Tại sao chúng ta nên cúng dường, cúng dường là gì?

2021-01-07 23:34:22.0
Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp

MỤC LỤC

    1.Cúng dường là gì?

    Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

    2. Câu chuyện cúng dường

    Ngày xưa, có một vị Tỷ-kheo tên là Losaka.  Ông này khi chưa xuất gia thì rất ghét việc bố thí cúng dường.  Mẹ ông thì trái lại rất ưa thích việc ấy.  Một hôm, có vị Bích-chi Phật đến nhà ông, được bà mẹ cúng dường, đức Bích-chi Phật vừa ôm bình bát đi ra, ông liền hỏi mẹ.  Bà mẹ đáp là vừa cúng dường cho vị ấy xong.  Ông liền chạy theo giật bình bát làm cơm đổ xuống đất và lấy chân chà lên trên.

    Kiếp sau, ông sinh vào một làng kia ở gần bờ biển.  Làng ấy trước đây làm ăn phát đạt, dân làng sống rất thoải mái.  Nhưng từ khi ông sinh vào làng ấy, dân làng ngày càng đói kém, họ đoán chắc có một kẻ nào sinh vào làng này làm cho làng đói khó.  Muốn tìm ra kẻ kia họ bèn chia làng ra làm hai.

    Phía làng trên có người ghét bố thí kia sinh vào thì vẫn nghèo đói, còn phía làng dưới thì lại no đủ.  Nhưng dân làng vẫn chưa tìm ra người ấy.  Họ bèn chia làng trên thành hai xóm.  Cũng như lần trước, xóm có vị ghét bố thí kia thì đói kém xác xơ.  Họ tiếp tục chia như vậy, cuối cùng đã tìm ra gia đình gây tai họa cho họ.  Nên họ đuổi nhà ấy ra khỏi làng.  Hai mẹ con dắt nhau đi ăn xin.  Nhưng hễ bà mẹ đi một mình thì người ta cho, nếu dẫn theo đứa con  thì không xin được gì cả.  Lâu dần đói quá, bà mẹ không chịu nổi nên một hôm bà đưa con đến một nơi vắng rồi trốn đi một mình, bỏ lại đứa nhỏ bơ vơ. 

    Tình cờ Ngài Xá Lợi Phất đi qua, thấy đứa nhỏ khôi ngô, Ngài đem về nuôi nấng dạy dỗ.  Từ đó đến khi khôn lớn, lúc nào cũng hầu hạ bên Ngài nên lúc nào cũng được ăn đầy đủ.

    Sau lớn lên, tự đi khất thực một mình thì không ai cúng dường cả:  Hễ ông đi trước Tăng chúng thì người ta chưa đem đồ ra cúng dường, khi ông đi sau Tăng chúng thì người ta đã cúng dường hết vật thực rồi.  Cứ như thế, ông bị đói dài dài, nhưng vị Tỷ-kheo này vẫn kiên trì tu tập, sau chứng được quả A-la-hán.  Ngài Xá Lợi Phất cùng đi khất thực với vị Tỷ-kheo này cũng phải chịu ảnh hưởng của vị Tỷ-kheo là không ai cúng dường gì cả.  Từ đó Ngài Xá Lợi Phất phải đi khất thực một mình đem về chia phần ăn của mình cho vị Tỷ-kheo ấy.  Khi Ngài đưa bình bát cho vị này thì cơm trong bình bát đều bay hết, không còn gì để ăn nữa.  Cuối cùng Ngài Xá Lợi Phất phải đích thân bưng bình bát cho ông ăn.  Ăn xong, ông vào Niết-bàn.

    Suốt đời cho đến khi sắp vào Niết-bàn mới được ăn no một lần.

    Đó là quả báo của người đã không có tâm bố thí, lại không có tâm tùy hỷ bố thí mà còn cản trở việc bố thí, phí bỏ thức ăn của người cúng dường kẻ khác.

    3. Nhân quả của việc cúng dường

    Qua câu chuyện, ta thấy thực hành bố thí, cúng dường với tâm thành kính và hoan hỷ cho thầy tu giả dối mà vẫn được phước lớn như vậy huống hồ gì là cúng dường cho các vị cao Tăng tu hành chân chánh hay các vị Thánh Tăng thì phước lực không thể nghĩ bàn. Cho nên, trong kinh có ví người cúng dường như con dao, người nhận cúng dường như cục đá mài, hành động cúng dường như việc mài dao. Dao càng mài càng sắc. Đá càng mài càng mòn.

    Phật tử chúng ta, ai may mắn gặp được các vị Thánh Tăng, mà phát tâm cúng dường thì sẽ được phước báu vô lượng, vô biên không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, khoa học văn minh, vật chất ngày càng cao, lại vì đời của ta bị nghiệp vô minh vốn huân tập từ nhiều đời, nhiều kiếp che khuất, nên việc tìm một vị chân tu đạo cao, đức trọng không phải dễ. Do phước mỏng, nghiệp dày, nên ta thường gặp và gần gũi với phàm phu Tăng là nhiều, bởi họ tu học tới đâu, hướng dẫn chúng ta tu hành theo tới đó.

