảnh nguy nạn nào
- Được phá trừ nghiệp chướng trọng tội
- Được toại như sở nguyện
- Không còn chịu quả báo đau khổ trong các đường ác
- Được chư thiên và các vị thiện thần bảo vệ
- Được sanh về trong cõi Phật mười phương
- Giải oan gia thích khiết từ nhiều đời trước
- Được công đức vô lượng