    Vì vậy, chúng ta phát tâm cúng dường cho chư Tăng trong hiện tại là điều cần thiết, trách nhiệm nhân quả của họ và ta vẫn luôn công bằng và hợp lý, dù trăm ngàn kiếp cũng không bị mất đi hay sai lệch. Đến khi hội đủ điều kiện thì phước báu của ta sẽ trổ ra và khi kết quả của việc tu tập, thực hành hội đủ nhân duyên thì việc chứng quả của họ cũng sẽ tự hiện.

    Ngoài cách trả nợ như trên, người xuất gia còn phải trả nợ bằng nhiều hình thức khác. Ví như người xuất gia tu hành không cầu giác ngộ, giải thoát mà lạm dụng màu áo tu hành để làm chính trị, làm cho người đệ tử mất tín tâm đối với Tam Bảo, hạn chế phát triển đạo đức tâm linh, khiến nhiều Phật tử mất niềm tin, thoái tâm Bồ-đề, trở lại làm điều phi nghĩa, thất đức, gây tổn hại cho người và vật, phạm điều giới cấm của Phật.

     

    Tác giả: Thanh Ngân

    Bình luận

    Bài viết cùng chuyên mục

    6 Ý nghĩa của ngày rằm tháng 6 âm lịch
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2024-07-20 08:33:40.0
    Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhạpūjā. Āsaḷhà là tên tháng trong lịch của Ấn Độ (tương đương với tháng bảy Tây lịch). Pūjā nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn.
    Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 âm lịch trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-07-31 11:50:45.0
    1 - Đức Bồ-Tát giáng trần vào lòng mẹ kiếp chót 2 - Đức Bồ-Tát xuất gia 3 - Ðức Phật Chuyển Pháp Luân lần đầu 4 - Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo , cũng là ngày mà Đức Phật thuyết tạng Abhidhamma (Vi diệu pháp) để trả ơn mẫu thân trên cung trời Đao lợi 5 - Ngày khởi điểm mùa an cư kiết hạ của chư Tăng Phật giáo nguyên thủy Theravāda
    Tổng hợp những điều cần biết về phật giáo nguyên thủy
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-26 08:00:00.0
    Đạo Phật Nguyên Thủy tin rằng giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Họ không tập trung quá nhiều vào niềm tin đo lường và các giáo lý cực đoan, mà coi chúng như công cụ để giúp mọi người hiểu chân lý thông qua trải nghiệm cá nhân.
    Tìm hiểu về Tội Sát Sanh - Quả Báo của Tội Sát Sanh - Tỳ khưu Hộ Pháp
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-12 15:54:13.0
    Người nào phạm điều-giới sát-sinh như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, người ấy đã tạo ác-nghiệp trọng-tội thuộc về loại nghiệp ānantariyakamma: ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci,
    Nghiệp Tà Dâm là thế nào - Quả báo của Tà Dâm
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-06-09 11:35:00.0
    "Tà-dâm là sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Tà-dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn mà chư thiện-trí chê trách. Vì vậy, tà-dâm gọi là ác-nghiệp tà-dâm."
    Rằm Tháng 4 âm lịch Ngày Bồ Tát Thành Đạo
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-31 17:32:36.0
    Ngày Rằm tháng 4 âm lịch hay còn gọi là ngày Đại lễ tam hợp Vesak vì nó kỷ niệm 3 Sự kiện lớn - Bồ tát đản sanh - Bồ tát thành đạo - Đức Phật Niết Bàn
    Thần chú Om Mani Padme Hum có nhiều lợi lạc không thể nghĩ bàn
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-29 17:47:46.0
    Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum còn giúp cho những người thân trong gia đình được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, giải trừ nạn ách, hóa giải phiền não, tránh được bệnh tật tai ương, những người quá cố sớm được siêu sinh, đầu thai.
    Văn khấn đền phủ cho gia chủ khi đi đền, chùa
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-26 15:01:14.0
    Văn khấn đền phủ là một văn bản không thể thiếu cho người đi lễ chùa. Cùng tham khảo bài viết dưới để biết thêm về văn chuẩn đi lễ chùa.
    Bật mí một số ý nghĩa thả đèn hoa đăng có thể bạn chưa biết
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-24 13:00:00.0
    Thả đèn hoa đăng luôn được nhiều người lựa chọn để cầu bình an và may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thả đèn hoa đăng.
    Nguồn gốc , ý nghĩ và ngày cử hành lễ Phật Đản 2023
    Phật Pháp Nhiệm Màu - 2023-05-23 11:20:38.0
    Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
    Chia sẻ